Tổng Quan: 8 Điều Chị Em Nên Biết Về Ung Thư Vú

 56 lượt xem

Ung thư vú là một trong nhiều căn bệnh ung thư đang có tỉ lệ mắc nhiều nhất nhưng đa phần là gặp ở chị em phụ nữ. Căn bệnh này rất dễ nhầm lẫn và bỏ qua do chủ quan. Vậy thì nguyên nhân , biểu hiện của ung thư vú là gì cùng tìm hiểu để phòng tránh ….

Ung thư vú là gì ?

Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa. Bình thường, các tế bào tuyến vú được sinh ra và mất đi theo một chu trình đã được lập từ trước. 

Cơ chế này giúp số lượng tế bào tuyến vú được sinh ra với số lượng vừa đủ, cân bằng giữa số lượng tế bào sinh ra và tế bào chết đi. Khi có các đột biến gen xảy ra, hội tụ đủ các điều kiện đặc biệt để vượt qua được hệ thống kiểm soát miễn dịch của cơ thể, tế bào tuyến vú sẽ được sinh ra liên tục, mất kiểm soát và tạo thành các khối u bao gồm rất nhiều tế bào không bình thường. 

ung-thu-vu
Ung Thư Vú – Căn Bệnh Phái Nữ Rất Hay Mắc

Đó là các khối u ác tính tại vú, hay còn gọi là ung thư vú. Những tế bào này có khả năng xâm lấn vào mạch máu, mạch bạch huyết xung quanh và di chuyển đến những vùng xa vị trí khối u ban đầu, tạo ra các khối di căn.

Ung thư vú có biểu hiện như thế nào

Ung thư vú là một bệnh lý có quá trình hình thành bệnh kéo dài, do đó có một khoảng thời gian mặc dù khối u đã hình thành nhưng có thể vẫn không có triệu chứng. Chị em phụ nữ được khuyến cáo nên tự khám vú của mình thường xuyên, để biết được trạng thái bình thường của vú và kịp thời phát hiện những thay đổi tại vú khi nó mới xuất hiện. 

ung-thu-vu
Biểu Hiện Của Ung Thư Vú

Các triệu chứng, dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú, bao gồm: 

  • Đau: Đau có thể không liên quan đến kỳ kinh, hoặc đau ở một bên vú, hoặc đau kéo dài. 
  • Thay đổi ở da vú và núm vú: Các thay đổi này có thể là da vú dày lên và trở lên sần sùi, hoặc da vú trở lên căng mọng, kèm theo đỏ và có thể đau, hoặc núm vú bị kéo tụt vào trong. 
  • Chảy dịch-máu ở đầu vú: Đầu vú tư nhiên chảy dịch hoặc chảy máu, có thể kèm theo đau hoặc không, đặc biệt là khi các bất thường này chỉ xuất hiện ở một bên vú. 
  • Sờ thấy khối bất thường ở vú hoặc ở nách: Các khối này có thể cố định hoặc di động, kích thước khác nhau và ranh giới có thể khó xác định có thể đau hoặc không đau.

Tổng Quan: 8 Điều Chị Em Nên Biết Về Ung Thư Vú

Ung thư vú nguyên nhân do đâu 

Bệnh ung thư vú sinh ra do các đột biến gen làm tế bào sinh sản không kiểm soát được. Có nhiều lý do mà cơ thể có các đột biến gen, trong đó khoảng 5-7% trường hợp có nguyên nhân di truyền, còn lại hơn 90% trường hợp chịu tác động của các yếu tố môi trường và lối sống. 

  • Di truyền: Có khoảng 5-7% các trường hợp ung thư vú do các đột biến gen. Các đột biến gen BRCA1/2 di truyền này, gặp cả ở nữ giới và nam giới, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số ung thư khác. Những đột biến di truyền này có từ ngay khi sinh ra, và chúng ta không thay đổi được nó. Ngoài gen BRCA, thì còn một số đột biến gen khác nữa (p53, PTEN…) cũng tác động vào quá trình hình thành khối u tuyến vú. 
  • Môi trường: Những tác nhân từ môi trường như tia tử ngoại, tia X, hóa chất, khói xe, vi sinh vật…được gọi là các tác nhân sinh ung và được chứng minh có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng. Những tác nhân này làm cho các gen dễ bị đứt gãy trong quá trình sao chép, là điều kiện để các đột biến xuất hiện. 
  • Lối sống: Ung thư vú có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu, hút thuốc và ít vận động. Do các tế bào tuyến vú hoạt động phụ thuộc vào nội tiết tố estrogen, nên các nguyên nhân làm tăng estrogen có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu bia, sử dụng liệu pháp hormone estrogen thay thế…làm cơ thể  phơi nhiễm với estrogen nhiều hơn và do đó kích thích tế bào tuyến vú tăng sinh –  một điều kiện để các đột biến sinh ung xuất hiện. Thừa cân và ít vận động còn có liên quan đến tăng nguy cơ tái phát ở những người đã mắc ung thư vú. 
  • Khả năng miễn dịch của cơ thể: Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm và tiêu diệt các vật thể lạ trong cơ thể, bao gồm các tế bào ung thư. Một khối u ác tính chỉ có thể được hình thành nếu nó vượt qua được hết các chặng kiểm soát của hệ miễn dịch – một tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng các đột biến gen xảy ra.

Như vậy, về mặt nguyên tắc, nếu có một hệ miễn dịch khỏe và hoạt động tốt thì nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ ít hơn, trong đó bao gồm cả ung thư vú. Như vậy, hầu hết các trường hợp ung thư vú đều không xác định được một nguyên nhân cụ thể. 

Những yếu tố về vật lý, phóng xạ, hóa chất, suy giảm miễn dịch, lối sống… mà chúng ta nói ở trên được gọi là các “yếu tố nguy cơ” gây ung thư vú. Có nghĩa là việc tiếp xúc với các yếu tố đó không nhất thiết là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư vú, nhưng sẽ làm nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với không tiếp xúc. 

Hơn nữa, tác động của các yếu tố nguy cơ này có tính chất cộng gộp, nghĩa là càng tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ và trong thời gian càng dài thì nguy cơ mắc ung thư vú càng cao.

=>> Xem thêm: Fucoidan tác động và hỗ trợ điều trị ung thư vú 

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư vú ở chị em phụ nữ

Chẩn đoán ung thư tuyến vú cần dựa vào kết quả xét nghiệm mô bệnh học, bao gồm chọc hút kim nhỏ tuyến vú và sinh thiết kim tuyến vú.

  • Chọc hút kim nhỏ tuyến vú: Đây là xét nghiệm để đánh giá hình thái tế bào tuyến vú.
  • Sinh thiết kim tuyến vú: Còn gọi là sinh thiết lõi, là xét nghiệm để đánh giá cấu trúc của tổn thương tại tuyến vú. Kết quả mô bệnh học được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư tuyến vú. 
  • Xét nghiệm hóa mô miễn dịch và xét nghiệm gen: Những xét nghiệm này thường được làm sau khi đã được chẩn đoán xác định là mắc ung thư, nhiều trường hợp là sau khi đã được phẫu thuật khối u vú. Kết quả xét nghiệm này sẽ nói lên đặc điểm bệnh ung thư vú, mức độ ác tính, tốc độ phát triển của khối ung thư. Có nhiều nhóm bệnh ung thư vú khác nhau và do đó sẽ được điều trị khác nhau. 
  • Chẩn đoán giai đoạn bệnh: Để xác định giai đoạn ung thư vú người ta thường dựa vào ba yếu tố chính là 1) tình trạng khối u vú, bao gồm kích thước khối u và mức độ xâm lấn của khối u ra xung quanh (T – Tumor), 2) tình trạng di căn hạch vùng (N-regional Node) và 3) tình trạng di căn xa (M-distant Metastases).

Dựa vào những thông tin đó, bác sĩ sẽ xếp giai đoạn ung thư vú mức 0, I, II, III và IV. Nói chung thì giai đoạn càng cao thì có nghĩa là bệnh càng nặng. Giai đoạn 0 là khi bệnh ung thư còn nằm rất nóng ngay trên bề mặt của biểu mô tuyến vú – còn gọi là ung thư tại chỗ. Giai đoạn IV là khi ung thư đã di căn xa

Ung thư vú có mấy giai đoạn

  • Giai đoạn 0: Giai đoạn tiền ung thư

Đây là giai đoạn sớm nhất của bệnh ung thư vú, lúc này, các tế bào ung thư không có tính xâm lấn, chỉ bắt đầu tăng trưởng bất thường trong các ống dẫn sữa. Nếu phát hiện và có cách điều trị thích hợp ở giai đoạn này, các tế bào ung thư sẽ không lan sang các mô khác ở vú hoặc các cơ quan khác trong cơ thể.

Ở giai đoạn 0, bệnh nhân sẽ được chữa trị bằng phương pháp xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ, không nhất thiết phải hóa trị. Cơ hội thành công ở giai đoạn 0 là khoảng 90-100% nếu kịp thời phát hiện và điều trị

  • Giai đoạn I: Xâm lấn

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư vú đã không còn ở yên vị trí xuất phát mà bắt đầu lan sang các mô vú khỏe mạnh. Giai đoạn I chia làm 2 phần nhỏ:

  • Giai đoạn IA: Khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm tương đương kích thước của hạt lạc không có vỏ. Các tế bào ung thư lúc này chưa lan ra các cơ quan khác ngoài vú. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ không phát hiện tế bào ung thư ở các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn IB: Lúc này, các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện ở các hạch bạch huyết, khối u có kích thước dưới 2cm hoặc có thể không phát hiện khối u.
  • Giai đoạn II: Phát triển

Khối u vú giai đoạn II lớn hơn khối u vú giai đoạn I, nhưng ung thư chưa lan (di căn) tới phần xa của cơ thể. Nếu ung thư vú ở giai đoạn II thì phải có một trong các tiêu chuẩn sau:

  • Khối u có đường kính 2 – 5 cm. Ung thư có thể hoặc có thể chưa lan (di căn) tới các hạch bạch huyết dưới cánh tay.
  • Khối u có đường kính nhỏ hơn 5cm – tương đương kích thước của một quả chanh – nhưng ung thư chưa lan (di căn) tới các hạch bạch huyết ở nách.
  • Khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm, nhưng ung thư lan (di căn) tới không quá 3 hạch bạch huyết ở nách.
  • Không có khối u nào được tìm thấy trong vú, nhưng tế bào ung thư vú được phát hiện thấy trong không quá 3 hạch bạch huyết ở nách của bạn
  • Giai đoạn III: Lan rộng

Đây là giai đoạn khá nguy hiểm bởi các tế bào ung thư vú đã phát triển và di chuyển đến các hạch bạch huyết. Giai đoạn III cũng được chia làm 3 giai đoạn nhỏ.

  • IIIA: Khối u có thể phát triển thành kích thước bất kỳ, nằm trong thành ngực hoặc vùng da của vú. Lúc này, các tế bào ung thư đã lan tới 8 hoặc 9 hạch bạch huyết lân cận.
  • IIIC: Các tế bào ung thư lan tới hơn 10 hạch bạch huyết và di căn đến vùng xương đòn và xương ức.
  • Giai đoạn IV: Di căn

Giai đoạn IV là hình thái tiến triển nhất của ung thư vú. Tại giai đoạn này, các tế bào ung thư vú đã lan (di căn) tới các khu vực khác của cơ thể. Ung thư vú thường lan tới các xương, não, gan, và phổi. Ung thư vú giai đoạn IV còn gọi là ung thư vú di căn.

Tổng Quan: 8 Điều Chị Em Nên Biết Về Ung Thư Vú

Các phương pháp chữa trị ung thư vú

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư có nhiều phương pháp điều trị nhất. Các phương pháp này thường được các bác sỹ cân nhắc kỹ, có thể phối hợp nhiều phương pháp với nhau điều trị trên một bệnh nhân tùy theo giai đoạn bệnh, đặc điểm sinh học của khối u, tình trạng sức khỏe … và cả mong muốn của người bệnh.

Các phương pháp điều trị ung thư bao gồm: 


Phẫu thuật: nhằm mục đích lấy bỏ khối u tại vú và trong hầu hết các trường hợp là vét hạch hố nách. Bác sỹ sẽ cân nhắc đưa ra chỉ định phẫu thuật bảo tồn (chỉ cắt một phần tuyến vú có khối u) hoặc phẫu thuật triệt căn (cắt hết toàn bộ tuyến vú). Vét hạch nách thường là một phần của điều trị phẫu thuật ung thư vú để lấy bỏ những hạch ở dưới hố nách. 

Để tránh các trường hợp vét hạch nách không cần thiết, bác sỹ có thể làm thủ thuật sinh thiết hạch cửa (là chặng hạch đứng phía trước hạch nách). Nếu xét nghiệm thấy tế bào ung thư chưa lan đến hạch cửa thì không cần phải vét hạch nách. 

Tuy nhiên, thủ thuật sinh thiết hạch cửa này hiện chưa được sử dụng nhiều tại Việt Nam vì một số lý do. Do đó, vét hạch nách vẫn là một thủ thuật gần như là thường quy trong phẫu thuật ung thư vú hiện nay ở Việt Nam.

Phẫu thuật tạo hình tuyến vú: Nếu bạn muốn tạo hình thẩm mỹ lại tuyến vú sau khi phẫu thuật ung thư vú, thì bạn cần trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để xem tình trạng bệnh ung thư của bạn có cho phép hay không, xem phương pháp tạo hình nào phù hợp với bạn, xem thời điểm và lộ trình thực hiện tạo hình đó như thế nào. 

Hiện tại có một số lựa chọn để tái tạo hình dáng bên vú đã phẫu thuật, bao gồm đặt túi ngực, tái tạo tuyến vú bằng vạt da tự thân, phẫu thuật tạo hình quầng vú và núm vú. 

Xạ trị: Là dùng tia phóng xạ mang mức năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ sẽ cân nhắc bệnh nhân nào cần được xạ trị, dựa vào giai đoạn bệnh và một số yếu tố khác. 

Mục đích của xạ trị ung thư vú giai đoạn sớm là để giảm nguy cơ tái phát tại vú và vùng xung quanh, và là một phần của điều trị triệt căn ung thư vú. Đối với ung thư vú giai đoạn muộn, xạ trị giúp giảm triệu chứng như đau do chèn ép, do di căn xương. 

Hóa chất: Điều trị bằng hóa chất là phương pháp điều trị cơ bản trong ung thư vú, cả ở giai đoạn sớm và giai đoạn di căn. Điều trị hóa chất sau phẫu thuật nhằm mục đích giảm nguy cơ tái phát (còn gọi là điều trị bổ trợ) và là một phần của điều trị triệt căn ung thư vú. 

Trong những trường hợp khối u lớn hoặc hạch nách dính không thể phẫu thuật được ngày, điều trị bằng hóa chất nhằm giảm kích thước khối u để tạo thuận lợi cho phẫu thuật. Khi ung thư vú đã di căn, điều trị toàn thân bằng hóa chất giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và cải thiện triệu chứng. 

Điều trị đích: hay còn gọi là điều trị nhắm đích: Ở một số bệnh nhân ung thư vú có bộc lộ thụ thể HER2, có thể điều trị phối hợp giữa hóa chất với thuốc điều trị đích. Các thuốc nhắm đích quan trọng hiện nay là trastuzumab, pertuzumab, lapatinib và TDM-1. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng cần điều trị đích. Hơn nữa, chi phí cho thuốc điều trị đích hiện còn cao so với khả năng tài chính của phần lớn bệnh nhân ở Việt Nam. 

Điều trị nội tiết: Các thuốc nội tiết, theo nhiều cơ chế khác nhau, giúp estrogen không gắn được với thụ thể của nó trên tế bào ung thư sẽ có tác dụng làm cho tế bào ung thư không phát triển được. Các thuốc nội tiết phổ biến hiện tại là tamoxifen, các thuốc ức chế enzyme aromatase (letrozole, anastrozole, exemestane) và fulvestrant. 

Một số loại thuốc mới gần đây như kháng CDK4/6, kháng PIK3, thuốc ức chế mTOR…khi phối hợp với thuốc nội tiết sẽ làm tăng hiệu quả điều trị. Tùy theo tình trạng kinh nguyệt, các thuốc nội tiết đã dùng trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc nội tiết phù hợp. 

Điều trị miễn dịch: Các nghiên cứu về thuốc miễn dịch trong ung thư vú thường được thực hiện trong nhóm nguy cơ cao như nhóm bộ ba âm tính. Gần đây, người ta thấy phối hợp atezolizumab với hóa chất ở bệnh nhân ung thư vú bộ ba âm tính (triple negative) đã di căn, giúp cải thiện hiệu quả điều trị hơn so với chỉ dùng hóa chất đơn thuần.

Dù là phương pháp chữa trị nào như hoá trị hay xạ trị cũng có những tác dụng phụ như mệt mỏi , chóng mặt , chán ăn … là điều không thể tránh khỏi. Mỗi thể trạng bệnh nhân sẽ gặp những tác dụng nặng nhẹ khác nhau nhưng đều khiến bệnh nhân mất sức.

Ngày nay có rất nhiều bệnh nhân đã biết đến Fucoidan để giúp đỡ họ phần nào trong việc điều trị và giảm các tác dụng gặp phải trong khi điều trị. Với chu trình Apoptosis trong hoạt chất Fucoidan khiến cho các tế bào u bướu không có dinh dưỡng để nuôi dưỡng khiến chúng tự chết đi. Ngoài ra trong Fucoidan kết hợp với Nghệ Đen còn tăng thêm công dụng trong việc chống di căn rất tốt.

Ung thư vú nên ăn gì và kiêng gì

  • Đồ uống có cồn

Đối với người bình thường thì việc lạm dụng các loại đồ uống có cồn như: bia, rượu… có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe, thậm chí là tử vong. Đặc biệt là với những người mắc bệnh ung thư vú thì khi sử dụng các loại đồ uống này quá mức thì mức độ nguy hiểm còn cao gấp nhiều lần.

Nhiều nghiên cứu cho rằng việc tiêu thụ thường xuyên các loại đồ uống có cồn có mối liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư vú.

Đồ Uống Có Cồn - Ung Thư Vú
Đồ Uống Có Cồn – Ung Thư Vú

Theo các chuyên gia, rượu có chứa cồn có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể và gây tổn hại cho DNA của tế bào bình thường. Từ đó, loại thức uống này gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể và làm trầm trọng hơn tình trạng của người bệnh ung thư vú.

Hơn thế nữa, sử dụng rượu bia quá mức cũng được coi là nguyên nhân làm suy giảm tinh thần cũng như hoạt động của não bộ của người bệnh ung thư vú.

Cụ thể là rượu bia cũng như các loại đồ uống có cồn khác có thể làm tăng quá trình thoái hóa tiểu cầu não, phá hủy các nơ – ron thần kinh khiến chức năng của hệ thần kinh trung ương bị suy giảm, đồng thời xuất hiện nhiều dấu hiệu nguy hiểm như: run tay chân, rung giật nhãn cầu…

Bên cạnh đó, chúng còn làm cho tinh thần người bệnh càng trở nên mệt mỏi, mất tỉnh táo và dễ dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường như: không kiểm soát được hành động, cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng khi điều trị bệnh…

  • Các thực phẩm chứa lượng đường lớn

Hầu hết, tất cả mọi người trong chúng ta và đặc biệt là các chị em phụ nữ luôn bị thu hút bởi những đồ ăn ngọt, chứa nhiều đường. Thế nhưng đây là “kẻ thù” đối với sức khỏe của bệnh nhân ung thư vú.

Trong một nghiên cứu được tiến hành năm 2016 trên chuột, thì những con chuột được cho ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường có khả năng phát triển khối u tuyến vú mạnh hơn những con chuột bình thường khác. Thậm chí những khối u này có nhiều khả năng lây lan hoặc di căn.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm có chứa lượng đường cao trong chế độ ăn uống của mình. Mà cách tốt nhất bạn nên dùng với một lượng vừa phải. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày nam giới có thể tiêu thụ khoảng 37.5 g đường và phụ nữ có thể tiêu thụ khoảng 25 g đường.

Sau đây, chúng tôi xin điểm mặt một số loại thực phẩm, món ăn có chứa nhiều đường mà bạn cần hạn chế sử dụng như:

  • Một số loại trái cây: chuối, dưa hấu…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Sô cô la, bánh kẹo, nho khô.
  • Thịt đỏ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú, đặc biệt là khi nấu thịt đỏ ở nhiệt độ cao, có thể giải phóng ra độc tố làm bệnh ung thư vú ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

ung-thu-vu-kieng-gi
Ung Thư Vú – Thịt Đỏ

Ngoài ra, nếu người bệnh sử dụng các loại thịt chế biến sẵn sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe và có thể thúc đẩy tế bào ung thư phát triển đột ngột, làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Lý do là bởi trong các loại thịt chế biến sẵn luôn có chứa hàm lượng cao các chất như: muối, chất béo, các chất bảo quản…

Do vậy, bạn cần tránh xa việc sử dụng các loại thịt này để cơ thể được khỏe mạnh hơn nhé.

  • Thực phẩm có chứa nhiều chất béo

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì không phải tất cả chất béo nào cũng đều là xấu đối với sức khỏe của con người.

Cụ thể là một số chất béo có nguồn gốc từ thực vật có thể giúp làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư vú. Thế nhưng, một số loại chất béo có nguồn gốc từ động vật lại có thể làm thúc đẩy sự tăng trưởng, di căn của tế bào ung thư vú.

ung-thu-vu
Đồ Ăn Dầu Mỡ – Ung Thư Vú

Một loại chất béo điển hình như chất béo trans fat, được tìm thấy trong các loại thực phẩm đã được chế biến hoặc làm sẵn đã được các nhà khoa học chứng minh rằng có mối liên quan đến sự phát triển của tế bào ung thư vú.

Chất béo trans fat thường có trong một số loại thực phẩm đã được chế biến sẵn như: khoai tây chiên, bánh quy, bánh rán, bánh ngọt đã được đóng gói.

Do vậy, bạn cần hạn chế tới mức tối đa loại chất béo này trong chế độ ăn uống của bản thân.

Tổng Quan: 8 Điều Chị Em Nên Biết Về Ung Thư Vú

Fucoidan tác động đến ung thư vú như thế nào ?

Thí nghiệm trên tế bào ung thư vú MCF-7 cũng đã được thực hiện. Các nhà khoa học đã báo cáo rằng,  ở nồng độ 1 mg/ ml, Fucoidan gây ra quá trình chết trong tế bào MCF-7 thông qua con đường phụ thuộc caspase-8.

Cần lưu ý rằng Fucoidan ở liều từ 82 µg / ml đến 820 µg / ml ức chế sự phát triển của các tế bào MCF-7 và ít gây độc đối với tế bào biểu mô tuyến vú của con người – dòng MCF-10A. Phân tích sự phân bố chu kỳ tế bào, nhuộm nhân và nhuộm annexin V-PI được sử dụng để theo dõi quá trình chết tế bào apoptosic do fucoidan gây ra trong tế bào MCF-7.

Hơn nữa, các nhà khoa học còn thấy rằng fucoidan không làm ảnh hưởng đến sự tiến triển của chu kỳ tế bào. Điều này loại trừ khả năng fucoidan gây độc tế bào thường do chu kỳ tế bào bị kiểm soát. Từ đây, vấn đề fucoidan có chữa được ung thư vú không đã có thể khẳng định phần nào.

Tổng Quan: 8 Điều Chị Em Nên Biết Về Ung Thư Vú
Kết quả nghiên cứu Fucoidan tác động đến tế bào MCF-7

Hình ảnh trên cho thấy Fucoidan gây ra quá trình apoptosis trong tế bào ung thư MCF-7. Tế bào này được xử lý trong các khoảng thời gian khác nhau có hoặc không có 820 µg / mL Fucoidan. Quá trình apoptosis được đánh giá bằng cách xác định tỷ lệ phần trăm tế bào dương tính với annexin (phương pháp nhuộm). Sau khi ủ 1 giờ với hóa chất cần thiết, các tế bào được tiếp xúc với 820 µg / mL Fucoidan trong khoảng thời gian chỉ định.

Các tế bào được nuôi trong môi trường có chứa 1 mg / mL L-fucose không có Fucoidan. Mỗi thí nghiệm được hiển thị là đại diện của 20 trường ngẫu nhiên được quan sát. Tất cả các thí nghiệm đã được thực hiện ít nhất trong 3 lần.

Kết quả ở hình C thể hiện rõ một nhân tế bào bị teo lại và chất nhiễm sắc kết tụ và phân mảnh ở ngoại vi. Những đặc điểm này là điển hình của tế bào đang diễn ra chu trình apoptosis. Kết quả nhuộm annexin V (hình D và E) chỉ ra rằng fucoidan gây ra sự gia tăng đáng kể số lượng tế bào diễn ra apoptosis (annexin V dương tính). Ảnh hưởng của L-fucose (1 mg / mL) lên tế bào ung thư MCF-7 không đáng kể (hình E).

Một nghiên cứu khác cho thấy sự gia tăng nhanh chóng nồng độ kháng thể interleukin 12, interferon TN và TNF-α trong máu của một bệnh nhân ung thư vú (phụ nữ 45 tuổi) sau khi uống 200 mL dung dịch chiết xuất fucoidan (40 mg / kg / ngày) cho 1,5 và 4 tháng. Những bệnh nhân nhận được 180–400 mL Fucoidan bằng đường uống mỗi ngày (30–80 mg / kg / ngày) cho thấy mức độ giảm tổng thể α-fetoprotein (AFP) và des-y-carboxyprothrombin (DCP) của họ sau vài ngày điều trị.

Các bệnh nhân đã trải qua những cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống trong 3–5 tháng đầu điều trị bằng đường uống, hơn nữa tình trạng bệnh đã thuyên giảm hoặc biến mất sau đó. Mặc dù không có cơ chế lý thuyết rõ ràng rõ ràng để giải thích khả năng cải thiện tỷ lệ đáp ứng và sống sót ở bệnh nhân ung thư biểu mô được điều trị bằng Fucoidan, những phát hiện này cho thấy Fucoidan an toàn cho bệnh nhân ung thư và có tiềm năng sử dụng để phòng ngừa và can thiệp ung thư ở người.

Như vậy, với câu hỏi Fucoidan có chữa được ung thư vú không, chúng ta chưa thể khẳng định hoàn toàn bởi vẫn nhiều bằng chứng khác nhưng cũng không thể phủ nhận tác dụng tuyệt vời của hoạt chất này với ung thư vú, hơn nữa, với tính an toàn của Fucoidan, người mắc ung thư vú có thể yên tâm sử dụng kéo dài mà không gây tổn hại sức khỏe.Tổng Quan: 8 Điều Chị Em Nên Biết Về Ung Thư Vú

Nếu bạn còn thắc mắc nào cần giải đáp có thể liên lạc tổng đài: 1800 6527 để các dược sĩ tư vấn.

Hi vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích nhất về ung thư vú cho mọi người. Việc phát hiện sớm và can thiệp tức thì sẽ đem lại nhiều hiệu quả tốt, nếu có các dấu hiệu trên hãy đi khám ngay đừng chủ quan. Ung thư không còn là đáng sợ nữa nếu dám đối mặt với nó.

 Dược sĩ Trà My

Đánh giá
Có thể bạn quan tâm: ,
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận