Polyp dạ dày và những biến chứng không ngờ

 98 lượt xem

Polyp dạ dày là một tình trạng bệnh lý có khả năng trở thành ung thư dạ dày nếu như không được phát hiện sớm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về polyp dạ dày, từ khái niệm cơ bản đến các biến chứng tiềm tàng và phương pháp điều trị hiện đại để giúp quý độc giả có cái nhìn toàn diện hơn căn bệnh này. 

1. Polyp dạ dày là gì?

Polyp dạ dày là một khối u không ác tính, xuất hiện trên niêm mạc bên trong của dạ dày. Polyp dạ dày có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau. Hầu hết các polyp ở dạ dày là lành tính, nhưng có một số có nguy cơ cao chuyển thành ung thư dạ dày. 

Vì lý do này mà việc phát hiện sớm polyp bao tử sẽ giúp chúng ta ngăn chặn được ung thư dạ dày khi chúng mới vừa có nguy cơ hình thành. 

Polyp dạ dày
Polyp dạ dày và những biến chứng không ngờ

2. Nguyên nhân xuất hiện polyp dạ dày

Polyp dạ dày được hình thành để phản ứng với các tổn thương trên niêm mạc bao tử. Một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến gồm:

  • Polyp dạ dày do viêm dạ dày mãn tính: Viêm dạ dày mãn tính dẫn đến sự hình thành của các polyp và u tuyến tăng sản. Tuy nhiên đa phần polyp do viêm dạ dày không có khả năng phát triển thành ung thư, ngoại trừ những khối tế bào lớn hơn 1cm.
  • Polyp dạ dày do yếu tố gia đình: Bệnh đa polyp gia đình là hội chứng di truyền hiếm gặp, khiến một số tế bào nhất định trên niêm mạc bên trong dạ dày hình thành polyp (polyp tuyến cơ). Bệnh đa polyp tuyến gia đình cũng có thể gây ra u tuyến.
  • Polyp dạ dày do lạm dụng một số loại thuốc dạ dày: Một số người có thói quen lạm dụng và tự ý sử dụng các thuốc dạ dày. Đặc biệt là các loại thuốc ức chế bơm Proton để giảm axit dạ dày. Đây cũng là lý do có thể khiến hình thành các polyp dạ dày. Dù vậy polyp dạ dày kiểu này này thường có kích thước nhỏ và không phải là nguyên nhân đáng lo ngại.
Polyp dạ dày
Polyp dạ dày

3. Triệu chứng polyp dạ dày

Giống với đa số các bệnh lý tại dạ dày, phần lớn các trường hợp mắc bệnh polyp dạ dày đều không có triệu chứng. Bệnh nhân thường chỉ phát hiện tình cờ khi người bệnh đi kiểm tra về các vấn đề khác của dạ dày. Dù vậy, vẫn có một số triệu chứng khá điển hình của polyp dạ dày như sau:

  • Cảm giác khó tiêu, đầy bụng, đau bụng sau khi ăn. 
  • Trào ngược axit, ợ hơi, ợ nóng.
  • Cảm thấy no nhanh.
  • Cơ thể mệt mỏi kéo dài, xanh xao. 

Lý do của những biểu hiện trên là vì khối polyp lớn có thể gây chảy máu làm bệnh nhân thiếu máu, hoặc có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.

Biểu hiện Polyp dạ dày
Biểu hiện Polyp dạ dày

4. Các loại polyp dạ dày

Polyp dạ dày có nguy hiểm ko? Và có bao nhiêu loại Polyp dạ dày. Cùng tìm hiểu tiếp nhé!

4. 1 Polyp tuyến đáy vị

Polyp tuyến đáy vị là polyp dạ dày phổ biến nhất. Loại polyp này thường xuất hiện ở đáy hoặc phần trên của dạ dày ví dụ như polyp hang vị dạ dày. Loại polyp này thường nhỏ, phẳng hoặc nhô cao và hiếm khi phát triển thành ung thư. Tuy nhiên hiếm không phải không có khả năng nhé! Nguyên nhân hình thành Polyp tuyến đáy vị thường do sử dụng thuốc ức chế bơm proton lâu ngày. 

Hình ảnh Polyp dạ dày
Hình ảnh Polyp dạ dày

4. 2. Polyp tăng sản dạ dày 

Đây là loại polyp dạ dày phổ biến thứ hai trong bệnh Polyp dạ dày. Polyp tăng sản dạ dày thường xuất hiện ở dạng có cuống hoặc polyp dạ dày không cuống, với đường kính nhỏ hơn 2cm. Chúng phát triển theo từng chùm và nằm rải rác khắp nơi trong dạ dày, thậm chí 

Polyp tăng sản dạ dày có thể chứa các tuyến môn vị, tế bào chính, tế bào thành đồng thời biểu hiện mô học có thể trùng lặp với các khối u phổi lành tính (Hamartomas) và tình trạng viêm. Khi bị polyp tăng sản, biểu mô bề mặt dạ dày cũng có thể bị bào mòn hoặc loét dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.

Thông thường, nguy cơ ung thư liên quan đến loại polyp tăng sản không cao. Tuy nhiên chúng có thể dẫn đến u ác tính trên niêm mạc dạ dày lâu dài có thể gây ung thư dạ dày. 

4. 3. Polyp u tuyến 

Đây là loại polyp tân sinh phổ biến nhất, thường được tìm thấy ở gần đáy bao tử – polyp tuyến đáy vị . Đây cũng là dạng polyp có nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày cũng như một số vị trí khác trong cơ thể khá cao. 

Về mặt mô học, polyp u tuyến có dạng hình ống, nhung mao và nhánh. Polyp u tuyến thường phân bổ đơn độc, và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên dạ dày. Về mặt nội soi, polyp u tuyến thường không cuống và có kích thước lớn.

Polyp u tuyến lớn hơn 2cm với mô học dạng nhung mao có nguy cơ cao dẫn đến ung thư, cụ thể từ khoảng 28 – 40%. Đối với trường hợp này, bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác, đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả. Điều trị polyp dạ dày kiểu này thường được thực hiện bằng ống nội soi, thậm chí là phẫu thuật nếu số lượng polyp lớn hoặc ung thư đã bắt đầu di căn.

Polyp u tuyến thường xuất hiện phổ biến ở các quốc gia có tỷ lệ ung thư dạ dày cao như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Chưa kể, tỉ lệ mắc phải ở phương Tây cũng đã chiếm từ 6 – 10% trong tổng số trường hợp phát hiện polyp.

5. Biến chứng của polyp dạ dày

Căn bệnh Polyp dạ dày có thể xảy ra mọi lứa tuổi và giới tính. Nhưng phổ biến hơn cả là từ 45 tuổi trở lên. Trong đó, polyp tuyến đáy vị thường được tìm thấy ở phụ nữ trung niên nhiều hơn. Các bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế bơm proton để điều trị viêm dạ dày, trào ngược axit hoặc các vấn đề về dạ dày khác có thể có nguy cơ phát triển polyp dạ dày cao hơn. 

Vi khuẩn H. pylori trong dạ dày của bệnh nhân cũng có thể làm tăng nguy cơ bị polyp dạ dày. Bên cạnh đó, người có thói quen hút thuốc, không tập luyện thể dục thể thao… cùng là đối tượng dễ bị bệnh polyp dạ dày. Mặc dù, polyp dạ dày là không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Thông thường, một người biết đến sự hiện diện của polyp dạ dày đa số khá hiền lành và không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời cũng sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc như 

  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Thiếu máu mạn tĩnh
  • Hội chứng tiền ung khi polyp dạ dày trở thành ung thư thực sự như mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do, sốt kéo dài.

6. Polyp dạ dày có phát triển thành ung thư không?

Như đã nói ở trên, Polyp dạ dày chỉ gây nguy hiểm trong trường hợp phát triển thành khối u ác tính hoặc làm tăng nguy cơ ung thư cho bao tử. Dù vậy, chúng ta cũng tuyệt đối không nên chủ quan mà cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường. 

7. Phương pháp điều trị polyp dạ dày

Cách chữa polyp dạ dày là gì, cắt polyp dạ dày có nguy hiểm không? Hẳn quý độc giả đang rất nóng lòng muốn biết sau khi đã biết đến những biến chứng của căn bệnh này. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng loại, kích thước và nguyên nhân hình thành. Cụ thể như sau:

7. 1. Cắt polyp

Nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán có polyp và cần cắt polyp thì rất lo lắng. Có nên cắt polyp dạ dày không? Câu trả lời là Có nếu các polyp bao tử kích thước lớn thường. Bởi chúng có nguy cơ cao phát triển thành ung thư. Cụ thể với từng loại polyp như sau

  • Polyp tuyến đáy vị : Khi khối tế bào có đường kính lớn hơn 10mm , việc cắt bỏ là cần thiết. Nếu có chứng loạn sản ở mô xung quanh polyp, bác sĩ sẽ tiến hành khám tương tự như đối với ung thư, thậm chí có thể nội soi hay sinh thiết polyp dạ dày 
  • Polyp tăng sản: Polyp tăng sản thường chỉ được xét nghiệm và kiểm tra, đặc biệt là với bệnh nhân có nhiễm H. pylori. Với trường hợp này, người bệnh sẽ được theo dõi bằng nội soi sau một năm. Sau thời điểm này, nếu polyp vẫn còn tồn tại hoặc phát hiện thấy loạn sản trong sinh thiết, quá trình cắt bỏ sẽ được tiến hành.
  • Polyp u tuyến: Bị polyp dạ dày loại này có nguy cơ cao phát triển thành ung thư nên thường bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ. 
Cắt Polyp dạ dày
Cắt Polyp dạ dày

7.2 Một số câu hỏi liên quan đến cắt Polyp dạ dày

  • Chi phí cắt polyp dạ dày có đắt không: Chi phí cắt polyp đại tràng, dạ dày,… hay các loại polyp tiêu hóa khác phụ thuộc vào số lượng, kích thước polyp và phương pháp cắt. Ngoài ra, chi phí cắt bỏ polyp cũng có sự khác nhau giữa các bệnh viện. Nói chung con số cần bỏ ra sẽ dao động từ 800.000đ – 2.500.000đ/ 1 polyp được cắt.
  • Cắt polyp dạ dày có mọc lại không: Sau khi cắt thì polyp dạ dày có khả năng mọc lại là rất thấp, dù vậy vẫn có số ít trường hợp polyp tái phát trở lại. Nguyên nhân phần lớn do người bệnh chưa có chế độ chăm sóc cắt đúng đắn.  

7. 3. Điều trị nhiễm trùng

Điều trị nhiễm trùng polyp dạ dày thường được sử dụng khi bác sĩ phát hiện thấy nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm cùng với một khối u, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị. Giải pháp này được thực hiện phổ biến trong trường hợp nhiễm H. pylori.

8. Cách chăm sóc người cắt polyp dạ dày

Sau khi đã cắt bỏ Polyp dạ dày, chế độ ăn uống trong giai đoạn hồi phục là rất quan trọng. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tránh các hoạt động nặng hay làm việc quá sức từ 1-2 tuần. Sau đây là những lưu ý sau khi cắt polyp dạ dày về dinh dưỡng mà người bệnh cần chú ý.

 8.1 Sau cắt polyp dạ dày nên ăn gì?

Trong vòng 1-2 tuần đầu sau khi cắt, người bệnh nên ăn các thực phẩm mềm hoặc lỏng, không quá nóng như Cháo, canh, súp. Bổ sung nước ép hoa quả và rau củ quả có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. 

Trong bữa ăn cần có đủ protein và khoáng chất cần thiết để cơ thể có thể phục hồi nhanh chóng. Chế độ ăn nên bổ sung các món chế biến từ thịt, cá, trứng, sữa, khoai, chuối… Sau 2 tuần cảm thấy dạ dày đã dễ chịu thì người bệnh có thể chuyển sang chế độ ăn uống bình thường. Nhưng kiêng tuyệt đối những thực phẩm có tính acid cao, kiêng bia và rượu, thuốc lá,… 

Thời điểm sau khi cắt polyp dạ dày, người bệnh có thể bổ sung thêm Fucoidan để phòng ngừa ung thư dạ dày. Người bệnh cũng nên chia nhỏ thức ăn, nhai chậm và kỹ rồi mới nuốt, như vậy dạ dày sẽ nhanh chóng hồi phục được chức năng và lành thương nhanh chóng.

Sau khi cắt Polyp dạ dày nên ăn các món ăn mềm dễ tiêu hóa
Sau khi cắt Polyp dạ dày nên ăn các món ăn mềm dễ tiêu hóa

8 .2. Sau cắt polyp dạ dày kiêng ăn gì?

Các thực phẩm sau khi cắt polyp dạ dày nên kiêng bao gồm:

Các thực phẩm cứng, khó nhai và khó nuốt có thể gây khó chịu. Các thực phẩm có tính acid cao như đồ lên men và chua có thể gây viêm loét dạ dày, ảnh hưởng tới vết thương sau phẫu thuật. Các đồ ăn đóng hộp như thịt nguội, xúc xích, pate hộp,.. vì các sản phẩm này có chứa nhiều chất bảo quản, cực kỳ không tốt cho hệ tiêu hóa vừa mới trải qua phẫu thuật. Ngoài các thực phẩm kể trên, người bệnh cũng cần kiêng tránh hút thuốc lá và rượu bia.

Xem thêm: 10 thực phẩm dễ gây ung thư dạ dày phổ biến nhất

Kiêng ăn chua cay sau khi phẫu thuật polyp dạ dày
Kiêng ăn chua cay sau khi phẫu thuật polyp dạ dày

9. Kết luận 

Phẫu thuật cắt polyp dạ dày hiện nay là phương pháp phẫu thuật điều trị dứt điểm bệnh polyp dạ dày triệt để và hiệu quả nhất hiện nay. Sau khi cắt polyp dạ dày, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, tránh các thực phẩm có hại cho dạ dày để quá trình lành thương và phục hồi được nhanh chóng. Mọi thắc mắc về quá trình chăm sóc cũng như những chú ý khác, quý độc giả vui lòng liên hệ ngay đến số hotline 1800 6527 để được tư vấn. 

Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận