Đau họng khạc ra máu cảnh báo bệnh gì?
Đau họng khạc ra máu là một hiện tượng bệnh lý mà khá nhiều người mắc phải. Vậy ho ra đờm có máu cụ thể là do bệnh gì gây nên, có nguy hiểm không? Cùng Kibou Fucoidan ìm hiểu rõ hơn thông tin tại bài viết sau.
1. Đau họng ho ra đờm có máu là bệnh gì?
Đau họng khạc ra máu là một triệu chứng khá nghiêm trọng, thường liên quan đến các vấn đề về đường hô hấp. Đây là hiện tượng người bệnh khi ho khạc đờm ra có lẫn máu.

2. Phân loại các tình trạng khạc đờm ra máu
Dựa vào tính chất của đờm khi khạc để phân loại các loại đau họng khạc ra máu như sau:
- Ho đờm có kèm máu tươi hồng.
- Ho khạc đờm kèm theo cục máu đông và bị tức ngực, khó thở.
- Ho khạc ra đờm có tia máu hoặc sợi máu phân bố không đồng đều trong đờm.
- Ho khạc ra đờm có mùi khó chịu, đờm có màu xanh hoặc vàng và lẫn máu.
Nhiều trường hợp người bệnh nhầm lẫn giữa Khạc ra máu và nôn ra máu vì hai tình trạng này đều có biểu hiện là máu thoát ra qua đường miệng, tuy nhiên đây là 2 biểu hiện bệnh lý rất khác biệt:
- Khạc ra máu: Khi bạn bị khạc đờm do ho và máu thoát ra từ họng. Các bệnh lý liên quan từ triệu chứng này thường đến từ tai mũi họng, phổi…
- Nôn ra máu: Máu được thoát ra từ phía dưới thực quản. Thức ăn có thể lẫn trong máu. Các bệnh lý liên quan từ triệu chứng này thường đến từ hệ thống tiêu hóa, gan mật như viêm loét dạ dày – tá tràng, xơ gan, ung thư gan…

3. Nguyên nhân gây đau họng khạc ra máu
Đau họng và khạc ra máu là những triệu chứng đáng lo ngại, có thể báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:
3.1 Các bệnh lý về đường hô hấp trên
Một số bệnh lý hô hấp trên có thể gây ra tình trạng đau họng có đờm hoặc ho ra máu. Cụ thể như
- Viêm họng cấp và mãn tính: Viêm họng do vi khuẩn hoặc virus gây ra có thể dẫn đến sưng đỏ, đau rát họng, và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể xuất hiện máu khi ho.
- Viêm amidan: Viêm amidan cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau họng và có thể kèm theo ho ra máu.

- Viêm mũi họng: Viêm mũi họng kéo dài có thể gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến chảy máu khi ho.
3.2 Các bệnh lý về phổi
Các bệnh lý về phổi như viêm phế quản làm tổn thương niêm mạc phế quản, gây ho nhiều, có đờm lẫn máu. Bệnh lý như lao phổi, ung thư phổi cũng là một trong bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, gây tổn thương phổi và có thể dẫn đến ho ra máu.
3.3 Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng cũng có triệu chứng đau họng khạc ra máu xảy ra khi giai đoạn ủ bệnh đã tiến triển tới giai đoạn III (giai đoạn gần cuối), khi các tế báo ung thư bắt đầu di căn xung quanh vùng cổ chứ chưa tới các vùng xa khác trên cơ thể.
Ngoài dấu hiệu ho khạc ra máu, người bị ung thư vòm họng giai đoạn III còn có một số dấu hiệu như đau đầu, ù tai, khó nuốt, nổi hạch bạch huyết ở cổ…
4. Phải làm gì khi đau họng khạc ra máu
Đau họng khạc ra máu là triệu chứng tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm, do đó cần được quan tâm và xử trí kịp thời. Dưới đây là những điều bạn cần làm khi gặp phải tình trạng này:
4. 1. Giữ bình tĩnh và đánh giá tình trạng
- Xác định lượng máu: Khạc ra ít máu hay nhiều máu? Máu có lẫn đờm hay bọt khí không?
- Quan sát màu sắc máu: Máu tươi hay sẫm màu?
- Ghi nhận các triệu chứng kèm theo: Ho, sốt, khó thở, đau ngực,…
4. 2. Sơ cứu ban đầu
- Nghỉ ngơi: Ngưng mọi hoạt động, nằm nghỉ ngơi tại chỗ.
- Uống nhiều nước: Nước lọc hoặc nước ấm giúp làm loãng đờm và giảm kích ứng cổ họng.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Giúp sát khuẩn và giảm viêm họng.
- Tránh: Hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
4. 3. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế
Đi khám bác sĩ ngay lập tức: Đây là việc quan trọng nhất để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
- Cung cấp thông tin đầy đủ cho bác sĩ: Bao gồm các triệu chứng, thời gian xuất hiện, tiền sử bệnh lý,…
- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết: X-quang ngực, chụp CT phổi, xét nghiệm máu,…

4. 4. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
- Sử dụng thuốc theo chỉ định: Kháng sinh, thuốc giảm ho, long đờm,…
- Có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà: Xông hơi nước muối, ngậm kẹo ngậm ho,…
- Theo dõi tình trạng và tái khám theo lịch hẹn.
- Không tự ý mua thuốc điều trị: Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.
- Tránh chủ quan: Ngay cả khi lượng máu ít, cũng cần đi khám bác sĩ để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm.
- Cẩn trọng với các trường hợp kèm theo: Sốt cao, khó thở, đau ngực dữ dội,… cần được cấp cứu y tế ngay lập tức.
Đau họng khạc ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, do đó cần được quan tâm và xử trí kịp thời. Hãy ghi nhớ những thông tin trên để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nếu có bất cứ thắc nào về tình trạng sức khỏe, bạn hãy liên hệ ngay tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1800 6527 để được giải đáp nhanh nhất.