Tổng quan liệu pháp điều trị đích trong ung thư đại tràng

 168 lượt xem

Liệu pháp điều trị đích đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay trong điều trị các bệnh ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng. Vậy, điều trị đích trong ung thư đại tràng là gì? Có những thuốc điều trị nào? Cơ chế, ưu và nhược điểm của liệu pháp điều trị đích là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết tất cả các thắc mắc này. Theo dõi ngay!

1. Điều trị đích trong ung thư đại tràng là gì?

Điều trị đích trong ung thư đại tràng, còn được gọi là điều trị nhắm mục tiêu tế bào, là phương pháp sử dụng thuốc đặc hiệu tác động trực tiếp lên các protein chuyên biệt hoặc gen của tế bào ung thư đại tràng. 

Mục tiêu của liệu pháp này là nhằm ngăn chặn sự phát triển, xâm lấn và di căn của các tế bào ung thư đến các cơ quan khác trong cơ thể đồng thời giúp nâng cao chất lượng và kéo dài tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư đại tràng.

Người bệnh nên phân biệt liệu pháp điều trị đích với phương pháp hóa trị điều trị ung thư. Điểm khác biệt lớn nhất là các thuốc điều trị đích nhắm trực tiếp vào các tế bào ưng thư, ít gây ảnh hướng đến tế bào khỏe mạnh bình thường, còn hóa chất dùng trong hóa trị tác động lên cả tế bào ung thư lẫn tế bào bình thường. Về cơ chế, các thuốc điều trị đích chủ yếu tác động tới protein hay gen sinh tế bào ung thư, còn các thuốc hóa trị thường gây độc, tiêu diệt các tế bào ung thư. 

Liệu pháp điều trị đích thường được chỉ định với những trường hợp ung thư đại tràng giai đoạn tiến triển, chủ yếu là giai đoạn 4 khi các tế bào ung thư đã di căn. Khi bệnh nhân đã ở giai đoạn này, bác sĩ cũng sẽ chỉ định kết hợp nhiều phương pháp điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

Điều trị đích thường được chỉ định với bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn muộn
Điều trị đích thường được chỉ định với bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn muộn

2. Cơ chế của liệu pháp điều trị đích

Như đã nêu ở trên, cơ chế của liệu pháp điều trị đích trong ung thư đại tràng tác động đến các protein hoặc gen sinh tế bào ung thư đại tràng. Cơ chế cụ thể như sau:

  • Chống tạo mạch: Các tế bào nào cũng cần được cung cấp dinh dưỡng để phát triển, tế bào ung thư cũng vậy. Tế bào ung thư còn có khả năng tự tăng sinh mạch máu xung quanh. Do đó, việc ngăn chặn hình thành các mạch máu cung cấp dinh dưỡng cho tế bào ung thư là phương pháp ức chế sự phát triển ung thư hiệu quả.
  • Ức chế con đường truyền tin: Việc làm gián đoạn quá trình truyền tin, chặn các tín hiệu nhân lên của tế bào ung thư cũng là một cơ chế ngăn ngừa sự xâm lấn và di căn ung thư hiệu quả. 
  • Gây độc tế bào ung thư: Một số dòng thuốc điều trị đích tương tự các kháng thể đơn dòng, có khả năng nhận biết và tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Tác động lên gen: Ung thư đại tràng có thể do đột biến một số gen sinh ung thư như RAS, KRAS, NTRK… Do đó, tác động vào các gen này khiến cho các protein mất đi chức năng, ngăn chặn hình thành gen đột biến mới, từ đó làm chậm quá trình phát triển và lây lăn của các tế bào ung thư.
Điều trị đích trong ung thư đại tràng tác động đến protein, gen của tế bào ung thư
Điều trị đích trong ung thư đại tràng tác động đến protein, gen của tế bào ung thư

3. Các xét nghiệm trước khi điều trị đích

Trước khi được chỉ định phương pháp điều trị đích trong ung thư đại tràng, bác sĩ cần xác định người bệnh đang ở giai đoạn nào và có đột biến gen hay không để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Hiện nay, có 2 phương pháp xét nghiệm đột biến gen hay được áp dụng là xét nghiệm sinh học phân tử và xét nghiệm mô miễn dịch sinh học.

  • Xét nghiệm sinh học phân tử: Áp dụng nguyên lý PCR tạo ra nhiều bản sao ADN trong phòng thí nghiệm nhằm xác định đột biến gen. Từ đó, giúp bác sĩ có thể lựa chọn được loại thuốc phù hợp. 
  • Xét nghiệm mô miễn dịch: Áp dụng nguyên tắc kháng nguyên – kháng thể giúp nhận diện các protein đột biến. Nếu mẫu xét nghiệm của bệnh nhân có chứa kháng nguyên nào tiếp nhận và gắn với thuốc đích thì sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh. Xét nghiệm này còn giúp xác định nguồn gốc di căn, đích điều trị và phân biệt được u lành tính hay ác tính.
Xét nghiệm đột biến gen giúp bác sĩ đưa ra lựa chọn thuốc điều trị đích phù hợp
Xét nghiệm đột biến gen giúp bác sĩ đưa ra lựa chọn thuốc điều trị đích phù hợp

4. Thuốc đích điều trị ung thư đại tràng và các tác dụng phụ

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc đích điều trị ung thư đại tràng. Tùy từng tình trạng bệnh, mục đích điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cho bệnh nhân.

4.1. Thuốc nhắm mục tiêu hình thành mạch máu (VEGF)

VEGF, còn được gọi là yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, là một protein giúp tăng sinh các mạch máu mới nuôi dưỡng khối u. Các thuốc nhắm mục tiêu VEGF sẽ ức chế tác dụng này của VEGF, từ đó ngăn chặn hình thành mạch máu mới nuôi dưỡng khối u đại tràng.

Các thuốc nhắm mục tiêu hình thành mạch máu thường dùng trong điều trị ung thư đại tràng như: 

  • Bevacizumab (Avastin): được ưu tiên sử dụng thứ hai sau thuốc hóa trị Fluorouracil.
  • Ramucirumab (Cyramza): kết hợp với Folfiri ở những trường hợp ung thư đã di căn, thường dùng sau khi điều trị bằng bevacizumab, fluoropyrimidine và oxaliplatin không hiệu quả.
  • Ziv-aflibercept (Zaltrap): dùng sau khi bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc khác.

Các loại thuốc VEGF thường dùng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch, mỗi đợt điều trị kéo dài từ 2-3 tuần. Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, ăn không ngon, viêm miệng, đau đầu, tăng huyết áp, chảy máu, tiêu chảy, thủng đại tràng, sốc phản vệ trong quá trình tiêm truyền thuốc…

4.2. Thuốc nhắm vào tế bào có sự thay đổi gen BRAF

Có khoảng 10% người bệnh ung thư đại tràng có đột biến gen BRAF. Với các bệnh nhân này, sử dụng các thuốc đích ức chế BRAF bất thường sẽ mang lại tác dụng hiệu quả.

Hiện nay, Encorafenib (Braftovi) là thuốc tấn công trực tiếp lên protein BRAF bất thường. Encorafenib thường được phối hợp dùng cùng Cetuximab giúp thu nhỏ kích thước, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư đại tràng.

Một số tác dụng phụ khi dùng kết hợp 2 loại thuốc này có thể xảy ra như sau: tiêu chảy, phát ban, chán ăn, đau bụng, đau khớp, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, ung thư da tế bào vảy mới…

4.3. Thuốc nhắm mục tiêu tế bào có thay đổi EGFR

EGFR – thụ thể với yếu tố tăng trưởng biểu bì có liên quan đến sự tồn tại, di chuyển xâm lấn và trình tự chu kỳ của tế bào. Nhóm thuốc đích EGFR sẽ liên kết với Receptor này giúp biến đổi tế bào ung thư tuân thủ theo chu kỳ tế bào như bình thường, ức chế sự tăng sinh quá mức và xâm lấn của các tế bào ung thư. 

Các thuốc nhắm vào EGFR phổ biến hiện nay bao gồm: 

  • Cetuximab (Erbitux): được sử dụng cho người bệnh có protein EGFR và gen KRAS đột biến.
  • Panitumumab (Vectibix): có ái lực và độ đặc hiệu cao với EGFR, có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc hóa trị theo phác đồ FOLFOX.

Các thuốc này đều sử dụng đường truyền tĩnh mạch, mỗi tuần một lần hoặc dùng cách tuần. Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ sau: phát ban, nổi mụn, đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy…

4.4. Thuốc nhắm mục tiêu tế bào có sự thay đổi HER2

Thụ thể HER2 thường xuất hiện trên bề mặt các tế bào ung thư. Các thuốc nhắm mục tiêu HER2 có tác dụng ức chế thụ thể này, từ đó giúp ngăn chặn các tín hiệu tăng trưởng, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, nhóm thuốc này có khả năng làm giảm khả năng tái phát ung thư.

Một số thuốc trong nhóm thuốc nhắm mục tiêu tế bào có sự thay đổi HER2 bao gồm: Pertuzumab (Perjeta), trastuzumab (Herceptin, Kanjinti, Ogivri), T-DM1 hoặc ado-trastuzumab emtansin

Nhóm thuốc này thường được chỉ định trong điều trị bổ trợ, tân bổ trợ và phẫu thuật. Bệnh nhân dùng nhóm thuốc này thường phải điều trị trong thời gian dài, có thể lên đến hàng năm.

4.5. Thuốc đích nhắm vào tế bào có thay đổi gen NTRK

Bệnh nhân ung thư đại tràng có sự thay đổi gen NTRK thường hiếm gặp. Với những trường hợp này, thuốc nhắm mục tiêu NTRK sẽ giúp ngăn chặn các protein bất thường được tạo ra bởi gen NTRK đột biến. 

Larotrectinib, Entrectinib là hai thuốc nằm trong nhóm thuốc nhắm mục tiêu vào tế bào có thay đổi gen NTRK. Nhóm thuốc này thường được dùng qua đường uống (thuốc viên), 1-2 lần một ngày. 

Thuốc ức chế NTRK có thể gây ra một số tác dụng phụ sau: chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, tăng cân, gan bất thường, lú lẫn…

4.6. Thuốc điều trị đích khác

Regorafenib là thuốc ức chế nhiều loại protein kinase – tồn tại trên bề mặt của tế bào có vai trò truyền tín hiệu đến trung tâm điều khiển của tế bào. Regorafenib ngăn chặn các protein kinase này khiến cho tế bào ung thư không nhận được tín hiệu nhân lên. Từ đó, giúp ngăn chặn quá trình phát triển của khối u.

Thuốc này thường được chỉ định với các bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối, khi đã có di căn và các thuốc khác không mang lại hiệu quả điều trị. Regorafenib được chỉ định dùng 1 viên/lần/tuần. 

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: phát ban, mệt mỏi, hội chứng bàn tay – bàn tay kích ứng đỏ, tiêu chảy, đau bụng, chảy máu, thủng dạ dày, ruột…

Sơ đồ tóm tắt các thuốc điều trị đích trong ung thư đại tràng
Sơ đồ tóm tắt các thuốc điều trị đích trong ung thư đại tràng

5. Ưu điểm và hạn chế của điều trị đích trong ung thư đại tràng

Điều trị đích trong ung thư đại tràng là một phương pháp điều trị hiện đại, có nhiều ưu điểm sau:

  • Nhắm mục tiêu đến các protein, gen đặc hiệu của tế bào ung thư đại tràng, do đó mang đến hiệu quả điều trị cao.
  • Đặc hiệu với các tế bào ung thư, ít ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh bình thường do đó có ít tác dụng phụ nghiêm trọng hơn các phương pháp khác.
  • Giảm đau cho bệnh nhân ung thư đại tràng tốt hơn các phương pháp hóa trị hay xạ trị.
  • Áp dụng được với các bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối, đã di căn, dùng khi các phương pháp xạ trị hay phẫu thuật chưa triệt để.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách tự nhiên.

 Bên cạnh đó, liệu pháp này cũng có một số hạn chế như sau:

  • Mỗi loại thuốc điều trị đích có cơ chế chuyên biệt riêng dựa trên kiểu gen của ung thư đại tràng. Do đó, cần thực hiện các xét nghiệm xác định đột biến gen để có thể lựa chọn đúng thuốc điều trị phù hợp.
  • Tế bào ung thư đại tràng có thể đột biến để kháng thuốc điều trị đích. Để hạn chế tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định phối hợp thuốc điều trị đích với các phương pháp khác.
  • Chi phí thuốc điều trị đích trong ung thư đại tràng thường khá cao và không được bảo hiểm hỗ trợ chi trả nhiều.
  • Một số thuốc điều trị đích chưa được áp dụng ở Việt Nam.

6. Giải đáp một số thắc mắc liên quan tới

Hãy cùng nghe chuyên gia giải đáp một số thắc mắc liên quan tới liệu pháp điều trị đích trong ung thư đại tràng!

6.1. Điều trị đích trong ung thư đại tràng hết bao nhiêu tiền?

Chi phí điều trị đích trong ung thư đại tràng sẽ phụ thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể. Chi phí trung bình dao động khoảng 10 – 20 triệu VNĐ cho một đợt điều trị tùy loại thuốc và số lượng thuốc sử dụng. 

Bên cạnh đó, người bệnh còn phải chi trả thêm các khoản chi phí khác như: chi phí kết hợp các phương pháp khác, xét nghiệm trước khi điều trị đích, tiền viện phí, tiền ăn ở khi điều trị…

6.2. Điều trị đích có hết ung thư đại tràng không?

Liệu pháp điều trị đích thường được chỉ định với các bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn muộn. Việc chữa khỏi ung thư đại tràng khi bệnh đã tiến triển nặng có khả năng khá thấp và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. 

Điều trị đích có thể giúp giảm đau, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tiên lượng sống cho bệnh nhân. Một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân dùng Panitumumab giúp giảm 46% nguy cơ tiến triển ung thư so với các phương pháp điều trị khác.

6.3. Ung thư đại tràng có thể tái phát sau điều trị đích không?

Các bệnh ung thư khi đã có di căn thường diễn biến phức tạp và có nhiều khả năng tái phát lại. Do đó, ung thư đại tràng cũng không ngoại lệ, người bệnh vẫn có khả năng tái phát lại sau điều trị đích. 

Người bệnh nên tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, đến tái khám theo lịch hẹn định kỳ để phát hiện sớm và có phác đồ điều trị tốt nhất nếu có tái phát ung thư.

Tóm lại, điều trị đích là phương pháp hiện đại, an toàn và hiệu quả, thường áp dụng cho các trường hợp ung thư đại tràng giai đoạn muộn. Hi vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích liệu pháp điều trị đích trong ung thư đại tràng! Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các bệnh ung thư cũng như sản phẩm Kibou fucoidan, liên hệ ngay với Chuyên gia qua hotline 18006527 để được tư vấn chi tiết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận