Tất tần tật về đột biến gen kras trong ung thư đại tràng

 197 lượt xem

Đột biến gen kras là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư đại tràng. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ đột biến gen kras trong ung thư đại tràng là gì, có di truyền không và điều trị như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời chi tiết!

Đột biến gen kras là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư đại tràng
Đột biến gen kras là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư đại tràng

1. Đột biến gen Kras là gì?

Đột biến gen KRAS thuộc về một lớp gen sinh ung thư (RAS) được phát hiện cách đây 30 năm. Đây là đột biến gen sinh ung thư phổ biến nhất, chiếm tới 85% tổng số đột biến RAS. Năm 2014, một nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai trên 212 bệnh nhân ung thư đại trực tràng cho thấy tỷ lệ đột biến gen KRAS lên tới 40,6%. 

Đột biến gen KRAS bắt nguồn từ những sai lầm trong quá trình phân chia tế bào gây ra ung thư. Do đó, nó không phải là đột biến gen di truyền. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nghiên cứu và bào chế thuốc ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng.

Đột biến gen Kras là đột biến gen sinh ung thư phổ biến, trong đó có ung thư đại tràng
Đột biến gen Kras là đột biến gen sinh ung thư phổ biến, trong đó có ung thư đại tràng

2. Cơ chế gây ung thư đại tràng của đột biến gen KRAS 

Gen KRAS là gen nằm trên nhiễm sắc thể số 12, tham gia đường truyền tín hiệu của protein kinase được kích hoạt bởi phân bào (MAPK). Khi gen KRAS bị đột biến sẽ gây ra những bất thường trong quá trình phân chia tế bào bình thường. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển và phân chia không kiểm soát của tế bào, cuối cùng tạo ra các tế bào ung thư. 

Đặc biệt, đột biến gen KRAS khiến tế bào ung thư có khả năng phát triển ở nồng độ glucose thấp hơn mức cần thiết cho sự phát triển của tế bào bình thường hoặc tế bào ung thư không có đột biến ở các gen này.

Cụ thể, gen KRAS mã hóa một protein có vai trò truyền tín hiệu xuôi dòng đến nhân tế bào. Protein KRAS hoạt động như một “công tắc phân tử” chuyển đổi giữa trạng thái không hoạt động gắn với GDP và trạng thái hoạt động gắn với GTP.

GTP liên kết với KRAS tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết của các tác nhân để kích hoạt một số con đường xuôi dòng, thúc đẩy sự phát triển và sống sót của tế bào. Ngược lại, khi KRAS gắn với GDP sẽ mất hoạt động và ngăn chặn quá trình kích hoạt truyền tín hiệu liên tục. Điều này kích hoạt quá trình chết tự nhiên của tế bào.

Khi gen KRAS bị đột biến, chu trình này bị gián đoạn, cho phép protein KRAS đột biến tích lũy ở trạng thái hoạt động. Từ đó, kích hoạt liên tục tầng tín hiệu MAPK và PI3K xuôi dòng, dẫn đến sự tăng sinh và sống sót không kiểm soát của tế bào. Cuối cùng, hình thành các tế bào ung thư.

Cơ chế cụ thể đột biến gen Kras gây ung thư ở người
Cơ chế cụ thể đột biến gen Kras gây ung thư ở người

3. Làm thế nào để chẩn đoán xác định đột biến gen Kras? 

Theo thống kê trên thế giới, đột biến gen Kras là một trong những nguyên nhân ung thư đại trực tràng phổ biến, chiếm khoảng 30 – 50% các bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Do đó, việc chẩn đoán xác định đột biến gen Kras trong ung thư đại tràng đóng vai trò rất quan trọng trong đánh giá tiên lượng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

3.1. Khi nào cần làm chẩn đoán xác định đột biến gen Kras?

Các chuyên gia khuyến cáo rằng bất kỳ ai mắc bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn IV hoặc di căn nên xét nghiệm đột biến gen KRAS. Tại Việt Nam, xét nghiệm đột biến gen KRAS được đặc biệt quan tâm với các bệnh nhân UTĐT giai đoạn muộn.

Xét nghiệm dấu ấn sinh học nên được thực hiện trên khối u nguyên phát và bất kỳ di căn nào tiếp theo bằng xét nghiệm gen toàn diện. Kết quả chẩn đoán sẽ giúp quyết định phương pháp điều trị cá thể hóa phù hợp.

3.2. Phương pháp chẩn đoán đột biến gen Kras 

Hiện nay, có khoảng 4 kỹ thuật chẩn đoán đột biến gen Kras trong ung thư đại tràng phổ biến như sau:

Kỹ thuật giải trình tự gen DNA: là phương pháp vàng để phát hiện đột biến. Chuỗi DNA sẽ được làm phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Sản phẩm PCR được xử lý bằng cách chạy phản ứng hỗn hợp theo 2 chiều xuôi và ngược, sau đó được đánh dấu bằng chất huỳnh quang đặc biệt. Trình tự DNA sẽ được đọc bằng máy giải trình và kết quả được xử lý qua phần mềm chuyên dụng.

Kỹ thuật PCR – RFLP: là phương pháp cải tiến từ kỹ thuật PCR. Đầu tiên, thực hiện phản ứng PCR, sau đó thực hiện kỹ thuật RFLP trên sản phẩm PCR tinh sạch thu được. Tiến hành trên thạch agarose, tạo ra những phân đoạn DNA với kích thước khác nhau cho phép phân tích. Đây là kỹ thuật hiệu quả, tiết kiệm và cho kết quả có độ chính xác khá cao.

Kỹ thuật Scorpion ARMS: là phương pháp chẩn đoán đột biến gen Kras trong ung thư đại tràng được dùng phổ biến tại Việt Nam. Đây là phương pháp kết hợp kỹ thuật đột biến ARMS với công nghệ Scorpion trong phản ứng PCR. Từ đó, cho kết quả chẩn đoán có độ chính xác cao.

Kỹ thuật SMAP: là công nghệ mới được nghiên cứu và phát triển tại Nhật Bản. Kỹ thuật này cho ra kết quả nhanh và đáng tin cậy. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này vẫn chưa được dùng phổ biến.

Phương pháp giải trình tự gen DNA chẩn đoán đột biến gen Kras chính xác
Phương pháp giải trình tự gen DNA chẩn đoán đột biến gen Kras chính xác

4. Tiên lượng ung thư đại tràng liên quan đột biến gen Kras 

Sau khi xác định đột biến gen Kras trong ung thư đại tràng thì tiên lượng bệnh như thế nào là vấn đề người bệnh đặc biệt quan tâm. 

Ung thư đại tràng thường phát triển theo 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: ung thư tiếp cận mức niêm mạc.
  • Giai đoạn 2: ung thư lan rộng qua thành ruột.
  • Giai đoạn 3: có hạch dương tính.
  • Giai đoạn 4: ung thư di căn.

Phát hiện ung thư đại tràng do đột biến gen Kras càng muộn thì tiên lượng càng xấu. Người đột biến gen Kras trong ung thư đại tràng thường được tính theo tỷ lệ sống 5 năm. Phát hiện và điều trị bệnh khi ở giai đoạn 1 thì tỷ lệ sống 5 năm là 90%, giai đoạn 2 là 80 – 83%, giai đoạn 3 còn 60% và giai đoạn 4 thì chỉ còn 11%.

Ngoài ra, người mắc ung thư đại tràng do đột biến gen Kras được cho là có tỷ lệ sống thấp hơn những người có gen Kras bình thường. Một nghiên cứu ở Brunei trên 76 người bệnh ung thư đại tràng di căn, thời gian sống trung bình của người bệnh có đột biến gen Kras là 25 tháng, còn người không có đột biến Kras là 35 tháng.

Xem thêm: Những triệu chứng ung thư đại trực tràng không thể bỏ qua

Đột biến gen Kras trong ung thư đại tràng có tiên lượng không tốt
Đột biến gen Kras trong ung thư đại tràng có tiên lượng không tốt

5. Phương pháp điều trị ung thư đại tràng do đột biến gen Kras

Điều trị ung thư đại tràng do đột biến gen Kras là tương đối khó khăn. Bởi đột biến gen Kras khiến cơ thể người bệnh ức chế, kìm hãm các kháng nguyên chống lại ung thư đại tràng.

Phương pháp điều trị phổ biến được sử dụng là điều trị đích chống lại EGFR. Phương pháp này sử dụng thuốc tác động trực tiếp lên gen hoặc protein chuyên biệt của ung thư đại tràng. Mục đích nhằm ngăn chặn sự phát triển và di căn rộng của các tế bào ung thư.

Các thuốc điều trị đích được chỉ định cho bệnh nhân bao gồm:

  • Các kháng thể đơn dòng Cetuximab và Panitumumab có tác dụng ức chế các thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu bì (Anti-EGFR TKIs). 
  • Cetuximab thường được sử dụng trong điều trị đích ung thư đại trực tràng di căn. Ngoài ra, cetuximab có thể là một phần của điều trị ban đầu hoặc sau khi đã điều trị bằng thuốc khác mà không có đáp ứng.
  • Panitumumab cũng được sử dụng để điều trị ung thư đại trực tràng di căn, thường là sau khi đã thử nghiệm các phương pháp điều trị khác mà không đạt kết quả.

Tuy nhiên, thực tế khoảng 4/10 số bệnh nhân ung thư đại trực tràng có đột biến gen Kras không đáp ứng khi điều trị bằng các loại thuốc này. Do đột biến gen Kras khiến cơ thể người bệnh kháng thuốc. Với những bệnh nhân này, có thể sử dụng các liệu pháp hóa trị, miễn dịch… để điều trị ung thư đại tràng.

Xem thêm: Bật mí thông tin bạn chưa biết về xạ trị ung thư đại trực tràng

Phương pháp điều trị đích ung thư đại tràng do đột biến gen Kras
Phương pháp điều trị đích ung thư đại tràng do đột biến gen Kras

Nói chung, đột biến gen Kras trong ung thư đại tràng đã xuất hiện từ lâu và không mang tính di truyền. Hiện nay, với công nghệ hiện đại, đã có nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho bệnh này. Hãy tìm hiểu thông tin sức khỏe và khám định kỳ thường xuyên để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh bạn nhé! Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý ung thư, bạn có thể tham khảo ý kiến của Chuyên gia qua hotline miễn cước 18006527 ngay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận