7 nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi

 130 lượt xem

Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây ra 80-90% các trường hợp ung thư phổi, mà còn nhiều yếu tố khác cũng có thể gia tăng nguy cơ phát triển căn bệnh này. Các yếu tố này là gì? Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi trong bài viết dưới đây. 

1. Nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi

Ung thư phổi là tình trạng mà các tế bào phổi phân chia và tăng sinh một cách không kiểm soát, tạo thành khối u. Sau đó có khả năng xâm lấn các mô lân cận và lan sang các mô ở xa (di căn). Các nhà nghiên cứu đã xác định được các nguyên nhân gây ung thư phổi phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong số các yếu tố này, không có yếu tố nào được coi là có nguy cơ gây ung thư phổi nhiều hơn. Dù thế, hiểu rõ nguyên nhân chính gây ung thư phổi cũng giúp chúng ta điều chỉnh thói quen và lối sống để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi

1.1. Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá

Khói từ thuốc lá, xì gà, và thuốc lào gây hại cho các lớp lót bên trong phổi. Mặc dù cơ thể có khả năng tự phục hồi, nhưng tiếp xúc liên tục với khói thuốc có thể làm suy giảm khả năng sửa chữa của chúng. Đây cũng là lý do bị ung thư phổi phổ biến nhất ở nam giới. Bản thân người hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao. 

Theo WebMD, nguy cơ mắc ung thư phổi tăng 24% đối với những người sống chung với người hút thuốc, trong khi người hút một bao thuốc lá mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 25 lần so với người không hút thuốc. Thực tế, có khoảng 10-20% trường hợp ung thư phổi xảy ra ở những người không bao giờ hút thuốc. Ngoài nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi từ khói thuốc thụ động, một số nguyên nhân khác có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư phổi.

Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá có thể gây ung thư phổi
Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá có thể gây ung thư phổi

1.2. Tuổi tác

Theo thông tin từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi cũng có một phần do tuổi tác. Tuổi càng lớn, thời gian tiếp xúc với các hóa chất độc hại kéo dài càng làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

1.3. Di truyền

Nếu bạn có băn khoăn ung thư phổi có di truyền hay không, thì câu trả lời là có. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi do di truyền cũng không phải là quá hiếm gặp. Nếu một thành viên trong gia đình như bố mẹ, anh chị em ruột, ông bà, anh chị em ruột của bố mẹ từng mắc ung thư phổi, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng cao hơn.

Điều này liên quan đến sự xuất hiện của một số đột biến gen – hoặc những thay đổi trong DNA – có thể tăng khả năng phát triển ung thư. Mặc dù chúng có thể không trực tiếp gây ra ung thư, nhưng chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong một số trường hợp, chẳng hạn như làm cho người mang chúng trở nên nhạy cảm hơn với một số chất gây ung thư.

Một phần giải thích cho hiện tượng này là do khi sống chung trong một gia đình, các thói quen sinh hoạt và ăn uống của các thành viên thường có xu hướng giống nhau. Đặc biệt, nếu có người trong gia đình hút thuốc lá, người khác cũng có khả năng bị ảnh hưởng một cách nào đó. Và đây cũng là tác nhân gây ung thư phổi rất phổ biến. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi cũng có thể do di truyền
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi cũng có thể do di truyền

1.4. Tiền sử mắc bệnh phổi

Một số bệnh phổi như bệnh lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính, và khí phế thủng có thể gây ra tình trạng viêm và sẹo ở phổi. Những biến đổi này trong cấu trúc phổi có thể là nguyên nhân ung thư phổi

1.5. Tiền sử xạ trị vùng ngực

Xạ trị vùng ngực thường được áp dụng trong việc điều trị một số loại ung thư như ung thư vú và ung thư Hodgkin. Phương pháp này sử dụng tia X, tia gamma, hoặc các loại bức xạ khác, và có khả năng tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Nguy cơ này đặc biệt cao hơn đối với những người tiếp tục hút thuốc lá.

Các xét nghiệm hình ảnh chẩn đoán, như chụp CT, là một trong những phương tiện quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với bức xạ trong quá trình thực hiện các xét nghiệm này, mặc dù lượng bức xạ thường rất nhỏ và không được xem là có hại, nhưng sự tích tụ của lượng bức xạ qua nhiều lần chụp có thể tăng nguy cơ ung thư phổi theo thời gian.

1.6. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Việc tiêu thụ ít loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin, và khoáng chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chung và tăng khả năng mắc ung thư, bao gồm cả ung thư phổi. 

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

1.7. Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại

Radon, một loại khí phóng xạ phát sinh từ quá trình phân hủy uranium trong đá và đất, cũng là một yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi. Radon thường xuất hiện trong đất và có thể xâm nhập vào các tòa nhà qua các khe nứt trên sàn nhà, tường, hoặc nền móng. Việc phơi nhiễm radon có thể làm tổn thương DNA trong tế bào phổi và góp phần vào sự phát triển của ung thư phổi. Những người làm việc dưới lòng đất hoặc sống trong các khu vực có tầng hầm thường phải đối mặt với tỷ lệ phơi nhiễm radon cao hơn. 

1.8 Môi trường làm việc độc hại

Môi trường làm việc chơi một vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề về tim, phổi, và các cơ quan khác. Môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và hóa chất độc hại có thể dẫn đến các tổn thương phổi như sẹo hoặc xơ hóa, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hoặc ung thư.

Có một số nghề nghiệp có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn so với các ngành nghề khác. Ví dụ như nghề tạo mẫu tóc, y tá và bác sĩ chăm sóc sức khỏe của những người mắc bệnh phổi. Công nhân xây dựng tiếp xúc với amiăng, công nhân nhà máy tiếp xúc với kim loại trong quá trình đúc, silica hoặc cát mịn, Nông dân tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp hoặc nấm mốc trong cỏ khô và hoa màu. Người làm công việc khai thác than, lính cứu hỏa tiếp xúc trực tiếp với khói bụi. Người sửa chữa ô tô tiếp xúc với hóa chất như isocyanates và polyurethane..,

Trong số các chất này, amiăng được sử dụng làm vật liệu cách nhiệt trong xây dựng. Khi các sợi amiăng bị phá vỡ, chúng có thể bay vào không khí và tạo ra nguy cơ nguy hiểm cho những người hít phải. Tiếp xúc với amiăng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, và người hút thuốc lá tiếp xúc với amiăng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 90 lần so với người không tiếp xúc.

Xem ngay: Ung thư phổi nên ăn gì, kiêng gì? – Chia sẻ từ chuyên gia hàng đầu

Môi trường độc hại có thể gia tăng nguy cơ ung thư
Môi trường độc hại có thể gia tăng nguy cơ ung thư

2. Biện pháp phòng tránh ung thư phổi

Những biện pháp dưới đây chỉ giúp phòng ngừa ung thư phổi mà còn mang lại lợi ích toàn diện cho sức khỏe. 

2.1. Tránh xa khói thuốc lá – biện pháp phòng tránh ung thư phổi đơn giản

Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có ít nhất 250 chất gây hại cho sức khỏe, nhiều trong số đó đã gia tăng nguy cơ ung thư phổi. Ngừng hút thuốc là một bước đơn giản để giảm nguy cơ mắc bệnh này.

2.2. Tầm soát ung thư định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ như chụp CT phổi, tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư phổi. Điều này tăng khả năng điều trị thành công cũng như thời gian sống cho bệnh nhân. 

2.3. Xây dựng môi trường sống và làm việc trong lành

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại và các chất gây ô nhiễm khác. Bạn có thể sử dụng các loại máy lọc không khí, thường xuyên vệ sinh nhà cửa để giảm bớt bụi bẩn từ đó có môi trường làm việc sinh hoạt trong lành hơn.  Trong môi trường làm việc tiếp xúc với các chất độc hại, đảm bảo sử dụng đầy đủ bảo hộ như khẩu trang, kính bảo hộ, áo bảo hộ để giảm tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư.

2.4. Thường xuyên tập thể dục thể thao

Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ thống hô hấp, mà còn giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư phổi. Đây cũng là cách ngăn ngừa ung thư phổi thường được bác sĩ và chuyên gia nhắc đến. 

Thể dục thể thao giúp tăng sức khỏe
Thể dục thể thao giúp tăng sức khỏe

2.5 Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Một trong những cách phòng chống ung thư phổi nên thực hiện hàng ngày đó là hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều chất béo và đường. Thay vào đó tăng cường ăn rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ, và thức ăn chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Chế độ ăn uống khoa học và cân đối giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh. Thêm vào đó để ngăn ngừa ung thư phổi cũng như hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị người bệnh nên dùng kết hợp thêm fucoidan. 

Việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng như Kibou Fucoidan không chỉ giúp ngăn ngừa sớm ung thư phổi mà còn hỗ trợ điều trị căn bệnh này hiệu quả. 

Fucoidan trong Kibou Fucoidan đã được nghiên cứu và cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Đồng thời kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể đối phó với các yếu tố gây bệnh. 

Kết hợp cùng với Fucoidan từ tảo nâu Mozuku là Nấm Agaricus. Loại nấm chúa này có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa và beta-glucan. Từ đó có thể giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.

Đặc biệt, Kibou Fucoidan còn có thêm dược liệu Nghệ đen – dồi dào hoạt chất Polyphenol chống oxy hóa, bảo vệ và tái tạo tế bào gan. Đồng thời giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.  Bộ ba vàng này trong Kibou Fucoidan đã được các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu chỉ ra rằng có thể giúp ngăn chặn sự di căn của tế bào ung thư Phổi. 

Kibou fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư phổi
Kibou fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư phổi

3. Kết luận 

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi mà nhãn hàng Kibou fucoidan chia sẻ đến quý độc giả. Mọi thắc mắc quý khách hàng và chiến binh K có nhu cầu tư vấn vui lòng gọi ngay đến số hotline 1800 6527 để được tư vấn. 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận