Sinh thiết đại tràng: Vai trò trong chẩn đoán ung thư và quy trình thực hiện

 84 lượt xem

Sinh thiết đại tràng được xem là kỹ thuật xác định ung thư cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác một cách chuẩn xác nhất. Vậy sinh thiết đại tràng là gì? Chọc sinh thiết hay lấy sinh thiết đại tràng có an toàn không, có đau không? Đọc ngay bài viết sau của Kibou Fucoidan để giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về phương pháp này.

1. Khái niệm sinh thiết ung thư đại tràng

Sinh thiết đại tràng là thủ thuật tách lấy mảnh nhỏ mô tế bào ở những vị trí tổn thương, để thực hiện xét nghiệm, kiểm tra làm rõ chẩn đoán. Qua đó bác sĩ có thể xác định chính xác bệnh nhân có bị ung thư đại tràng hay không, tình trạng ung thư cụ thể ra sao. Sinh thiết đại tràng thường được thực hiện nội soi. 

1. 2 Nội soi đại tràng sinh thiết được thực hiện khi nào

Nội soi trực tràng ống mềm có sinh thiết được sử dụng trong các trường hợp chẩn đoán ung thư đại trực tràng. Và nhiều bệnh lý khác như viêm loét đại trực tràng chảy máu, crohn, lao. Sinh thiết có giá trị chẩn đoán bệnh rất cao nhưng cũng là kỹ thuật khó.

Kết quả sinh thiết phụ thuộc nhiều vào vị trí sinh thiết, số mảnh sinh thiết và tay nghề của bác sĩ. Do đó khi được chỉ định sinh thiết polyp đại tràng người bệnh nhân cần lựa chọn các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín.

Nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng

2. Quy trình thực hiện nội sinh thiết đại tràng 

Sinh thiết đại tràng gồm các bước sau

  • Người bệnh được hướng dẫn nằm ở tư thế nghiêng trái. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi qua hậu môn đi ngược lên trên, đi qua trực tràng để vào đại tràng. Thông qua camera trên ống nội soi bác sĩ có thể quan sát toàn bộ phía bên trong. Quá trình nội soi các vết loét, polyp, khối u hoặc các tổn thương khác trên lớp niêm mạc đại tràng. 
  • Sau khi đã xác định được vị trí sinh thiết lấy mẫu, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu đưa ra ngoài cho vào dung dịch bảo quản.

Xem thêm:Những thuốc điều trị ung thư đại trực tràng mà bạn nên biết

3. Ai nên nội soi đại tràng sinh thiết 

Kỹ thuật nội soi đại tràng được đánh giá hiệu quả và chính xác để tầm soát ung thư ở đại tràng. Phương pháp này sẽ được chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Người bệnh có tổn thương ở đại trực tràng gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra máu, sụt cân không rõ lý do. 
  • Người có khối u trong đại tràng cần thiết để kiểm tra xem đó là khối u lành tính hay ác tính.
  • Các bệnh lý như viêm ruột, viêm teo ruột, dị sản ruột cần kiểm tra để cho chẩn đoán chính xác.
  • Bệnh lý viêm loét đại tràng mạn hoặc bệnh Crohn 
  • Người cần tầm soát ung thư đại tràng sớm.
Kỹ thuật nội soi đại tràng được đánh giá hiệu quả
Kỹ thuật nội soi đại tràng được đánh giá hiệu quả

3.1 Ai không được sinh thiết đại tràng

Trái ngược với những trường hợp nên sinh thiết thì cũng có những ca bệnh tuyệt đối không thể tiến hành sinh thiết đại tràng. Cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân nghi ngờ thủng ruột, viêm phúc mạc, viêm túi thừa đại tràng cấp tính.
  • Bệnh nhân trụy tim mạch, suy hô hấp, tắc mạch phổi, tắc ruột
  • Bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nặng, nhiễm trùng máu, hay mới phẫu thuật ống tiêu hóa
  • Bệnh nhân đang bị ngộ độc.
  • Phụ nữ đang có thai,người cao tuổi sức khỏe yếu

Xem thêm: Làm sao để chăm sóc bệnh nhân ung thư đại tràng tốt nhất

4. Đánh giá ưu nhược điểm của nội soi đại tràng sinh thiết

Phương pháp nội soi đại tràng sinh thiết có ưu, nhược điểm như sau: 

4.1 Ưu điểm của sinh thiết đại tràng

Kết quả sinh thiết ung thư đại tràng giúp bác sĩ quan sát toàn bộ niêm mạc phía trong của hậu môn, đại – trực tràng. Từ đó giúp đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như phác đồ điều trị hiệu quả. 

4.2 Nhược điểm của sinh thiết đại tràng

Sinh thiết thường không đau tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể thấy đau, hơi chướng bụng sau khi thực hiện thủ thuật. 

5. Cần chú ý gì khi nội soi đại tràng sinh thiết

Đa số trường hợp chảy máu sau khi tiến hành sinh thiết là bình thường và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân chảy máu nhiều; chảy máu kéo dài; đau bụng dữ dội; bụng căng cứng; sốt, buồn nôn, nôn thì cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Đồng thời sau khi nội soi cần chú ý đến chế độ ăn uống cụ thể như sau:

  • Trong những ngày đầu sau nội soi nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, nhiều chất xơ và dễ tiêu hóa. Tránh ăn các món ăn thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, cay nóng, các món ăn sống, đồ ăn tanh, lạnh cùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.
  • Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh các công việc, lao động nặng nhọc, stress căng thẳng.
  • Sau nội soi đại tràng sinh thiết, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích
bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích
Bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích

6. Kết luận

Sinh thiết đại tràng đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chẩn đoán và quản lý ung thư. Nhờ vào khả năng nắm bắt chính xác những biểu hiện ban đầu của bệnh, phương pháp sinh thiết đại tràng đã giúp các chuyên gia y tế nhanh chóng xác định tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Việc sử dụng kỹ thuật tiên tiến như viện trợ hình ảnh và máy móc tự động trong quá trình thực hiện sinh thiết đại tràng đã làm tăng tính chính xác và hiệu quả của quá trình này.

Trong tương lai, dự kiến sinh thiết đại tràng sẽ tiếp tục phát triển, với việc nâng cao khả năng chẩn đoán thông qua việc kết hợp với các phương pháp khác như chẩn đoán gene, dự đoán sự phát triển của bệnh dựa trên dữ liệu lâm sàng và tế bào học. Điều này hứa hẹn mang lại cơ hội mới trong việc phát hiện sớm, theo dõi và điều trị hiệu quả hơn cho bệnh nhân ung thư.

Tổng kết lại, sinh thiết đại tràng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán ung thư mà còn là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực y học. Sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và kiến thức y khoa sẽ tiếp tục nâng cao khả năng phát hiện sớm và điều trị tối ưu cho bệnh nhân, đồng hành cùng sứ mệnh ngăn ngừa và kiểm soát ung thư trên toàn cầu.

Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận