Tổng Quan Về Bệnh Ung Thư Tim Nguy Hiểm Hiếm Gặp Số 1

 72 lượt xem

Có một sự thật là chúng ta chưa từng hoặc rất hiếm khi được đề cập đến căn bệnh ung thư tim. Vậy bệnh ung thư tim có nguy hiểm không? Và lý do vì sao chúng ta lại ít biết đến nó như vậy? Cùng tìm hiểu về ung thư tim qua bài viết dưới đây.

Bệnh ung thư tim là gì ?

Ung thư tim là hiện tượng tế bào tăng sinh mất kiểm soát tạo thành khối u ác tính trong tim.

tong-quan-benh-ung-thu-tim
Ung thư tim

Ung thư tim bao gồm 2 loại chính là:

  • Ung thư tim nguyên phát: là loại ung thư do tế bào tim tạo thành
  • Và ung thư tim thứ phát : do các tế bào ung thư từ các vị trí khác trong cơ thể di căn đến tim

Tổng Quan Về Bệnh Ung Thư Tim Nguy Hiểm Hiếm Gặp Số 1

Biểu hiện của bệnh ung thư tim như thế nào ?

Ung thư tim ở giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng đặc hiệu. Đến khi bệnh tiến triển thì xuất hiện các triệu chứng dễ nhầm lần với các bệnh lý tim mạch.

tong-quan-benh-ung-thu-tim-bieu-hien
Biểu hiện của ung thư tim

Có thể kể tên một số triệu chứng thường gặp của ung thư tim như:

  • Đau tức ngực
  • Ho, nhiều trường hợp kèm đờm màu hồng hoặc có bọt
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt không rõ nguyên nhân.
  • Loạn nhịp tim.
  • Khó thở, trong nhiều trường hợp tình trạng khó thở tăng lên khi nằm.
  • Tăng cân hoặc sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Sưng  bàn chân và mắt cá chân.
  • Đầu ngón tay sưng và dày lên như dùi trống.

Ung thư tim có thể đe dọa đến tính mạng khi kèm theo một số triệu chứng ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy khi thấy cơ thể có các biểu hiện dưới đây, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời

  • Móng tay hoặc đầu ngón tay chuyển màu xanh tím.
  • Thay đổi về ý thức và phản xạ (ngất, không điều khiển được bản thân).
  • Đau đầu, chóng mặt, ảo giác, mê sảng,…
  • Hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, đau thắt ngực, …
  • Vô niệu.
  • Khó thở, thở nhanh, nặng nhọc.
  • Ho ra máu
  • Liệt toàn thân hoặc liệt một bộ phận của cơ thể.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tim 

Ung thư tim nguyên phát

Do ung thư tim quá hiếm gặp nên nguyên nhân lẫn yếu tố nguy cơ của nó khó có thể nghiên cứu rõ ràng. Nhiều bác sĩ cho rằng, các yếu tố nguy cơ của ung thư tim cũng có thể tương tự như với một số loại ung thư khác như lối sống (chế độ ăn, sinh hoạt và luyện tập), rượu, bia, thuốc lá, các yếu tố di truyền,… Tuy nhiên vẫn chưa có yếu tố nào được coi là thực sự có ý nghĩa.

Ung thư tim thứ phát

Ung thư tim thứ phát thường do các ung thư di căn sau:

  • Ung thư phổi
  • Ung thư vú
  • Ung thư thận

Phương pháp chẩn đoán ung thư tim 

Ngoài thăm khám lâm sàng dựa trên các triệu chứng, bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp sau để chẩn đoán thư tim:

  • Siêu âm tim
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp MRI và CT để xác định tiến triển bệnh
  • Đặt ống thông tim hoặc đặt ống thông mạch vành để xác định các mạch máu nuôi khối u, cung cấp thông tin cho điều trị phẫu thuật.
  • Sinh thiết khi thực sự cần xác định chính xác tế bào trong khối u vì sinh thiết có khả năng làm tắc mạch máu tim gây nên hậu quả nghiêm trọng.

Tổng Quan Về Bệnh Ung Thư Tim Nguy Hiểm Hiếm Gặp Số 1

Ung thư tim có mấy giai đoạn ?

Dựa trên sự phát triển của khối u trong tim, cũng như mức độ di căn của các tế bào ung thư, ung thư tim nguyên phát được chia làm 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, khối u có kích thước rất nhỏ, chưa xâm lấn sang các cơ quan khác. Các mạch máu của tim có thể đã bị ảnh hưởng dẫn đến các triệu chứng như ho, thở khò khè, nhức đầu,  sốt, viêm nhẹ trong tim. Đây cũng là giai đoạn rất khó để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng ung thư.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, khối u bắt đầu phát triển và lan sang các khu vực xung quanh tim, bao gồm các hạch bạch huyết quanh tim, phế quản chính, lớp bên trong mạch máu, tim. Kích thước của khối u trong giai đoạn này là khoảng 2 cm
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, khối u đã ảnh hưởng đến hoạt động của tim, các hạch bạch huyết xung quanh và có xu hướng lan sang cơ quan khác của cơ thể.
  • Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này, ung thư tim đã ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Chức năng của tim bị hủy hoại nghiêm trọng đến mức máu ở các buồng tim bị trộn lẫn. Thiếu máu nuôi cũng khiến hệ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân hầu như không có cơ hội sống sót.
phuong-phap-chan-doan-ung-thu-tim
Xét nghiệm máu là một cách chẩn đoán ung thư tim

 

Ung thư tim có phương pháp chữa trị không ?

Để điều trị ung thư tim, bác sĩ thường phối hợp các biện pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Do ung thư tim thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên bệnh nhân có thể được phối hợp cả 3 phương pháp hoặc kèm theo một số biện pháp dưới đây:

  • Phẫu thuật thay thế tim hoặc ghép tim.
  • Điều trị hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và tác dụng không mong muốn của quá trình điều trị.
  • Nâng cao thể trạng bằng chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập và sinh hoạt
  • Sử dụng phương pháp điều trị thay thế: kết hợp với đông y, sử dụng các bài thuốc dân gian bồi bổ sức khỏe, châm cứu, yoga,…

Chăm sóc người bệnh ung thư tim cần để ý điều gì ?

Người chăm sóc có thể có tâm trạng như thế nào?

Việc chăm sóc người bệnh ung thư có thể làm bạn cảm thấy rất nặng nề và đau đớn khi phải chứng kiến người họ yêu thương bị bênh tật dày vò hàng ngày hàng giờ, cũng có thể cảm thấy bị quá tải hoặc mất tinh thần khi phải cố gắng giải quyết quá nhiều khó khăn.

Những người chăm sóc có thể xuất hiện các triệu chứng thực thể như mệt mỏi và khó ngủ. Điều này có thể trở thành vấn đề lớn đối với những người chăm sóc không được nhận sự hỗ trợ cần thiết và những người vì lo cho người bệnh mà không tự chăm sóc cho bản thân, đặc biệt là những người cố gắng một mình làm mọi việc.

Mặc dù buồn và sốc vì người thân bị ung thư, nhiều người tìm thấy sự hài lòng trong việc chăm sóc cho người bệnh. Bạn sẽ thấy dễ chịu khi biết mình có ích và người bạn yêu thương thật sự cần bạn. Công việc chăm sóc người bệnh ung thư cũng có thể mở ra những cánh cửa để có thêm những người bạn mới, những mối quan hệ mới. Thông qua các hội, nhóm, bạn có thể gặp gỡ những người có cùng hoàn cảnh và khó khăn như bạn và gia đình bạn. Việc chăm sóc người bệnh cũng kéo các thành viên gia đình lại gần nhau và giúp mọi người cảm thấy gần gũi hơn với người bệnh đang cần được chăm sóc. Đây là những cảm xúc tích cực giúp bạn thêm nghị lực và sức chịu đựng để tiếp tục thực hiện vai trò của người chăm sóc trong suốt thời gian người bệnh cần.

Điều gì xảy ra nếu bạn không muốn là người chăm sóc?

Cảm thấy công việc chăm sóc người bệnh ung thư là quá tải, gánh nặng, thậm chí mắc kẹt tại thời điểm nào đó là điều khá bình thường. Có thể bạn cảm thấy áp lực từ các thành viên trong gia đình, bạn bè, từ các bác sỹ, điều dưỡng của người bệnh ung thư làm bạn phải nhận công việc chăm sóc mặc dù bạn có rất ít hoặc không có mong muốn hoặc khả năng làm việc này.                                                                                                                                                                                                    

Nếu bạn trở thành một người chăm sóc do mong muốn của người khác, bạn cần suy nghĩ về cảm xúc của mình trước áp lực công việc. Bạn nên quyết định những giới hạn của bản thân và cho họ biết càng sớm càng tốt – trước khi những yêu cầu của công việc chăm sóc trở thành một vấn đề. Nếu bạn biết sẽ gặp sự phản đối, bạn có thể nhờ bác sỹ điều trị ung thư giới thiệu cho bạn người mà bạn có thể nói chuyện về vấn đề tìm người chăm sóc người bệnh ung thư.

Tổng Quan Về Bệnh Ung Thư Tim Nguy Hiểm Hiếm Gặp Số 1

Bạn cũng cần chăm sóc bản thân

Thật khó để dự liệu trước được bệnh tật, nhất là bệnh nghiêm trọng như ung thư. Bỗng nhiên bạn được yêu cầu chăm sóc cho người bệnh ung thư, và người bệnh cũng cần bạn giúp đỡ khi quyết định về chăm sóc y tế và lựa chọn điều trị. Tất cả những điều này đều không dễ dàng. Sẽ có lúc bạn làm rất tốt, nhưng cũng có lúc bạn chỉ muốn từ bỏ. Đây cũng là điều bình thường.

Có nhiều nguyên nhân gây căng thẳng và sa sút tinh thần của những người chăm sóc người bệnh ung thư.  Đối mặt với khủng hoảng do bệnh ung thư ở người mà bạn yêu thương, tương lai bất định, lo lắng về tài chính, những quyết định khó khăn, và những thay đổi bất ngờ và không mong muốn trong lối sống chỉ là một vài ví dụ. Và trong khi mọi sự chú ý đều tập trung vào người bệnh, tất cả những điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới thể chất và sức khoẻ tinh thần của người chăm sóc.

Có những cách để giúp giảm căng thẳng và nhắc nhở bạn tận hưởng cuộc sống:

  • Tìm trợ giúp của gia đình và bạn bè trong việc chăm sóc người bệnh
  • Tập thể dục.
  • Ăn uống lành mạnh
  • Trợ giúp tinh thần như hoạt động tôn giáo, cầu nguyện, viết nhật kí, hoặc thiền định, đọc sách, vẽ tranh.
  • Tham gia các hoạt động giải trí để có thời gian giao tiếp vui vẻ với bạn bè.

=>> Xem thêm: Liệu pháp 4T – liệu pháp toàn diện cho người bệnh ung thư

Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia về sức khỏe tâm thần nếu bạn thấy cần

Việc đôi khi cảm thấy quá tải với những trách nhiệm của người chăm sóc là bình thường. Nhưng nếu cảm giác này xuất hiện liên tục có thể bạn cần gặp chuyên gia sức khoẻ tâm thần. Dưới đây là danh sách các dấu hiệu nặng, hãy tìm sự trợ giúp chuyên môn nếu bạn:

  • Cảm giác chán nản, cơ thể mệt mỏi, tuyệt vọng.
  • Muốn làm tổn thương bản thân hoặc làm tổn thương hay quát mắng người thân.
  • Phụ thuộc quá nặng vào rượu hoặc các thuốc kích thích.
  • Xung đột với vợ/ chồng, các con, con riêng, hoặc các thành viên khác trong gia đình và bạn bè.
  • Không còn quan tâm chăm sóc bản thân.

Hãy nghỉ ngơi hoặc dành thời gian cho riêng mình.

Phần lớn những người chăm sóc không muốn nghỉ ngơi khỏi những trách nhiệm chăm sóc người bệnh thậm chí là trong thời gian ngắn. Thực tế, họ thường cảm có lỗi nếu họ tạm ngừng việc chăm sóc. Nhưng không ai có thể là người chăm sóc mỗi ngày, 24 giờ trong ngày, trong nhiều tháng và thậm chí nhiều năm. Hãy cố gắng dành thời gian mỗi ngày tách khỏi việc nhà và  người thân bạn đang chăm sóc- thậm chí chỉ là để đi dạo bộ một quãng đường ngắn hoặc đi mua đồ ăn.

Người chăm sóc cũng cần những khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn, hoàn toàn thoát khỏi công việc nặng nhọc của người chăm sóc, giúp họ giữ được sức khỏe và cải thiện tinh thần của họ. Trong thời gian này, gia đình cần tìm những người khác chăm sóc (người chăm sóc tạm thời, có thể là người thân khác, hoặc những người có chuyên môn, được trả thù lao).

Biết những điều bạn không thể làm

Tự làm tất cả việc chăm sóc người bệnh trong bất kỳ giai đoạn nào đều là không thực  tế. Hãy tìm sự giúp đỡ của những người khác. Hãy để họ được tham gia vào cuộc sống của bạn và vào việc chăm sóc cho người thân đang bị ung thư.

Yêu cầu người khác giúp đỡ

Nhận sự giúp đỡ của của mọi người sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực và  có thời gian chăm sóc bản thân. Thông thường, gia đình và bạn bè muốn giúp đỡ nhưng lại không biết giúp đỡ như thế nào hoặc không biết bạn cần gì. Đây là một vài lời khuyên để người chăm sóc có thể tìm sự hỗ trợ từ gia đình và bè bạn:

  • Tìm hiểu những tình huống mà bạn cần giúp đỡ. Lập một danh sách hoặc đánh dấu trên lịch.
  • Hỏi gia đình và bạn bè xem họ nghĩ họ có thể giúp những việc gì và vào lúc nào. Bạn cũng nên liên hệ với từng người với một đề nghị cụ thể. Hãy thật rõ ràng về những gì bạn cần họ giúp.
  • Khi có trả lời của mỗi người, đánh dấu nó trên danh sách của bạn để chắc chắn họ có thể đảm nhận được công việc bạn cần họ giúp.

Tổng Quan Về Bệnh Ung Thư Tim Nguy Hiểm Hiếm Gặp Số 1

Chăm sóc con cái trong thời gian này

Nếu bạn có con nhỏ, bạn cần tìm ra cách chăm sóc chúng và những nhu cầu của chúng trong khi bạn chăm sóc cho người bệnh ung thư. Việc sắp xếp lại thời gian biểu của các con và cố gắng duy trì cuộc sống của chúng bình thường nhất có thể là điều khó khăn nên bạn sẽ cần sự cam kết giúp đỡ nhiều hơn từ bạn bè và các thành viên trong gia đình. Những đứa trẻ có thể cảm nhận được sự căng thẳng của các thành viên trong gia đình và nhận ra họ dành ít thời gian cho chúng hơn. Mặc dù thời gian của bạn có hạn, bạn nên giành thời gian cùng con để biết những điều chúng lo lắng và sợ hãi.

Duy trì công việc trong thời gian làm người chăm sóc người bệnh

Bản thân việc chăm sóc người bệnh có thể là một công việc toàn thời gian. Nhưng  nhiều người chăm sóc còn có công việc được trả lương mà họ đã làm từ trước. Một vài người chăm sóc thậm chí phải nghỉ không lương, bỏ lỡ cơ hội thăng tiến và mất các lợi ích và phụ cấp. Sự căng thẳng của việc chăm sóc cho người bệnh cùng với việc lo lắng duy trì công việc cơ quan có thể khiến bạn quá tải.

Nếu bạn cần duy trì công việc nhưng sự gián đoạn và thời gian nghỉ việc tạo nên các rắc rối, bạn có thể cần lập thời gian biểu khác để ở bên người bệnh lúc họ cần bạn nhất. Ví dụ, bạn có thể làm việc nửa ngày hoặc chia ca, hoặc có một ngày nghỉ mỗi tuần để tới gặp bác sỹ. Nếu bạn cần nghỉ làm một thời gian, hãy nói chuyện với sếp của bạn

Đừng tự trách mình

Bạn luôn cố gắng đưa ra những quyết định có lợi và phù hợp nhất với người bệnh. Nhưng đôi khi bạn sẽ cảm thấy đáng ra bạn đã có thể xử lý tình huống tốt hơn hoặc làm những điều tốt hơn. Vào những thời điểm này, quan trọng là đừng tự trách mình. Hãy nhớ là ai cũng có lúc mắc sai lầm, bạn không phải là ngoại lệ. Hãy luôn nhớ vì sao bạn chọn làm công việc nhiều khó khăn và căng thẳng này.

Là người chăm sóc, bạn có vai trò quan trọng và đặc biệt trong việc giúp người bạn yêu thương chiến đấu với bệnh ung thư.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh ung thư tim. Mong rằng bài viết đã phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về căn bênh ung thư tim, căn bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm này. Bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước: 1800 6527 hoặc 0985.370.886  để được các chuyên gia tư vấn tận tình.

Dược Sĩ Trà My

Đánh giá
Có thể bạn quan tâm: ,
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận