Tại sao ung thư đại tràng tái phát? Cách điều trị thế nào?

 88 lượt xem

Ung thư đại tràng sau khi được điều trị khỏi vẫn có một tỷ lệ nhất định bệnh nhân bị tái phát bệnh. Điều này khiến người bệnh cảm thấy hoang mang, lo lắng. Vậy nguyên nhân nào khiến ung thư đại tràng tái phát? Dấu hiệu nhận biết bệnh tái phát trở lại là gì và cách điều trị ra sao? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng theo dõi!

1. Ung thư đại tràng tái phát là gì?

Ung thư đại tràng tái phát là tình trạng ung thư xuất hiện trở lại sau khi đã được điều trị thành công ở lần đầu tiên. Nguy cơ tái phát bệnh của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, mức độ tiến triển của bệnh, phương pháp điều trị đã từng tiến hành,…

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Ung thư Sloan – Kettering, trong số 1.320 bệnh nhân ung thư đại tràng di căn được khảo sát có khoảng 243 người bị tái phát, tức là tỷ lệ tái phát chiếm 18%.

2. Các dạng ung thư đại tràng tái phát

Tùy thuộc vào vị trí ung thư quay trở lại mà ung thư đại tràng tái phát được chia thành 3 dạng như sau:

  • Tái phát cục bộ: Là tình trạng ung thư quay trở lại tại đúng vị trí khối u nguyên phát tại đại tràng ban đầu. 
  • Tái phát khu vực lân cận: Khối u ác tính xuất hiện trở lại tại vị trí xung quanh đại tràng. Trường hợp này là do ung thư đại tràng di căn tới các vị trí lân cận như hạch bạch huyết. Sau khi được điều trị, các tế bào ung thư còn sót lại tại khu vực này tiếp tục phát triển trở lại và hình thành lên các khối u tại đây.
  • Tái phát xa: Xảy ra khi ung thư đại tràng di căn tới các cơ quan ở xa trong cơ thể như gan, phôi, xương, não,… Nếu các phương pháp điều trị không loại bỏ hết được chúng thì sau một thời gian, các tế bào ung thư còn sót lại tại các cơ quan này sẽ phát triển thành khối u tại đây.

3. Nguyên nhân khiến ung thư đại tràng tái phát

Có nhiều nguyên nhân khiến ung thư đại tràng quay lại sau khi đã điều trị thành công, trong đó có nguyên nhân khách quan và chủ quan từ người bệnh. Hiểu rõ được nguyên nhân sẽ giúp hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát trở lại. 

3.1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan gây ung thư đại tràng tái phát chủ yếu là từ phương pháp điều trị bệnh ở lần điều trị đầu tiên. Tuy khi đó tình trạng bệnh đã được đẩy lùi, điều trị có thể coi là thành công, nhưng thực tế vẫn còn sót lại một số tế bào ung thư siêu nhỏ không thể phát hiện được khi kiểm tra. Sau một thời gian, chúng sẽ phát triển nhanh chóng trở lại và gây ra tình trạng ung thư đại tràng tái phát. 

3.2. Nguyên nhân chủ quan

Phần lớn các trường hợp ung thư đại tràng tái phát đến từ nguyên nhân chủ quan ở chính người bệnh. Sau khi đã điều trị khỏi, người bệnh vẫn thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ là nguyên nhân ung thư đại trực tràng khiến bệnh quay trở lại như:

  • Người bệnh có chế độ ăn uống không lành mạnh như thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn cay nóng, thức ăn có hàm lượng đường cao, các loại thực phẩm muối lên men,… Những loại thực phẩm này có chứa các độc tố gây tổn thương DNA tế bào, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư. 
  • Lối sống ít vận động, thừa cân, béo phì: Những điều này khiến hoạt động trao đổi chất trong cơ thể bị trì trệ, từ đó làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển trở lại. 
  • Lối sống, thói quen sinh hoạt không điều độ, lành mạnh: thường xuyên thức khuya, uống rượu bia, các chất kích thích,…
  • Người bệnh chủ quan không tái khám định kỳ sau khi kết thúc điều trị.
Sử dụng rượu bia là nguyên nhân khiến ung thư đại tràng tái phát trở lại
Sử dụng rượu bia là nguyên nhân khiến ung thư đại tràng tái phát trở lại

4. Dấu hiệu ung thư đại tràng tái phát

Tùy thuộc vào vị trí khối u ác tính quay trở lại mà bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu khác nhau. Các triệu chứng ung thư đại tràng tái phát gồm: 

  • Rối loạn tiêu hóa: người bệnh có thể bị táo bón, tiêu chảy thất thường, đầy bụng, chướng hơi, tiêu hóa kém,…
  • Phân mỏng dẹt như lá lúa, thường kèm theo máu. 
  • Đau co thắt vùng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn
  • Chán ăn, suy nhược cơ thể, sụt cân nghiêm trọng

Nếu ung thư tái phát ở các vị trí khác ngoài đại tràng thì người bệnh còn có các triệu chứng do khối u thứ phát tại các cơ quan đó gây ra:

  • Khối u đại tràng tái phát ở gan: gây vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu sậm màu,…
  • Khối u tái phát ở phổi: Người bệnh sẽ có triệu chứng như khó thở, ho dai dẳng, đau tức vùng ngực,…
  • Khối u tái phát ở xương gây đau nhức xương, hạn chế vận động, trường hợp nặng có thể gây gãy xương
Đau bụng, đầy hơi là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh ung thư đại tràng tái phát
Đau bụng, đầy hơi là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh ung thư đại tràng tái phát

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, hoặc thấy cơ thể có những thay đổi khác lạ, hãy thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng tái phát.

5. Các phương pháp chẩn đoán ung thư đại tràng tái phát

Các phương pháp giúp chẩn đoán ung thư đại tràng tái phát hiện nay gồm: 

  • Nội soi đại trực tràng: Phương pháp nội soi sẽ giúp phát hiện khối u tại đại tràng
  • Xét nghiệm máu: Khi bị ung thư đại trực tràng tái phát, một loại kháng nguyên là CEA trong máu sẽ tăng cao. Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số này để chẩn đoán bệnh. 
  • Sinh thiết tế bào: Trong quá trình nội soi,mẫu niêm mạc đại tràng sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện bất thường nếu có của tế bào khi có ung thư đại tràng tái phát
  • Chụp cắt lớp CT: dạ dày, ngực và xương chậu để xác định có ung thư đại tràng tái phát di căn hay không

Xem thêm: Những điều cần biết về tầm soát ung thư đại tràng

Phương pháp nội soi
Phương pháp nội soi

6. Điều trị ung thư đại tràng tái phát

Khi xác định bệnh nhân bị ung thư đại tràng tái phát, bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố như: vị trí ung thư tái phát, kích thước khối u và phạm vi lây lan của nó, tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, các phương pháp điều trị và tác dụng không mong muốn người bệnh đã gặp phải ở lần điều trị trước để có kế hoạch điều trị cho đợt tái phát này.

Nếu ung thư đại tràng tái phát ở tại vị trí khối u như ban đầu, có thể phẫu thuật để cắt bỏ, kết hợp với hóa trị để thu nhỏ lây lan của các tế bào ung thư. Ngoài ra, nếu bệnh nhân chưa bị nhiễm phóng xạ ở lần điều trị trước, bác sĩ cũng có thể dùng xạ trị để điều trị.

Còn các trường hợp tái phát ở các cơ quan xa, di căn tới nhiều tạng trong cơ thể thì phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là hóa trị. Phẫu thuật và xạ trị cũng được chỉ định trong trường hợp này nhằm làm giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh.  

Xem thêm: Cẩm nang thông tin về hóa trị ung thư đại trực tràng

7. Ung thư đại tràng tái phát sống được bao lâu?

Thời gian sống ở bệnh nhân ung thư đại tràng tái phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bệnh lý mắc kèm, mức độ tái phát của ung thư, vị trí tái phát, mức độ lây lan… Tuy nhiên, ung thư đại tràng tái phát nếu được phát hiện sớm thì tiên lượng sống sẽ rất cao, lên tới 74%.

8. Làm sao để phòng ngừa ung thư đại tràng tái phát?

Sau khi điều trị thành công ung thư đại tràng, bệnh nhân và người nhà cần lưu ý các điểm sau để phòng ngừa ung thư đại tràng tái phát:

8.1. Khám và tầm soát định kỳ

Thông thường, sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo tái khám, làm các xét nghiệm định kỳ 3-6 tháng 1 lần trong 3 năm đầu tiên. Bất cứ khi nào có các dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra kịp thời. Tần suất khám, tầm soát định kỳ sẽ kéo dài lên 1 năm 1 lần từ năm thứ 4.

Bệnh nhân nên tuân thủ tốt việc khám định kỳ để được theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời nếu có tái phát.

8.2. Tăng cường vận động

Vận động vừa phải, phù hợp với thể trạng giúp cơ thể thêm khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch để chống lại ung thư. Sau thời gian điều trị ung thư đại tràng, bệnh nhân cũng cần tập luyện, vận động theo lộ trình để phục hồi sức khỏe.

Vận động không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp bệnh nhân có thêm tinh thần lạc quan, giảm căng thẳng.

8.3. Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thuốc lá, bia rượu

Giảm bớt chất béo, đồ nướng, thịt đỏ, đường, thức ăn chế biến sẵn sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư đại tràng. Bệnh nhân nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc, vitamin giúp hỗ trợ tiêu hoá, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Đồng thời, hạn chế thuốc lá, bia rượu, cà phê – đây là những thủ phạm hàng đầu gây ung thư và tái phát ung thư

Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống lành mạnh để hạn chế bệnh tái phát
Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống lành mạnh để hạn chế bệnh tái phát

8.4. Duy trì cân nặng ổn định, tránh béo phì

Trong các tế bào mỡ bụng của những người thừa cân và béo phì có một loại protein gây viêm. Khi cơ thể nhiều mỡ, protein này sẽ gây viêm mạn tính, gây tổn thương AND và làm tăng nguy cơ tái phát ung thư. Vì vậy, bệnh nhân ung thư đại tràng cần kiểm soát cân nặng thật tốt để giảm nguy cơ tái phát bệnh

8.5. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, phòng ngừa tái phát

Sử dụng các sản phẩm có tác dụng tốt để hỗ trợ điều trị ung thư như Kibou Fucoidan có tác dụng chống ung thư hiệp đồng rất tốt và được chứng minh có tác dụng trên rất nhiều bệnh nhân. Sản phẩm được các bác sĩ ung bướu khuyên dùng kết hợp trong và sau quá trình điều trị ung thư đại tràng giúp nâng cao sức đề kháng, giảm tác dụng phụ khi điều trị, kiểm soát và phòng ngừa ung thư tái phát.

Hi vọng những thông tin hữu ích có trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh ung thư đại tràng tái phát để từ đó biết cách nhận biết cũng như phòng ngừa bệnh quay trở lại. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các bệnh ung thư cũng như sản phẩm Kibou fucoidan, liên hệ ngay với Chuyên gia qua hotline 18006527 để được tư vấn chi tiết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận