Bách khoa toàn thư về ung thư gan
Khi nghe nhắc tới bệnh lý ung thư gan nhiều người đều cảm thấy sợ hãi và cho rằng mình đang cầm trên tay “bản án tử” . Bởi hàng năm thì tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư gan đều đứng đầu trong số các bệnh ung thư. Để kiểm soát căn bệnh này hiệu quả nhất, bạn cần chủ động tìm hiểu toàn bộ thông tin về nó qua bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!

1. Ung thư gan là gì?
Ung thư gan là tình trạng các tế bào ác tính phát sinh ở gan và hình thành khối u tại đây. Nó có thể phá hủy các tế bào gan và tác động đến hoạt động bình thường của cơ quan quan trọng này.
Gan là cơ quan lớn và thực hiện nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như loại bỏ các độc tố và chất có hại, tiết ra mật giúp tiêu hóa chất béo, vitamin, chất dinh dưỡng cũng như lưu trữ glucose, dưỡng chất đảm bảo sự sống cho cơ thể. Khi cơ quan này gặp vấn đề như xuất hiện khối u có thể ảnh hưởng đến chức năng của nó và sức khỏe của cơ thể.
2. Ung thư gan có những loại nào?
Ung thư gan được chia thành hai loại là ung thư gan nguyên phát và thứ phát. Cụ thể:
- Ung thư gan nguyên phát: Là loại ung thư gan thường gặp (ở 80% bệnh nhân) với các tế bào ác tính tăng sinh không kiểm soát bắt đầu từ gan. Thể bệnh này xuất hiện nhiều ở phụ nữ, những người trên 50 tuổi hoặc người bị xơ gan, viêm gan B, C. Ung thư gan nguyên phát được chia thành các dạng:
- Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC): Loại ung thư phổ biến chiếm khoảng 75% các trường hợp.
- Ung thư đường mật trong gan (Cholangiocarcinoma): Khối u được hình thành ở các ống mật trong gan nên được gọi là ung thư đường mật trong gan. Còn nếu hình thành ở ống mật ngoài gan thì gọi là ung thư đường mật ngoài gan. Trong các trường hợp ung thư gan thì ung thư đường mật chiếm khoảng 10 – 20%.

-
- U nguyên bào gan: Tỷ lệ cực kỳ hiếm gặp và hầu hết xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.
- U mạch máu ác tính: Là dạng ung thư bắt nguồn từ mạch máu của gan và là dạng ung thư hiếm gặp. Dạng này có xu hướng tiến triển nhanh, vì vậy khi phát hiện thường là ở giai đoạn muộn.
- Ung thư gan thứ phát: Các tế bào ung thư xuất phát từ cơ quan khác di căn tới gan và hình thành khối u tại đây.
3. Các giai đoạn ung thư gan
Việc xác định giai đoạn của ung thư giúp bác sĩ xác định mức độ tiến triển của khối u từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Ung thư gan có thể chia thành 4 giai đoạn, cụ thể:
- Ung thư gan giai đoạn 1: Còn được gọi là ung thư gan giai đoạn đầu, lúc này chỉ có một khối u duy nhất và chưa có sự xâm lấn tới các hạch hay cơ quan khác.
- Ung thư gan giai đoạn 2: Khối u tại gan đã bắt đầu lây lan tới các mạch máu hoặc có nhiều khối u trong gan với kích thước bé hơn 5cm.
- Ung thư gan giai đoạn 3 được chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn:
- Giai đoạn IIIA: Nhiều khối u xuất hiện trong gan và có ít nhất một khối u có đường kính trên 5cm, chưa di căn đến hạch hay các cơ quan ngoài gan
- Giai đoạn IIIB: Có một hoặc nhiều khối u trong gan, đã xâm lấn tới một trong những mạch máu chính ở gan hoặc phúc mạc, chưa di căn hạch hoặc cơ quan khác.
- Ung thư gan giai đoạn IV: Còn được gọi là ung thư gan giai đoạn cuối, chia thành hai giai đoạn, cụ thể:
- Giai đoạn IVA: Khối u không chỉ khu trú tại gan mà di căn tới các hạch bạch huyết ở gần, nhưng chưa tới các cơ quan xa.
- Giai đoạn IVB: Ung thư gan di căn đến các cơ quan xa như phổi, não, xương,…

4. Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan
Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ được cho là có liên quan tới việc hình thành ung thư gan:
- Đột biến DNA: Nguyên nhân ung thư gan có liên quan tới đột biến DNA của tế bào. DNA có ai trò hướng dẫn quá trình hóa học của cơ thể, khi chúng xảy ra đột biến dẫn tới sự thay đổi của các quá trình này. Kết quả là tế bào tăng sinh với tốc độ quá nhanh, vượt ngoài tầm kiểm soát và hình thành khối u – một khối tế bào ung thư.
- Bệnh lý tại gan: Người mắc các bệnh lý như viêm gan B, viêm gan C, xơ gan,… có nguy cơ xuất hiện tình trạng ung thư gan. Đặc biệt người mắc bệnh lý gan di truyền như bệnh ứ sắt (Hemochromatosis), bệnh Wilson (bệnh rối loạn chuyển hóa đồng),…
- Tiếp xúc với aflatoxin: Aflatoxin là một chất độc sinh ra từ nấm mốc khi thực phẩm được bảo quản kém. Kết quả là trở thành mầm bệnh gây nguy hiểm cho gan.
- Uống nhiều rượu, bia: Tiêu thụ quá nhiều rượu bia có thể gây ra tổn thương gan không hồi phục, tăng nguy cơ ung thư.
Xem thêm>>> Nguyên nhân ung thư gan và cách phòng ngừa hiệu quả
5. Dấu hiệu ung thư gan là gì?
Bạn nên lưu ý một số dấu hiệu để nhận biết ung thư gan bao gồm:
- Đau bụng vùng gan
- Gan to
- Đầy bụng, chướng bụng
- Vàng da vàng mắt
- Nước tiểu sẫm màu
- Ngứa da
- Chán ăn, sụt cân
- Buồn nôn, nôn
- Mệt mỏi
6. Các phương pháp chẩn đoán ung thư gan
Khám và chẩn đoán ung thư gan thường bắt đầu bằng khám tổng quát, tiền sử bệnh và các triệu chứng gặp phải. Bác sĩ sẽ đặc biệt lưu ý nếu bạn uống rượu bia lâu ngày, mắc viêm gan B hoặc viêm gan C mạn tính.

Để chẩn đoán chính xác cần thực hiện thêm các xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm chức năng gan: Các xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của gan như đo nồng độ protein, albumin, bilirubin trong máu và men gan,…
- Tìm kiếm các chất chỉ điểm khối u: Khi các chỉ số như AFP, AFP – L3, PIVKA-II trong máu tăng cao thì khả năng mắc ung thư gan khá cao.
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm ổ bụng, chụp CT hoặc MRI tạo ra hình ảnh chi tiết của gan và các cơ quan khác nằm trong ổ bụng. Nhờ đó xác định vị trí, kích thước của khối u và đánh giá tình trạng di căn của nó đã tới các cơ quan khác hay không.
- Sinh thiết gan: Mẫu mô gan nhỏ được lấy thông qua hướng dẫn của siêu âm hoặc nội soi. Sau đó quan sát dưới kính hiển vi để tìm các tế bào ung thư.
Xem thêm>>> Tầm soát ung thư gan và những thông tin cần biết
7. Điều trị ung thư gan
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị ung thư gan phù hợp dựa trên các yếu tố như:
- Số lượng, vị trí và kích thước khối u ở gan
- Chức năng gan
- Khối u đã di căn hay chưa
Các phương pháp phổ biến được áp dụng bao gồm:
- Phẫu thuật cắt gan
- Ghép gan
- Đốt sóng cao tần điều trị ung thư gan
- Tiêm ethanol vào khối u
- Nút mạch hóa chất
- Nút mạch phóng xạ
- Xạ trị ngoài
- Điều trị giảm nhẹ
8. Biến chứng của ung thư gan
Ung thư gan là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao bởi những biến chứng mà nó gây ra. Bao gồm:

- Tắc nghẽn ống dẫn mật: Mật được tạo ra tại gan và qua các ống dẫn để chuyển về túi mật, ruột non. Khối u gan có thể phát triển tới ống dẫn gây tắc nghẽn ống mật. Người bệnh sẽ gặp phải cơn đau ở vùng bụng bên phải, vàng da, ngừa, buồn nôn, nôn,…
- Giãn tĩnh mạch thực quản: Khối u tại gan khiến máu khó lưu thông qua tĩnh mạch nhỏ dần dần gây ra giãn tĩnh mạch. Đặc biệt là khi chúng bị vỡ gây chảy máu trong thực quản, còn được gọi là xuất huyết do giãn tĩnh mạch thực quản. Nếu không được xử lý nhanh chóng có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.
- Chảy máu: Gan cũng là cơ quan có trách nhiệm tạo các protein giúp máu đông. Khi gan bị tổn thương gây ảnh hưởng đến quá trình này, các protein được sản xuất với số lượng ít hơn. Hệ quả là tình trạng xuất huyết dẫn tới thiếu máu với biểu hiện như chảy máu khi đánh răng, chảy máu cam thường xuyên,… Nghiêm trọng hơn là nguy cơ xuất huyết nội tạng.
- Thiếu máu: Bởi tình trạng chảy máu trên có thể dẫn đến thiếu máu với các biểu hiện xanh xao, mệt mỏi, khó thở, nhịp tim nhanh, choáng váng,…
- Hội chứng gan thận: Đây là tình trạng biến chứng liên quan tới thân do thay đổi ở mạch máu khiến lượng máu tới thận bị giảm sút. Biến chứng này khá phổ biến ở cả bệnh nhân ung thư gan và các bệnh lý gan khác. Thật không may là hội chứng này không thể phục hồi trừ khi được thực hiện ghép gan.
- Bệnh não gan: Gan bị tổn thương dẫn tới không thể loại bỏ các độc tố, chúng di chuyển đến não. Gây ra một số triệu chứng như mất trí nhớ, mất phương hướng, lú lẫn, thay đổi tính cách,… Để điều trị não gan có nhiều cách nhưng tiên lượng phụ thuộc vào mức độ của khối u gan.

9. Chăm sóc người bệnh ung thư gan
Chăm sóc bệnh nhân ung thư gan đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát tiến triển của bệnh và giúp người bệnh nhanh hồi phục. Bạn nên lưu ý một số điểm trong kế hoạch chăm sóc dưới đây nhé!
- Chế độ dinh dưỡng: Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đảm bảo cân bằng chúng. Hạn chế các thực phẩm có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư gan như thịt đỏ, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia,…
- Nâng cao thể trạng: Tập luyện thể dục với cường độ và các bài tập phù hợp. Sắp xếp thời gian biểu rõ ràng cho các bài tập và nghỉ ngơi trong ngày.
- Chăm sóc về tinh thần: Lắng nghe và chia sẻ với người bệnh về những nỗi lo của họ. Luôn động viên, an ủi và không để người bệnh cảm thấy cô đơn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Làm sao để chăm sóc bệnh nhân ung thư gan hiệu quả nhất?
10. Làm sao để phòng bệnh?
Không thể tuyệt đối phòng ngừa bệnh ung thư gan nhưng bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh khi tuân thủ các biện pháp sau:
- Tiêm vaccin viêm gan B, viêm gan C đầy đủ cũng như thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
- Phòng ngừa bệnh xơ gan, nếu mắc bệnh cần tiến hành điều trị sớm và đúng cách
- Hạn chế uống rượu bia
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Khám sàng lọc và phát hiện sớm ung thư
Bên cạnh đó, bạn có thể nâng cao sức khỏe bằng các sản phẩm hỗ trợ như Kibou Fucoidan vàng 3 thành phần. Với sự kết hợp của ba thành phần Fucoidan từ tảo nâu Mozuku, nấm Agaricus và nghệ đen Okinawa, mang lại hiệu quả gấp nhiều lần.
Trên đây là tổng hợp toàn bộ thông tin về ung thư gan giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Ngay cả khi mắc bệnh, bạn cũng đừng sợ hãi mà nên chuẩn bị sẵn tâm lý, tìm hiểu các thông tin để chiến đấu với nó. Chúc bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe.