Ung thư phổi và những điều cần biết! XEM NGAY

 68 lượt xem

Hiện nay, ung thư phổi là một trong những bệnh u bướu có tỷ lệ mắc cao nhất tại nước ta. Việc tìm hiểu những nguy cơ có thể khiến ung thư phổi khởi phát, cùng các triệu chứng để sớm phát hiện bệnh sẽ giúp bạn khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng này. Để có thông tin cụ thể hơn, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau!

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là tình trạng các tế bào trong phổi phát triển ngoài tầm kiểm soát. Bệnh sẽ bắt đầu từ phổi và có thể di căn đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác trong cơ thể, chẳng hạn như não. Ung thư từ các cơ quan khác cũng có thể di căn đến phổi.

Ung thư phổi thường được nhóm thành hai loại chính, bao gồm: Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ, trong đó ung thư phổi không phải tế bào nhỏ phổ biến hơn. Mỗi loại ung thư phổi này có đặc tính phát triển khác nhau và nên cũng được điều trị khác nhau.

Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi có triệu chứng gì?

Thực tế, tùy cơ địa của mỗi người mà sự biểu hiện của ung thư phổi cũng khác nhau, hơn nữa, nó cũng phụ thuộc vào vị trí hoặc giai đoạn khối u tiến triển, một số người có các triệu chứng liên quan đến phổi, còn nếu ung thư phổi đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ có các triệu chứng đặc trưng tại cơ quan đó. Nhưng không ít trường chỉ có biểu hiện mệt mỏi, cho tới khi ung thư phổi chuyển sang giai đoạn nặng. Các triệu chứng chung được ghi nhận là:

  • Ho khan, hoặc có đờm nặng kéo dài.
  • Đau tức ngực.
  • Hụt hơi.
  • Thở khò khè.
  • Ho ra máu.
  • Người rã rời, mệt mỏi.
  • Sụt cân bất thường.

Bên cạnh đó, bệnh có thể tiến triển ở người xuất hiện triệu chứng viêm phổi lặp đi lặp lại, các hạch bạch huyết ở vùng ngực sưng to.

Nguy cơ nào gây ra ung thư phổi?

Ung thư phổi khởi phát có thể tiến triển từ rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

Hút thuốc lá

Đây được coi là tác nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Số liệu thống kê tại Hoa Kỳ cho biết, hút thuốc lá có liên quan đến khoảng 80 – 90% trường hợp tử vong do ung thư phổi. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc hoặc tử vong vì bệnh lý này cao gấp 15 đến 30 lần so với những người không hút thuốc.

Sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác như xì gà cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học với rất nhiều hoạt chất có thể gây ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Thậm chí hút một vài điếu thuốc mỗi ngày hoặc hút thuốc lá thỉnh thoảng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bởi vậy, ngừng sử dụng thuốc lá ở mọi lứa tuổi có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi.

Khói thuốc

Khói thuốc và các chất độc hại trong đó còn có thể gây ảnh hưởng nặng nề hơn cả việc trực tiếp hút thuốc. Chúng được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng, bệnh tim mạch,… đặc biệt là ung thư phổi.

Môi trường ô nhiễm

Nếu phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, một số chất độc từ nơi làm việc đặc thù như amiăng, thạch tín, khí thải diesel, khí radon, một số dạng silica, crom,… sẽ có nguy cơ rất cao bị ung thư phổi.

Ô nhiễm môi trường làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Tiền sử cá nhân hoặc gia đình về bệnh ung thư phổi

Chưa có bằng chứng chính xác nào về vấn đề này nhưng nhiều trường hợp cho thấy nếu gia đình có người mắc ung thư phổi thì bạn cũng trở thành một đối tượng nguy cơ cao.

Bên cạnh đó, nếu bạn đã điều trị ung thư phổi ổn định, hoặc mắc loại ung thư khác, tỷ lệ bị bệnh trở lại cũng ở mức trung bình.

Chế độ ăn

Các nhà khoa học đang phân tích nhiều loại thực phẩm khác nhau để xem liệu chúng có thay đổi nguy cơ mắc bệnh hay không. Bạn cần chú ý rằng, ở người có thói quen hút thuốc, khi bổ sung beta-carotene sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Ngoài ra, nguồn nước uống chứa asen (chủ yếu từ giếng khoan, giếng đào) cũng có thể khiến bệnh khởi phát.

Xem thêm: Bài tập yoga cho người bị ung thư

Ung thư phổi và những điều cần biết! XEM NGAY

Ngăn ngừa ung thư phổi bằng cách nào?

Mầm mống ung thư phổi có thể hiện diện ở bất cứ đâu xung quanh chúng ta, do đó, để ngăn ngừa bệnh lý này tiến triển, bạn hãy chú ý những lời khuyên sau đây:

  • Không hút thuốc: Hút thuốc lá gây ra khoảng 80% đến 90% trường hợp mắc và tử vong do ung thư phổi. Bởi vậy, để ngăn ngừa khả năng bệnh bùng phát, hãy ngừng ngay việc dùng thuốc lá.
  • Tránh khói thuốc: Như đã phân tích, khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tương tự như trực tiếp hút thuốc lá. Bởi vậy, bạn hãy nhắc nhở những người xung quanh hoặc tránh xa khu vực có người đang sử dụng thuốc để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
  • Giữ ấm cơ thể, tránh để nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Giữ ấm cơ thể giúp ngăn ngừa tổn thương phổi
Giữ ấm cơ thể giúp ngăn ngừa tổn thương phổi
  • Chú ý môi trường làm việc, nên có biện pháp hạn chế cơ thể tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, hóa chất,…
  • Nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường rau xanh, trái cây, uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ hộp,… cần hạn chế.
  • Tích cực tập luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế bệnh tật.

Liệu pháp tự nhiên giúp kiểm soát và ngăn ngừa ung thư phổi tiến triển

Mối nguy hại từ  khiến chúng ta không thể “làm ngơ”, mà cần phải “phòng còn hơn chống” ngay từ sớm. Để thực hiện được điều này, điều quan trọng hàng đầu chính là nâng cao miễn dịch, đồng thời bổ sung các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do và những yếu tố gây hại khác, giúp ngăn ngừa sự tiến triển của các tế bào u. Hiện nay, xu hướng bổ sung những hoạt chất này từ thiên nhiên đang được rất nhiều người áp dụng. Nổi bật chính là Fucoidan.

Đây là hoạt chất được chiết xuất từ tảo nâu, trong đó, các loại tảo có nguồn gốc từ vùng Okinawa, Mozuku, Kombu, Mekabu (Nhật Bản) chứa hàm lượng cao nhất. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm chứng minh tác dụng của Fucoidan, cho thấy chúng có hiệu quả:

Ung thư phổi và những điều cần biết! XEM NGAY

  • Tăng cường miễn dịch, hạn chế tác động của các yếu tố gây hại cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa ung thư phổi hình thành.
  • Điều hòa quá trình chết theo chu trình của tế bào (Apoptosis), kiểm soát sự tăng sinh của chúng, từ đó hạn chế quá trình di căn của các tế bào ung thư tới bộ phận khác trên cơ thể.
  • Ức chế quá trình hình thành mạch máu mới nhằm cắt đứt nguồn nuôi dưỡng tế bào ung thư, khiến chúng không thể phát triển.

Nhờ những tác dụng trên mà Fucoidan có thể kiểm soát sự tiến triển của ung thư phổi, nâng cao thể trạng cho người mắc, đồng thời ngăn ngừa bệnh khởi phát.

Ung thư phổi và những điều cần biết! XEM NGAY

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn có những kiến thức cần thiết về bệnh ung thư phổi. Nếu còn thắc mắc nào về bệnh lý này, bạn vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài miễn cước 18006527 để được chuyên gia tư vấn sớm nhất.

Hà Thanh

Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận