Ung thư vú giai đoạn 2 sống được bao lâu? Làm sao để kéo dài tiên lượng sống

 386 lượt xem

Ung thư vú giai đoạn 2 là thời điểm khối u vẫn còn khu trú ở phần vú. Vậy ở nếu phát hiện ở giai đoạn này bệnh nhân có thể điều trị được không? Tiên lượng sống của bệnh ung thư vú giai đoạn 2 là bao lâu? Làm sao để kéo dài thời gian sống? Hãy cùng nhãn hàng Kibou Fucoidan đi tìm câu trả lời nhé!

1. Ung thư vú giai đoạn 2 có nghĩa là gì?

Ung thư vú giai đoạn 2 là một dạng bệnh ung thư phát triển tại khu vực vú hoặc trong các khu vực gần nách cả hai bên. Phân loại ung thư vú từ giai đoạn I đến 2A có thể thuộc nhóm “đầu bệnh”, trong khi giai đoạn 2B đến 2I có thể được xem xét như là “ung thư vú tiến triển tại chỗ tại vùng.” Ung thư vú giai đoạn 2 vẫn có thể được coi như giai đoạn đầu của căn bệnh này. 

2. Lý giải các phân loại ung thư vú giai đoạn 2

Rất nhiều bệnh nhân sau khi nhân được kết quả chẩn đoán không hiểu rõ các thuật ngữ ở trong đó. Sau đây Kibou Fucoidan sẽ giải thích các cụm từ được viết để phân loại ung thư vú giai đoạn 2

Hệ thống phân loại giai đoạn TNM (Tumor-Node-Metastasis) là một phương pháp chẩn đoán ung thư, chia thành ba thành phần chính: 

  • T (Tumor – Khối u)
  • N (Node – Hạch vùng)
  • M (Metastasis – Di căn). 

Cụ thể:

2.1 T (Tumor – Khối u)

T thể hiện khối u đường kính bao nhiêu, có khối u hay không. Một số thuật ngữ thường gặp như:

  • Tx: Không thể đánh giá được kích thước và tính chất của khối u nguyên phát.
  • T0: Không tìm thấy bằng chứng về khối u nguyên phát.
  • T1: Khối u có đường kính lớn nhất không quá 2cm.
  • T2: Đường kính của khối u lớn nhất là hơn 2cm và nhỏ hơn hoặc bằng 5cm.
  • T3: Khối u có đường kính lớn nhất hơn 5cm.
  • T4: Khối u với mọi kích thước, nhưng có xâm lấn trực tiếp vào thành ngực và/hoặc da, gây loét, da sần như vỏ cam hoặc nốt trên da.
Hình ảnh khối ung thư vú
Hình ảnh khối ung thư vú

2.2 N (Node – Hạch vùng):

N thể hiện các hạch đã bị tế bào ung thư xâm lấn hay chưa. Cụ thể:

  • Nx: Hạch vùng không thể đánh giá được (ví dụ: hạch đã được cắt bỏ trước đó).
  • N0: Không có di căn tới hạch vùng, xác định qua chẩn đoán hình ảnh hoặc thăm khám lâm sàng.
  • N1: Có di căn đến hạch nách cùng bên với vú bị ung thư; hạch di động.
  • N2: Có di căn đến hạch nách cùng bên với vú bị ung thư, nhưng hạch nách có thể bị dính vào nhau hoặc tổ chức khác. Hoặc chỉ có di căn đến hạch vú trong cùng bên mà không có bằng chứng lâm sàng về di căn đến hạch nách.
  • N3: Di căn đến hạch dưới đòn cùng bên với vú bị ung thư có hoặc không kèm theo di căn hạch nách. Hoặc di căn hạch vú trong cùng bên với vú bị ung thư có kèm di căn hạch nách. Hoặc di căn hạch vùng trên đòn cùng bên với vú bị ung thư có hoặc không kèm theo di căn hạch vú trong hoặc hạch nách.

2.3 M (Metastasis – Di căn xa):

M thể hiện tình trạng di căn của khối. Cụ thể:

  • M0: Không có dấu hiệu lâm sàng và bằng chứng hình ảnh của di căn xa.
  • M1: Lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh cho thấy có di căn xa từ ung thư.

3. Dấu hiệu ung thư vú giai đoạn 2

Khi mắc ung thư vú giai đoạn 2, người bệnh thường có một số dấu hiệu và biểu hiện nhất định, bao gồm:

3.1 Khối u ở vú hoặc nách:

Triệu chứng đặc trưng của ung thư vú giai đoạn 2 là sự xuất hiện của một khối u. Bệnh nhân thường có thể được cảm nhận khi tự soạt hoặc thông qua kiểm tra y tế.

3.2 Thay đổi kích thước hoặc hình dạng của vú:

Sự biến đổi về kích thước và hình dạng của vú là một trong những dấu hiệu có thể xuất hiện, điều này có thể được tự nhận thức hoặc thông qua quá trình kiểm tra bệnh lý.

Để xác định chính xác giai đoạn của bệnh, các xét nghiệm chẩn đoán như siêu âm vú, nhũ ảnh, chụp MRI vú, và sinh thiết tổn thương vú thường được thực hiện. Ngoài ra, có thể thêm siêu âm bụng, siêu âm cổ, X-quang ngực, CT scan bụng, CT scan ngực, CT scan não, và xạ hình xương. Những biện pháp này có thể được thực hiện tùy thuộc vào tình trạng khối u và triệu chứng của bệnh nhân.

Để biết tính chất sinh học của khối u, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm như kiểm tra thụ thể nội tiết Estrogen (ER), Progesterone (PR), thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (HER2), và đánh giá mức độ tăng sinh tế bào (Ki67). Đối với xác định đột biến gen BRCA, có thể thực hiện trên mẫu bệnh phẩm đã xác định ung thư hoặc trong máu.

Ung thư vú có thể biểu hiện qua màu da vú bất thường
Ung thư vú có thể biểu hiện qua màu da vú bất thường

4. Phác đồ điều trị ung thư vú giai đoạn 2

Đa số bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn 2 sẽ được áp dụng phương pháp điều trị kết hợp. Bao gồm phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp nội tiết, liệu pháp nhắm trúng đích và xạ trị. Cụ thể tác dụng của từng biện pháp như sau:

4.1. Phẫu thuật điều trị ung thư vú giai đoạn 2

Phẫu thuật bảo tồn vú nhằm giữ lại một phần mô vú, cắt rộng khối u và một phần mô không bị ung thư xung quanh. Sau phẫu thuật bảo tồn, bệnh nhân thường được chỉ định xạ trị để ngăn tái phát ung thư. 

Nếu tế bào lan rộng hơn, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ toàn bộ tuyến vú. Có thể kèm theo việc giữ lại núm vú và da xung quanh tùy thuộc vào một số yếu tố như vị trí và kích thước của khối u.

Cùng với đó, bác sĩ cũng có thể tiến hành nạo vét hạch nách để kiểm soát bệnh, giảm tái phát hạch nách. 

4.2 Phương Pháp Tái Tạo Vú 

Phẫu thuật tái tạo vú có thể được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật bảo tồn vú hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú. Hoặc có thể trì hoãn và thực hiện sau khi hoàn tất các phương pháp điều trị ung thư vú.

4.3 Xạ trị điều trị ung thư vú giai đoạn 2

Xạ trị được thực hiện để giảm khả năng tái phát tại chỗ trong vùng vú. Xạ trị có thể được áp dụng để đảm bảo loại bỏ mọi tế bào ung thư còn lại và giảm rủi ro tái phát. Đặc biệt với các trường hợp có nguy cơ tái phát cao như khối u lớn (>5cm), nhiều khối u, hoặc khối u xâm lấn hoặc di căn đến các hạch bạch huyết tại vùng.

Xạ trị thường thực hiện một tháng sau phẫu thuật hoặc liệu pháp hóa trị để cơ thể có thời gian phục hồi.

4.4 Liệu pháp điều trị toàn thân ung thư vú giai đoạn 2

Phương pháp điều trị bằng thuốc là một phần quan trọng của điều trị ung thư vú giai đoạn 2. Mục tiêu của liệu pháp này là giảm kích thước khối u và hạch vùng trước khi phẫu thuật.

Các thuốc được dùng tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Cụ thể

  • HER2 Dương Tính: Hóa trị kết hợp với thuốc kháng HER2 (Trastuzumab +/- Pertuzumab).
  • HER2 Âm Tính: Chỉ hóa trị.
  • ER PR Âm Tính, HER2 Âm Tính (Nhóm Tam Âm): Cân nhắc phối hợp thuốc ức chế điểm miễn dịch Pembrolizumab.
  • Thụ Thể Nội Tiết ER PR Dương Tính: Dùng liệu pháp nội tiết hỗ trợ sau phẫu thuật.
  • ER PR Dương Tính: Liệu pháp nội tiết hỗ trợ sau phẫu thuật hoặc sau kết thúc hóa trị.
  • ER PR Dương Tính, HER2 Dương Tính: Cân nhắc điều trị phối hợp liệu pháp nội tiết + Neratinib trong 1 năm
Neratinib
Neratinib

4.5 Liệu pháp nội tiết hỗ trợ điều trị ung thư vú giai đoạn 2

Đối với bệnh nhân ung thư vú có thụ thể nội tiết ER hoặc PR dương tính, liệu pháp nội tiết hỗ trợ chơi một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Nếu như bệnh nhân chưa mãn kinh kết hợp Tamoxifen với phẫu thuật, xạ trị, hoặc thuốc. 

Trường hợp đã mãn kinh kết hợp nhóm thuốc ức chế Aromatase ( biệt dược Letrozole). Kết hợp thêm Bisphosphonate để giảm khả năng tái phát bệnh và biến cố trên xương.

Các thuốc nội tiết có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Dày nội mạc tử cung.
  • Xuất huyết âm đạo bất thường.
  • Tăng rủi ro ung thư nội mạc tử cung ( hiếm khi xảy ra)
  • Giảm mật độ xương, loãng xương.
  • Tăng rủi ro huyết khối (cục máu đông).

Liệu pháp nội tiết hỗ trợ thường kéo dài trong 5 năm hoặc có thể lâu hơn tùy tình trạng bệnh nhân.

Xem thêm:Phương pháp điều trị đích trong ung thư và thông tin cần biết

5. Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư vú giai đoạn 2

Sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân cần theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe và tái khám đúng thời gian. Trong 2-3 năm đầu, tái khám sau 3-4 tháng. Từ những năm tiếp theo tái khám mỗi 6 tháng một lần. 

Đối với bệnh nhân có thụ thể nội tiết ER PR dương tính, việc duy trì việc dùng thuốc có thể được chỉ định trong thời gian theo dõi. Lịch tái khám không cố định và có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào các yếu tố như giai đoạn bệnh, các biện pháp điều trị. 

Việc theo dõi tái khám giúp đánh giá hiệu quả điều trị. Đồng thời phát hiện sớm bất kỳ biến đổi hay tái phát nào, và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết. Đây là một phần quan trọng của chăm sóc sau điều trị ung thư vú.

Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư vú giai đoạn 2
Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư vú giai đoạn 2

Xem thêm: Cách hỏi thăm người bệnh ung thư

6. Tiên lượng sống của ung thư vú giai đoạn 2

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống còn sau 5 năm đối với bệnh nhân đã điều trị là khoảng 88-93%. Tiên lượng sống cũng phụ nhiều yếu tố, bao gồm tính chất của khối u, phương pháp điều trị đã được thực hiện, tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, và các yếu tố cá nhân khác. Đồng thời, tiếp tục theo dõi và chăm sóc sau điều trị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện chất lượng sống của người bệnh.

7. Ung thư vú giai đoạn 2 có chữa được không?

Sau 5 năm điều trị, nếu không có dấu hiệu tái phát, bệnh nhân ung thư vú thường được coi là chữa khỏi bệnh. Đối với ung thư vú giai đoạn 2, khả năng chữa khỏi bệnh thực sự rất cao. Đặc biệt nếu điều trị được tiến hành hiệu quả và có biện pháp ngừa di căn ngăn tái phát đúng đắn. 

Trên đây là những thông tin về ung thư vú giai đoạn 2. Hy vọng với những thông tin này quý độc giả đã có thêm những kiến thức hữu ích để phòng tránh căn bệnh này. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 1800 6527 để dược sĩ tư vấn.

 

Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận