8 điều cần biết về Ung thư tuyến giáp thể nhú
Trong 4 loại ung thư tuyến giáp thì ung thư tuyến giáp thể nhú là phổ biến nhất, chiếm tới 80-85% các ca ung thư tuyến giáp. Vậy loại ung thư này có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này!

1. Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì?
Ung thư tuyến giáp thể nhú có tên gọi đầy đủ là ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú (PTC). Bệnh lý này xuất phát từ tế bào biểu mô tuyến giáp và thường phát triển ở một hoặc cả hai thùy của tuyến giáp
Đây là loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất, chiếm khoảng 80-85% tổng số ca ung thư tuyến giáp.
Loại ung thư tuyến giáp này tiến triển chậm và có tiên lượng tốt. Vì lẽ đó nên ung thư tuyến giáp, mà cụ thể là k tuyến giáp thể nhú được xếp vào danh sách “7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi”.
Bệnh có thể gặp phải ở mọi đối tượng nhưng hay gặp nhất là nhóm người ở độ tuổi 30 đến 50 tuổi. Tỷ lệ mắc ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến giáp thể nhú
Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư tuyến giáp thể nhú vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Tính chất di truyền: khoảng 5% số bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể nhú do di truyền. Một số yếu tố di truyền có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc k tuyến giáp thể nhú, bao gồm các hội chứng liên quan đến gen RET (Multiple endocrine neoplasia – MEN), dị tật gen tiroglobulin, dị tật gen SDHx, dị tật gen PTEN và các biến thể khác.
- Tác động từ môi trường: Phóng xạ, ô nhiễm không khí, nước uống có chứa iot,… có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp thể nhú.
- Tổn thương tuyến giáp: Những tổn thương tại tuyến giáp hay một số bệnh lý tại đây như tuyến giáp thần kinh, tuyến giáp tế bào Hürthle được cho là làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.

3. Triệu chứng của ung thư tuyến giáp thể nhú
Ở giai đoạn sớm của bệnh, ung thư tuyến giáp thể nhú hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nếu quan sát kỹ, người bệnh có thể cảm nhận được sự xuất hiện của một khối u cứng, bề mặt gồ ghề ở vị trí tuyến giáp. Kèm theo đó, có thể có sự xuất hiện hạch ở vùng cổ cùng bên với khối u, có kích thước nhỏ, mềm mại và có thể di động.
Khi bệnh tiến triển, đặc biệt là ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể cảm thấy hoặc sờ thấy khối u lớn hơn, cứng hơn, cố định ngay trước cổ. Lúc này, có thể xuất hiện các triệu chứng như đau họng, khàn tiếng, khó thở khi nằm xuống và cảm giác khó khăn khi nuốt hoặc nuốt bị vướng do khối u tạo chèn épc lên thực quản. Phần da ở vùng cổ có thể xuất hiện các vết nứt sần sùi, thâm nhiễm, hoặc thậm chí là các vết loét chảy máu.

4. Tiên lượng sống của bệnh nhân k tuyến giáp thể nhú
Như đã nói ở phần đầu, k tuyến giáp thể nhú có tiên lượng rất tốt. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu thì tỷ lệ sống sau 5 năm gần như đạt 100%
Khi tế bào ung thư di căn tới các cơ quan lân cận, tỷ lệ sống sau 5 năm vẫn rất cao, đạt tới 99% nhưng quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn. Trong trường hợp ung thư di căn xa, tỷ lệ sống sau 5 năm giảm xuống khoảng 75%.
Do ung thư tuyến giáp thể nhú thường không có triệu chứng rõ ràng nên việc phát hiện bệnh thường xảy ra muộn. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân. Vì vậy, để bảo đảm sức khỏe, quan trọng nhất là thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc thăm bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể
6. Chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú
Sau khi tiến hành thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau đây để làm căn cứ chẩn đoán xác định bệnh:
- Siêu âm vùng cổ: Siêu âm vùng cổ là một phương pháp cơ bản và đơn giản để phát hiện u tuyến giáp. Nó không chỉ cung cấp thông tin về vị trí, số lượng, kích thước và tính chất của khối u tuyến giáp mà còn cho biết tình trạng khối u đã xâm lấn vào cơ quan lân cận và hạch cổ hay chưa.
- Sinh thiết: Đây là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán xác định ung thư tuyến giáp thể nhú. Bác sĩ sử dụng kim nhỏ để chọc hút mẫu tế bào từ tuyến giáp dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Mẫu tế bào này sau đó được giải phẫu bệnh trên kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Phương pháp này cho kết quả nhanh, an toàn và có độ chính xác khoảng 90-95%.
- Xạ hình tuyến giáp: Xạ hình tuyến giáp thường sử dụng I-131. Ung thư tuyến giáp thể nhú thường không hoặc ít bắt iod và xuất hiện dưới dạng nhân lạnh trên xạ hình.
- Chẩn đoán hình ảnh: Chẩn đoán hình ảnh bao gồm CT scan, MRI vùng cổ, và FDG-PET/CT nhằm mục đích xác định mức độ xâm lấn của khối u.

5. Điều trị K tuyến giáp thể nhú
Có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú. Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, khả năng đáp ứng điều trị, giai đoạn bệnh,… mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp với từng người:
Phẫu Thuật
Là phương pháp phổ biến được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú. Các phương pháp mổ ung thư tuyến giáp bao gồm:
- Cắt toàn bộ tuyến giáp: Đây là phương pháp phẫu thuật chủ đạo trong điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú. Quyết định phẫu thuật dựa trên thông tin lâm sàng, hình ảnh và tế bào học. Cắt tuyến giáp toàn bộ thường được chỉ định trong các trường hợp như tiền sử xạ trị vùng cổ, u giai đoạn T3, T4, tổn thương thùy đối bên, di căn hạch cổ, di căn xa, hoặc tái phát ung thư tuyến giáp.
- Cắt 1 thuỳ tuyến giáp: Chỉ định cho bệnh nhân có kích thước u dưới 1cm, giới hạn trong tuyến giáp và không phát hiện có hạch cổ di căn.
- Nạo vét hạch cổ dự phòng: Cân nhắc ở những bệnh nhân có u tuyến giáp thể nhú và có hạch cổ chưa phát hiện trên lâm sàng có khối u kích thước lớn hoặc hạch cổ đã có bằng chứng di căn
Điều Trị I-131
- Mục Tiêu: Giảm tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
- Chỉ Định: Đa ổ, di căn hạch, di căn xa và có nồng độ Tg cao sau phẫu thuật cắt giáp toàn bộ.
- Tác Dụng Phụ: xơ phổi, phù não, viêm tuyến nước bọt, khô miệng và nguy cơ thấp mắc bệnh bạch cầu, ung thư vú hoặc bàng quang.
Điều trị nội tiết
Sau khi cắt bỏ tuyến giáp, bệnh nhân cần điều trị hormone tuyến giáp suốt đời, thường là levothyroxine (T4). Điều trị này nhằm ức chế TSH để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư tuyến giáp thể nhú còn lại.
Điều trị đích trong ung thư
Mục Tiêu: Cải thiện thời gian sống, giảm triệu chứng, thường áp dụng cho bệnh nhân di căn đa ổ, có triệu chứng rầm rộ, thất bại sau điều trị I-131.

8. Phòng ngừa ung thư tuyến giáp thể nhú
Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp phòng tránh tuyệt đối ung thư tuyến giáp thể nhú. Tuy nhiên, việc xây dựng những thói quen lành mạnh từ sớm có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể:
- Chế độ sinh hoạt hợp lý: Tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học và hợp lý để duy trì sức khỏe tốt. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và chất béo.
- Bổ sung Iot: Bổ sung đầy đủ iot vào chế độ ăn hàng ngày. Các loại thực phẩm giàu iot bao gồm hải sản, rong biển, và tảo.
- Kiểm soát cân nặng: Giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện đều đặn.
- Tránh các chất kích thích: Không sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích để phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp.
- Phòng tránh các chất độc hại: Người làm việc trong môi trường độc hại nên tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp bảo hộ. Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại, các tia bức xạ và phóng xạ.
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ tuyến giáp từ 6 – 12 tháng/lần để phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh. Không nên chờ đến khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt mới đi khám, vì điều trị sẽ phức tạp hơn.
- Tự kiểm tra sức khoẻ vùng cổ: Tự kiểm tra vùng cổ trước gương để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường. Nếu có triệu chứng nghi ngờ như nổi hạch, mệt mỏi, hay gầy sút cân không rõ nguyên nhân, cần thăm khám chuyên khoa ngay lập tức.

- Ung thư tuyến giáp có ăn được thịt gà không?
- Ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 là gì? Dấu hiệu và hướng điều trị.
- Ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 có chữa được không?
- Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối có chữa khỏi được không?
- Ung thư tuyến giáp tái phát là gì? Làm sao để ngăn ngừa tình trạng này?
- Fucoidan có tốt không khi dùng cho người bị ung thư tuyến giáp?