Tìm hiểu chi tiết xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng

 92 lượt xem

Ung thư đại tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến với tỷ lệ tử vong đứng thứ 4 trên thế giới trong các bệnh ung thư. Việc chủ động thực hiện tầm soát ung thư đại tràng sớm là điều cần thiết. Cùng tìm hiểu chi tiết các chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng trong bài viết này!

1. Xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng là gì?

Xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng là một trong những thủ thuật sàng lọc hay còn gọi là tầm soát ung thư đại tràng. Người bệnh có thể hiểu đơn giản đây là thủ thuật lấy máu đem đi phân tích và tìm ra các dấu ấn (marker) hoặc gen của ung thư đại tràng (gen APC) khi chưa có các triệu chứng lâm sàng. Marker ung thư đại tràng là các loại protein đặc biệt do tế bào ung thư sinh ra hoặc các hormone thúc đẩy ung thư. Các dấu ấn trong ung thư đại tràng thường là CEA, CA 19 – 9 và CA 72 – 4… Đồng thời, đây cũng là căn cứ để bác sĩ xác định bệnh nhân có cần thiết phải thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư đại tràng chuyên sâu hơn hay không.

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư đại tràng không? Câu trả lời là xét nghiệm máu sẽ không phản ánh chính xác 100% bản chất ung thư vì một số trường hợp cho kết quả dương tính giả. Bởi trong máu có thể có một số chất tương đồng với khối u. Sau khi có kết quả sơ bộ của xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định thêm những phương pháp chẩn đoán khác nếu nghi ngờ để đảm bảo kết quả chính xác nhất cho bệnh nhân.

Xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng
Xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng

2. Ý nghĩa của xét nghiệm máu với ung thư đại tràng

Theo thống kê, hầu hết người bệnh ung thư đại tràng chỉ được phát hiện và chẩn đoán bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Bởi các dấu hiệu của ung thư đại tràng giai đoạn đầu thường bị nhầm với các bệnh lý tiêu hóa thông thường khiến người bệnh chủ quan, không đi thăm khám. Chỉ đến khi ung thư đại tràng tiến triển, xâm lấn sâu hay di căn đến các cơ quan khác mới có biểu hiện rõ rệt. Lúc này, hiệu quả điều trị bệnh đã giảm đi đáng kể. 

Xét nghiệm máu với ung thư đại tràng có thể tìm kiếm, phát hiện các dấu hiệu ung thư hoặc tiền ung thư ngay từ giai đoạn đầu khi người bệnh còn chưa có các biểu hiện trên lâm sàng. Chính vì vậy, tầm soát ung thư thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm nếu có ung thư đại tràng. 

Xem thêm: Cẩm nang thông tin về hóa trị ung thư đại trực tràng

Xét nghiệm máu giúp phát hiện ung thư đại tràng ngay ở giai đoạn đầu
Xét nghiệm máu giúp phát hiện ung thư đại tràng ngay ở giai đoạn đầu

3. Ai cần làm xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng?

Ung thư đại tràng có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng. Do đó, bất cứ ai cũng nên làm các xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng định kì để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. 

Một số đối tượng sau đây thì nên thực hiện xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng càng sớm càng tốt:

  • Người trên 40 tuổi nên thực hiện tầm soát ít nhất 5 năm một lần.
  • Người có các dấu hiệu bất thường diễn ra liên tục, không rõ nguyên nhân như: rối loạn tiêu hóa kéo dài, giảm cân nhanh, rối loạn bài tiết, phân dính máu… 
  • Đột nhiên thấy vùng bụng nổi lên u, có thể sờ thấy được (cảm giác hơi cưng cứng).
  • Người có người thân đã từng bị ung thư đại tràng, dạ dày…
  • Người có tiền sử mắc các bệnh về ung thư đại tràng, polyp đại tràng, viêm đại tràng mãn tính…
  • Người đã từng tiếp xúc với các chất phóng xạ tại vùng bụng hoặc vùng chậu khi đã điều trị các căn bệnh ung thư trước đó.
Tất cả mọi người đều nên thực hiện tầm soát ung thư đại tràng
Tất cả mọi người đều nên thực hiện tầm soát ung thư đại tràng

4.  Các chỉ số dấu ấn ung thư đại tràng

Ba chỉ số ung thư đại tràng có giá trị nhất chính là CEA, CA 19-9 và CA 72-4. Khi người bệnh bị ung thư đại tràng, nồng độ các chất này trong máu sẽ tăng lên bất thường.

4.1. Chỉ số CEA

CEA là một glycoprotein có ở màng bào tương của các tế bào màng nhầy bình thường. Khi chỉ số CEA tăng cao bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư đại tràng. Ngoài ra, dấu ấn này còn giúp xác định chính xác giai đoạn của ung thư, đánh giá kết quả điều trị và tiên lượng bệnh rất hiệu quả.

Kết quả xét nghiệm máu tìm chỉ số CEA ung thư đại tràng như sau:

  • Chỉ số CEA từ 0 – 2.5 ng/mL: Chỉ số bình thường.
  • Chỉ số CEA từ 2.5 – 5 ng/mL: Nguyên nhân có thể do người khám hút thuốc lá.
  • Chỉ số CEA trên 5 ng/mL: Có thể xuất hiện ở một trong 3 trường hợp sau:
  • Người khám mắc ung thư đại tràng.
  • Người khám bị các bệnh ung thư khác như: Ung thư dạ dày, vú, tụy, thực quản…
  • Người khám mắc các bệnh lành tính như: Viêm phổi, xơ gan, viêm gan, viêm loét đại tràng…

Xét nghiệm chỉ số CEA thường được chỉ định trong tầm soát ung thư đại tràng để cung cấp thêm thông tin hoặc định lượng CEA trước và sau điều trị, phát hiện di căn, tái phát ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng.

4.2. Chỉ số CA 19 – 9

CA 19-9 là một protein tồn tại ở trên bề mặt tế bào ung thư đại tràng. Do đó, đây cũng là một chất chỉ điểm ung thư đại tràng phổ biến. Xét nghiệm chỉ số CA 19-9 cũng giúp sàng lọc, đánh giá hiệu quả điều trị ung thư đại tràng nhưng có độ nhạy thấp hơn CEA. Bởi tùy theo giai đoạn ung thư, chỉ số này có tăng nhưng không rõ rệt như CEA. 

Kết quả xét nghiệm máu tìm chỉ số CA 19-9 trong ung thư đại tràng như sau:

  • Chỉ số CA 19-9 từ 0 – 37 U/mL: Chỉ số bình thường
  • Chỉ số CA 19-9 trên 37 U/mL:  Có thể người khám bị:
  • Ung thư đại tràng.
  • Các bệnh ung thư khác: Ung thư gan, phổi, mật, dạ dày, buồng trứng, tử cung…
  • Các bệnh lành tính như xơ gan, viêm tụy, tắc mật, viêm ruột, viêm túi mật…

Lưu ý: Trước khi đi làm xét nghiệm máu tìm chỉ số CA 19-9, người bệnh không cần phải nhịn ăn như các xét nghiệm khác.

4.3. Chỉ số CA 72 – 4

CA 72-4 là một dạng mucin-glycoprotein xuất hiện trên bề mặt của tế bào trực tràng. Khi mắc ung thư đại tràng, chỉ số này tăng cao bất thường.

Kết quả xét nghiệm máu tìm chỉ số CA 72-4 trong ung thư đại tràng như sau:

  • Chỉ số CA 72-4 từ 0 – 6.9 ug/mL: Chỉ số bình thường
  • Chỉ số CA 72-4 trên 6.9 ug/mL: Có thể xảy ra ở một trong 3 trường hợp sau:
    • Người khám đã bị ung thư đại trực tràng: Tỷ lệ tăng của chỉ số CA 72-4 từ 20 – 41%.
    • Người khám bị một số căn bệnh ung thư khác: ung thư dạ dày, tuyến tụy, đường mật, thực quản…
    • Người khám bị các bệnh lành tính như: Viêm tụy, bệnh buồng trứng lành tính, bệnh đường tiêu hóa lành tính…

Lưu ý: Trước khi đi làm xét nghiệm máu tìm chỉ số CA 72-4, người bệnh cần ngừng sử dụng tất cả các loại thuốc, không uống rượu bia, hút thuốc lá… để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.

Xét nghiệm chỉ số CEA trong ung thư đại tràng được áp dụng nhiều nhất
Xét nghiệm chỉ số CEA trong ung thư đại tràng được áp dụng nhiều nhất

5. Xét nghiệm máu trong phân phát hiện ung thư đại tràng

Bên cạnh các xét nghiệm máu tìm kiếm các dấu ấn đặc trưng của ung thư đại tràng thì hiện nay, bác sĩ cũng thường chỉ định các xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân. Với người bình thường thì trong phân sẽ không có máu nhưng với người bị ung thư đại tràng, dễ xảy ra tình trạng tăng sinh mạch máu, gây chảy máu khi phân đi qua.

Dưới đây là những xét nghiệm máu trong phân phát hiện ung thư đại tràng được sử dụng phổ hiện nay:

5.1. Xét nghiệm máu ẩn trong phân Guaiac (gFOBT)

Khi thực hiện xét nghiệm máu ẩn trong phân Guaiac (Guaiac fecal occult blood test – gFOBT),  bệnh nhân cần phải lấy 2-3 mẫu phân để đảm bảo kết quả chính xác. Đồng thời, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống (không ăn bông cải xanh, củ cải, thịt đỏ, dừng dùng các thuốc chống viêm không steroid trước 7 ngày lấy mẫu, không dùng vitamin C liều trên 250mg/ngày trước 3 ngày lấy mẫu.

5.2. Xét nghiệm máu ẩn trong phân miễn dịch hóa học (iFOBT)

Xét nghiệm miễn dịch hóa học tìm máu ẩn trong phân (Immunochemical FOBT or Faecal immunochemical tests – FIT) thông qua việc xác định protein hemoglobin người (có trong tế bào hồng cầu) trong mẫu phân của người bệnh.

Xét nghiệm iFOBT thường được áp dụng rộng rãi hơn. Bởi nó có nhiều ưu điểm và độ nhạy cao hơn gFOBT. Xét nghiệm iFOBT không yêu cầu người bệnh phải thay đổi chế độ ăn uống trước khi lấy mẫu và có thể chỉ cần lấy 1 mẫu phân để xét nghiệm. Điều này đồng nghĩa với chi phí cũng cao hơn so với thực hiện gFOBT.

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân thường áp dụng để tầm soát ung thư đại tràng
Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân thường áp dụng để tầm soát ung thư đại tràng

6. Quy trình xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng

Khi đến xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng, người bệnh thường được thực hiện theo các bước sau:

  • Khám lâm sàng và khai thác tiền sử: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe chung của người bệnh, tìm các dấu hiệu bất thường như khối ở bụng, các vị trí hạch… Đồng thời, người bệnh sẽ được hỏi về tiền sử và bệnh sử cũng như các yếu tố nguy cơ cao của ung thư đại tràng.
  • Lấy mẫu xét nghiệm: Sau khi thăm khám lâm sàng sơ bộ, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đi lấy máu để xét nghiệm. Với các xét nghiệm máu trong phân thì thường các mẫu bệnh phẩm được lấy tại nhà.
  • Bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm: Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đánh giá các chỉ số xét nghiệm ung thư đại tràng, từ đó xác định tình trạng sức khỏe của người bệnh. Sau đó, nếu có nghi nghờ bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định thêm một số phương pháp chẩn đoán khác để có thể khẳng định kết quả ung thư đại tràng.
  • Thực hiện thêm các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ (nếu có): Người bệnh khi đến tầm soát ung thư đại tràng còn có thể được thực hiệu các phương pháp nội soi đại tràng, chụp X-quang…
Quy trình cơ bản khi thực hiện xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng
Quy trình cơ bản khi thực hiện xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng

7. Chi phí xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại tràng

Chi phí xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại tràng phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm và cơ sở y tế thực hiện. Các mức giá tầm soát ung thư đại tràng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy từng thời điểm.

  • Chi phí xét nghiệm máu tìm các dấu ấn ung thư đại tràng như CEA, CA 19-9, CA 72-4 thường dao động từ 300.000 – 400.000 VNĐ/chỉ số.
  • Chi phí xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân phát hiện ung thư đại tràng dao động từ 100.000 – 500.000 VNĐ tùy loại.
  • Thông thường, một gói tầm soát ung thư đại tràng bao gồm toàn bộ các xét nghiệm, nội soi, chụp X-quang… có chi phí từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ tùy theo từng cơ sở y tế.

Người bệnh nên lựa chọn những cơ sở uy tín, chuyên khoa về ung thư để thực hiện các xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng. Đừng nên ham rẻ mà chọn những cơ sở kém chất lượng cho kết quả thiếu chính xác.

Chi phí tầm soát ung thư đại tràng không quá cao
Chi phí tầm soát ung thư đại tràng không quá cao

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về xét nghiệm máu phát hiện ung thư đại tràng. Bất kì ai trong chúng ta cũng nên thực hiện tầm soát ung thư đại tràng định kỳ để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh chủ quan chỉ khi bệnh đến giai đoạn muộn rồi mới phát hiện thì rất khó chữa khỏi. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các bệnh ung thư cũng như sản phẩm Kibou fucoidan, liên hệ ngay với Chuyên gia qua hotline 18006527 để được tư vấn chi tiết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận