Từ A đến Z về Ung thư đại tràng di căn xương
Ung thư đại tràng di căn xương mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong các trường hợp K đại tràng di căn, song lại đặc biệt nguy hiểm. Hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng bệnh này nhé!
1. Ung thư đại tràng di căn xương là gì?
Ung thư đại tràng di căn xương là giai đoạn mà tế bào ung thư đại tràng xâm nhập vào hệ tuần hoàn hay hệ thống bạch huyết để lây lan tới các tổ chức xương trong cơ thể và tạo thành các khối u tại đây.
Các vị trí xương phổ biến mà tế bào ung thư đại tràng di căn tới bao gồm: cột sống, xương sọ, tủy xương, xương sườn, xương đùi, xương đòn,…

Di căn xương thường xảy ra vào giai đoạn cuối của căn bệnh. Nghiên cứu cho thấy, thời gian trung bình kể từ khi phát hiện bệnh tới lúc tế bào ung thư lây lan tới xương là khoảng 20 tháng.
2. Dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng di căn xương
Khi tế bào ung thư đại tràng di căn tới xương sẽ trú ngụ ở đây một thời gian. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển nhanh chóng và hình thành lên các khối u. Vì vậy, thời gian đầu, các triệu chứng thường rất mơ hồ, khó nhận biết. Hầu hết bệnh nhân phát hiện ra khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng di căn xương, người bệnh cần hết sức lưu ý:
- Đau nhức xương và gãy xương: Là triệu chứng điển hình của bệnh. Người bệnh thường có cảm giác đau nhức xương. Tần suất và mức độ đau tăng theo thời gian khiến người bệnh nhanh chóng rơi vào tình trạng suy kiệt. Nhiều trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị gãy xương. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra những tình trạng này là do khối u tại xương phát triển mạnh gây chèn ép, phá hủy các tổ chức mô xương xung quanh.

- Chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống: Khi ung thư di căn vào xương cột sống sẽ chèn ép tủy sống cũng như dây thần kinh. Điều này khiến người bệnh cảm thấy rối loạn cảm giác, đau lưng, tê chân, khó khăn khi vận động, di chuyển. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị liệt bàng quang
- Tăng canxi huyết: Một triệu chứng tiếp theo mà người bệnh cần lưu ý đó là dấu hiệu của tăng canxi huyết đột ngột như tiểu nhiều, tiểu rắt, buồn nôn, mệt mỏi, uể oải, yếu cơ, suy thận, hôn mê,…
Ngoài các triệu chứng điển hình tại xương khi tế bào ung thư di căn tới, thì người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác
- Cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon
- Sốt cao liên tục
- Các triệu chứng tại đại tràng – nơi có khối u nguyên phát: rối loạn tiêu hóa, phân có máu, phân có dạng hình lá lúa,…
Xem thêm:
Những điều cần biết về Ung thư đại tràng di căn gan
Ung thư đại tràng di căn phổi: Dấu hiệu, chẩn đoán, cách điều trị
3. Chẩn đoán ung thư đại tràng di căn xương
Sau khi thăm khám lâm sàng và khai thác tình trạng bệnh của bệnh nhân, tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau đây để có căn cứ chẩn đoán:
- Chụp X-Quang: Phương pháp đầu tiên được sử dụng để chấn đoán khi có nghi ngờ bệnh nhân ung thư đại tràng di căn xương. Kết quả chụp X-Quang giúp xác định được vị trí khối u và tình trạng cụ thể của xương như dấu hiệu tiêu xương hay kết cấu xương.
- Chụp cắt lớp CT scan: Hình ảnh chụp cắt lớp có độ phân giải cao hơn gấp 10 lần so với chụp X-quang. Điều này giúp xác định kích thước, hình dạng của khối u di căn trong xương, đồng thời phát hiện các tổn thương xương và đặc điểm mà phim chụp X-quang không thể nhìn rõ được.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho phép bác sĩ kiểm tra sự xâm lấn vào tủy, thăm dò các mô mềm và cung cấp chính xác những thông tin về vị trí và hình dạng của các khối u. Đây là một cách chính xác để đánh giá mức độ hủy xương và tác động lên các cơ quan xung quanh.
- Chụp xạ hình xương: Phương pháp này sử dụng hình ảnh hạt nhân để phát hiện di căn xương. So với các phương pháp khác thì chụp xạ hình xương có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, bởi nó có khả năng kiểm tra toàn bộ hệ xương, từ đó giúp phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh.

- Sinh thiết: Bằng cách sinh thiết một vài mẫu mô tại vị trí nghi ngờ có khối u ung thư tại xương để mang đi quan sát dưới kính hiển vi nhằm xác định sự có mặt của tế bào ung thư hay không. Sinh thiết giúp trả lời chính xác “tế bào ung thư đại tràng di căn tới xương hay chưa?”
4. Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng di căn xương
Ung thư đại tràng di căn tới xương là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân bất cứ lúc nào. Vì ở giai đoạn muộn của bệnh nên việc chữa khỏi là hoàn toàn không có khả năng. Mục tiêu điều trị bệnh ở giai đoạn này là kiểm soát sự di căn của tế bào ung thư và giảm nhẹ triệu chứng, giúp người bệnh kéo dài thời gian sống.
Tùy thuộc vào từng tình trạng của người bệnh mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp thường được chỉ định để điều trị K đại tràng di căn xương gồm:
Hóa trị: Hóa trị là phương pháp điều trị được sử dụng khi ung thư đã di căn tới nhiều vị trí xương khác nhau trong cơ thể. Tùy thuộc vào loại thuốc mà nó có thể được đưa vào cơ thể theo đường uống hoặc truyền tĩnh mạch.
Liệu pháp hormone: Liệu pháp hormone bao gồm việc sử dụng thuốc để giảm nồng độ hormone tự nhiên hoặc để ngăn chặn sự tương tác giữa hormone và các tế bào ung thư. Một biện pháp khác là phẫu thuật để loại bỏ các cơ quan sản xuất hormone như buồng trứng hoặc tinh hoàn. Các loại ung thư ở tuyến tiền liệt và ở vú thường nhạy cảm với các phương pháp điều trị nhằm ngăn chặn hormone.
Điều trị đích trong ung thư đại tràng: Phương pháp điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu tập trung vào các bất thường cụ thể trong tế bào ung thư. Phương pháp này thường ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng như hóa trị
Xạ trị: Xạ trị được thực hiện bằng cách sử dụng tia X hoặc proton năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này giúp thu nhỏ kích thước khối u, giúp người bệnh giảm bớt đau đớn, khó chịu. Liều lượng bức xạ vào xương sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, vị trí điều trị và kích thước của khối u.
Phẫu thuật: Có một số loại phẫu thuật thường được sử dụng trong điều trị ung thư di căn xương, bao gồm:
- Phẫu thuật ổn định xương: Khi có nguy cơ gãy xương do di căn xương, bác sĩ có thể sử dụng các thanh kim loại và đinh vít để ổn định xương, từ đó giúp giảm đau và cải thiện chức năng vận động.
- Tiêm xi măng vào xương: Đối với những trường hợp xương khó được gia cố bằng các phương pháp khác, bác sĩ có thể đề nghị tiêm xi măng vào xương.
- Thay thế xương nhân tạo: Loại phẫu thuật này giúp loại bỏ phần xương có chứa khối u và thay thế nào bằng vật liệu nhân tạo có cấu trúc như xương khớp thật, giúp bệnh nhân giữ được chi nguyên vẹn và khả năng vận động, sinh hoạt ở mức chấp nhận được.

Làm nóng hoặc đông lạnh khối u: Phương pháp này thực hiện bằng cách sử dụng nhiệt độ cao hay đông lạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư và hỗ trợ giảm nhẹ cơn đau. Đây là lựa chọn thích hợp khi người bệnh chỉ có một hoặc hai khu vực di căn xương, không phản ứng với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tác dụng phụ có thể xảy ra như tổn thương các cấu trúc lân cận, gây tăng nguy cơ gãy xương.
5. Ung thư đại tràng di căn xương sống được bao lâu?
Rất khó để đưa ra một con số chính xác về thời gian sống của bệnh nhân ung thư đại tràng di căn xương. Bởi tiên lượng sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như thể trạng người bệnh, khả năng đáp ứng của người bệnh với phương pháp điều trị,…
Do vậy, tùy từng trường hợp bệnh nhân mà thời gian sống của họ sẽ có sự khác nhau. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ sống sót trung bình sau 5 năm của bệnh nhân đạt khoảng 20%.
6. Chăm sóc bệnh nhân ung thư đại tràng di căn xương
Bên cạnh việc giám sát để bệnh nhân tuân thủ chỉ định của bác sĩ, người nhà cần lưu ý một số vấn đề sau đây trong quá trình chăm sóc người bệnh:
- Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng như trái cây, ngũ cốc, rau xanh… Hạn chế tiêu thụ thức uống có cồn, kiêng hút thuốc lá, các chất kích thích.
- Bảo đảm việc nghỉ ngơi đầy đủ và tránh thức khuya.
- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan: Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp thư giãn tinh thần như thiền, trò chuyện, đi dạo,…
- Đeo nẹp lưng bảo vệ cột sống và sử dụng khung hoặc nạng tập đi để giảm nguy cơ ngã gãy xương.
Bên cạnh việc thực hiện đồng bộ những phương pháp trên, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm Kibou Fucoidan để giúp nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình di căn của tế bào ung thư, từ đó giúp tăng cơ hội sống cho người bệnh.
