Từ A đến Z về điều trị ung thư tuyến giáp bằng i ốt phóng xạ

 497 lượt xem

Điều trị ung thư tuyến giáp bằng i ốt phóng xạ là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến, có độ an toàn và hiệu quả cao. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về phương pháp này nhé!

Tìm hiểu về liệu pháp iod phóng xạ trong điều trị ung thư tuyến giáp
Tìm hiểu về liệu pháp iod phóng xạ trong điều trị ung thư tuyến giáp

1. Điều trị ung thư tuyến giáp bằng iod phóng xạ là gì?

Để hiểu rõ hơn liệu pháp iod phóng xạ trong điều trị ung thư tuyến giáp, chúng ta cùng tìm hiểu về iod phóng xạ là gì trước.

1.1. I ốt phóng xạ là gì? 

I ốt phóng xạ hay iod phóng xạ là một dạng iod có khả năng phát ra tia phóng xạ, thường được sử dụng cho mục đích y khoa, đặc biệt là trong chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan tới tuyến giáp như ung thư tuyến giáp, cường giáp,… 

Dựa vào trọng lượng phân tử, có 2 loại i ốt phóng xạ khác nhau:

  • Iod 123 (I-123): I-123 có năng lượng bức xạ thấp, không gây hại cho tế bào tuyến giáp và cơ thể. Loại iod phóng xạ này phát ra tia gamma, thường được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh lý về tuyến giáp. Khi sử dụng I-123 không cần cách ly vì nó không gây hại cho cơ thể.  Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có sử dụng I-123 như SPECT, SPECT/CT giúp tạo ra hình ảnh của tuyến giáp, từ đó phát hiện ra các bất thường bên trong tuyến giáp. 
  • Iod 131 (I-131): I-131 phát ra cả tia gamma và beta, có khả năng tiêu diệt được tế bào tuyến giáp. Do đó, loại iod phóng xạ này thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về tuyến giáp. Sử dụng I-131 cần được giám sát chặt chẽ để tránh nguy cơ lây nhiễm phóng xạ người khác và môi trường. 
I ốt phóng xạ
I ốt phóng xạ

1.2. Điều trị ung thư tuyến giáp bằng iod phóng xạ là gì?

Điều trị ung thư tuyến giáp bằng I ốt phóng xạ (RAI) là phương pháp xạ trị trong sử dụng I-131 để tiêu diệt các tế bào ung thư, còn được gọi là liệu pháp iod phóng xạ hay xạ trị I-131

Chúng ta đều biết, tuyến giáp có nhiệm vụ tạo ra các hormone giúp điều chỉnh và kiểm soát các chức năng quan trọng trong cơ thể. Để làm được điều này, nó cần phải có iod. Toàn bộ iod được đưa vào cơ thể sẽ được tuyến giáp hấp thu.  

Vì vậy khi điều trị bằng iod phóng xạ, I-131 sẽ tập trung ở các tế bào tuyến giáp (bao gồm cả tế bào ung thư tuyến giáp) và phá hủy chúng mà không làm ảnh hưởng tới các tế bào khác trong cơ thể. Xạ trị I-131 giống với phương pháp điều trị đích trong ung thư vì việc điều trị sẽ hướng thẳng tới ung thư. 

Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư tuyến giáp, thường được sử dụng để: 

2. Chỉ định và chống chỉ định của liệu pháp iod phóng xạ

Liệu pháp iod phóng xạ (RAI) là phương pháp hiệu quả trong điều trị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được. 

Những khối u ác tính tuyến giáp thể biệt hoá (bao gồm ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang) có khả năng hấp thụ iod tốt nên đáp ứng tốt khi điều trị bằng iod phóng xạ. Trong khi điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy và thể không biệt hoá bằng RAI kém hiệu quả vì những loại ung thư này hấp thụ iot kém. 

Điều trị bằng iod phóng xạ chỉ có hiệu quả đối với ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang
Điều trị bằng iod phóng xạ chỉ có hiệu quả đối với ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang

Dưới đây là các chỉ định và chống chỉ định khi điều trị bằng RAI:

Chỉ định của liệu pháp iod phóng xạ:

Liệu pháp iod phóng xạ thường được chỉ định cho những trường hợp ung thư tuyến giáp thể nang và thể tuỷ sau:

  • Kích thước khối u lớn 2cm và kèm theo ít nhất 1 trong những yếu tố sau: khối u lan rộng ra ngoài tuyến giáp rõ ràng, bệnh nhân trên 45 tuổi, di căn hạch và di căn xa. 
  • Khối u có kích thước dưới 2cm và có di căn xa. 

Chống chỉ định của liệu pháp iod phóng xạ: 

  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá và ung thư tuyến giáp thể tủy: 
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: Do iod phóng xạ có thể đi qua nhau thai và được tiết qua sữa mẹ nên sẽ gây tổn thương tuyến giáp của trẻ. 
  • Bệnh nhân đang bị nôn mửa và tiêu chảy cần chống chỉ định RAI vì có thể cản trở sự hấp thụ iod phóng xạ và có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cho người khác. 

3. Tác dụng phụ khi điều trị bằng i ốt phóng xạ

Nhiều bệnh nhân thắc mắc “i ốt 131 có độc không?” hay “tác hại của iod phóng xạ là gì?”. Các chuyên gia cho biết, tuỳ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, bệnh lý mắc kèm, liều lượng iod phóng xạ sử dụng mà người bệnh có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn sau:

  • Khô miệng
  • Thay đổi khẩu vị
  • Đau, sưng cổ
  • Khô mắt
  • Tiêu chảy
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ trong tối đa 1 năm sau khi điều trị bằng iod phóng xạ.
  • Suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi, thiếu máu
Đau, sưng cổ là tác dụng phụ thường gặp khi uống iod phóng xạ
Đau, sưng cổ là tác dụng phụ thường gặp khi uống iod phóng xạ

4. Lưu ý khi điều trị ung thư tuyến giáp bằng iod phóng xạ 

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi điều trị bằng iod phóng xạ, bệnh nhân cần tuân thủ những yêu cầu sau đây

3.1. Chuẩn bị trước điều trị

Trước khi điều trị bằng iod phóng xạ, người bệnh cần:

Tránh tiêu thụ các sản phẩm có chứa i-ốt

Trước khi điều trị khoảng 1-2 tuần, bệnh nhân cần tránh tiêu thụ các sản phẩm có chứa i ốt. Bởi nếu lượng i ốt trong máu quá cao sẽ cạnh tranh với i ốt phóng xạ, dẫn tới việc điều trị kém hiệu quả. Những loại thực phẩm giàu i ốt mà người bệnh cần tránh gồm:

  • Gia vị có chứa i ốt
  • Rong biển
  • Hải sản
  • Các sản phẩm từ đậu nành
  • Lòng đỏ trứng
  • Bánh mì mua ngoài tiệm và tất cả các loại bánh mì có chứa chất phụ gia iod. 
  • Rau lá xanh đậm như rau bina, bông cải xanh
  • Thức ăn nhanh (vì trong thành phần có thể có chứa muối i ốt)
  • Các loại vitamin và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng có chứa i ốt. 
  • Thực phẩm hay thuốc viên con nhộng có chứa phẩm màu thực phẩm Red Dye #3
  • Các loại thực phẩm mà trong thành phần có chứa các chất sau: muối iodat, muối iodua, algin, muối alginate, carrageenan, agar-agar. 

Xem thêm: Giải đáp: Ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì và nên ăn rau gì?

Trước khi điều trị bằng I-131, người bệnh cần tránh tiêu thụ những thực phẩm giàu iod
Trước khi điều trị bằng I-131, người bệnh cần tránh tiêu thụ những thực phẩm giàu iod

Kích thích hormone TSH 

TSH là một hormone kích thích tuyến giáp do tuyến yên sản xuất ra, có tác dụng giúp các mô giáp và tế bào ung thư tuyến giáp hấp thụ i ốt phóng xạ. Vì vậy, để liệu pháp iod phóng xạ đạt hiệu cao thì lượng TSH trong máu cũng cần phải cao. Nếu như bệnh nhân đã được cắt bỏ tuyến giáp thì cần phải làm tăng TSH bằng 1 trong 2 cách sau: 

  • Ngừng sử dụng thuốc hormone tuyến giáp trong vài tuần trước khi điều trị bằng i ốt phóng xạ. Khi đó cơ thể sẽ cảm nhận được nồng độ hormone tuyến giáp thấp và sẽ cố gắng để kích thích tuyến yên sản xuất lượng lớn TSH. 
  • Tiêm Thyrotropin (Thyrogen) trong 2 ngày liên tục rồi tiến hành xạ trị I-131 vào ngày thứ 3. Thực chất Thyrogen là một loại hormone TSH tái tổ hợp nên khi tiêm vào cơ thể sẽ làm tăng lượng TSH trong máu, từ đó giúp điều trị bằng i ốt phóng xạ đạt hiệu quả cao. 

3.2. Lưu ý trong quá trình điều trị

I ốt phóng xạ thường được sử dụng ở dạng viên hoặc lỏng để uống. Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 2-4 giờ trước khi uống thuốc và 1 giờ sau khi dùng thuốc để cơ thể có thể hấp thụ i ốt phóng xạ tốt nhất. Sau đó, bệnh nhân cần uống nhiều nước để loại bỏ iod phóng xạ dư thừa và có thể ăn như bình thường. 

3.3. Lưu ý sau điều trị 

Khi điều trị bằng iod phóng xạ, cơ thể người bệnh sẽ phát ra phóng xạ trong một thời gian. Lượng I-131 dư thừa không được hấp thụ sẽ bài tiết qua phân, nước tiểu, nước bọt, mồ hôi. 

Vì vậy, sau điều trị, người bệnh có thể được yêu cầu ở lại trong phòng cách ly của bệnh viện vài ngày để ngăn ngừa lây nhiễm phóng xạ cho người khác. 

Trong một số trường hợp cụ thể có thể không cần ở lại bệnh viện. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sau để đảm bảo an toàn cho người khác:

  • Giữ khoảng cách tối thiểu 1.8m với người khác trong vài ngày đầu (trong 24h đầu tiên sau khi điều trị cần giữ khoảng cách 3m).
  • Không tới những nơi đông người hay sử dụng các phương tiện giao thông công cộng
  • Không ôm hôn, ngủ chung giường hay tiếp xúc thân mật với người khác. 
  • Không dùng chung đồ ăn, nước uống hay dụng cụ ăn uống với người khác. Đồng thời không chuẩn bị thức ăn cho người khác.
  • Không dùng chung khăn ga trải giường, chăn gối, khăn tắm, quần áp với người khác và giặt riêng những vật dụng này. 
  • Bất kỳ vật dụng rác thải nào có chứa chất dịch của cơ thể bệnh nhân phải được bỏ vào túi rác riêng và xử lý theo quy định. 
  • Khi đi tiểu, cần ngồi cẩn thận để tránh nước tiểu bắn tung toé và phải lau sạch bằng khăn giấy vệ sinh sau đó để tránh nhỏ giọt. Xả bồn cầu 2-3 lần sau khi sử dụng. 
  • Rửa tay thường xuyên và tắm hàng ngày.
  • Với phụ nữ, không mang thai trong vòng 6-12 tháng sau khi điều trị. Còn nam giới thì không nên có con trong tối thiểu 3 tháng sau điều trị. 
  • Che mũi và miệng nếu hắt hơi hoặc ho
  • Không ngủ chung với trẻ dưới 3 tuổi trong 14 ngày

Thời gian cách ly và thực hiện các biện pháp phòng ngừa phụ thuộc vào liều lượng iod phóng xạ sử dụng. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn một cách chi tiết. 

Sau khi uống iod phóng xạ, người bệnh cần cách ly để đảm bảo an toàn cho người khác
Sau khi uống iod phóng xạ, người bệnh cần cách ly để đảm bảo an toàn cho người khác

5. Chi phí điều trị ung thư tuyến giáp bằng iod phóng xạ

Chi phí điều trị ung thư tuyến giáp bằng liệu pháp iod phóng xạ của mỗi bệnh nhân có sự khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nơi điều trị, tình trạng bệnh, tần suất và liều lượng sử dụng, khả năng đáp ứng với điều trị,… 

Bình quân, chi phí uống iod phóng xạ mỗi đợt dao động trong khoảng 3-5 triệu đồng (nếu sử dụng liều thấp) và khoảng 10 triệu đồng (liều cao), tần suất điều trị 4-6 đợt. 

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể phải chi trả thêm một số khoản chi phí khác trong quá trình điều trị như thuốc men, ăn uống, sinh hoạt, giường bệnh,… 

Những bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả một phần chi phí điều trị bằng I-131, mức hưởng tuỳ thuộc vào từng đối tượng. 

6. Giải đáp một số thắc mắc

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp của bệnh nhân về phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp bằng iod phóng xạ.

6.1. Uống iod phóng xạ bao nhiêu lần?

Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng mà người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng iod phóng xạ một hoặc nhiều lần. 

6.2. Uống iod phóng xạ có mệt không?

Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi khi điều trị bằng iod phóng xạ, tình trạng này có thể kéo dài tới 1 năm sau điều trị. Sau đó cơ thể sẽ dần trở lại bình thường. 

6.3. Uống iod phóng xạ có bị rụng tóc không?

Câu trả lời là KHÔNG. Điều trị ung thư tuyến giáp bằng iod phóng xạ không gây rụng tóc. 

6.4. Uống iod phóng xạ cách ly bao lâu?

Tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định liều uống I-131 khác nhau. Vậy, uống iod phóng xạ liều 30, 50, 100 thì cách ly bao lâu? 

Các chuyên gia cho biết, với liều i ốt phóng xạ I-131 trên 30mCi thì bệnh nhân cần điều trị nội trú, cách ly 2 ngày và theo dõi tại bệnh viện. Còn với liều dưới 30 mCi thì người bệnh sẽ được điều trị ngoại trú và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm phóng xạ tại nhà khoảng 3-7 ngày. 

6.5. Uống thuốc phóng xạ thì bao lâu mới được quan hệ?

Sau khi điều trị bằng iod phóng xạ, người bệnh cần tránh quan hệ tình dục hay tiếp xúc gần với người khác trong vòng 1 tuần để đảm bảo an toàn. 

6.6. Tiếp xúc với người uống phóng xạ có sao không?

Sau khi uống iod phóng xạ, người bệnh cần cách ly để đảm bảo an toàn cho người khác trong khoảng thời gian theo quy định. 

Người tiếp xúc với bệnh nhân điều trị bằng chất phóng xạ có thể bị nhiễm phóng xạ. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về liệu pháp i ốt phóng xạ trong điều trị ung thư tuyến giáp. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm, vui lòng gọi tới Hotline 1800 6527 để được dược sĩ tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận