Thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng dễ áp dụng, hiệu quả cao
Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ điều trị hiệu quả đau đại tràng. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây sẽ gợi ý thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng vừa dễ áp dụng vừa giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa một cách tối ưu.
1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng
Người bị đau đại tràng cần có chế độ ăn uống hợp lý để giúp cải thiện triệu chứng, hỗ trợ hiệu quả điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Khi xây dựng thực đơn 7 ngày cho người bệnh, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
1.1 Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể
Người bệnh cần uống đủ từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung nước từ các nguồn như nước lọc, nước ép trái cây tươi (không đường), canh, súp,…

1.2 Bổ sung đầy đủ chất đạm (Protein)
Chất đạm giúp duy trì sức khỏe và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương. Tuy nhiên, lượng đạm cần bổ sung tùy thuộc vào thể trạng từng người, trung bình khoảng 1g/kg thể trọng/ngày. Nên ưu tiên nguồn đạm dễ tiêu như thịt nạc (gà, cá, lợn), trứng, sữa đậu nành, đậu hũ,…
1.3 Hạn chế chất béo
Chất béo có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây đầy bụng và khó tiêu. Người bệnh nên hạn chế tiêu thụ dưới 15g chất béo/ngày, ưu tiên các chất béo tốt từ dầu oliu, dầu cá, hạn chế đồ chiên rán, xào nhiều dầu mỡ.
1.4 Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất
Cơ thể cần được bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C, D, E cùng các khoáng chất như kali, magie, canxi, sắt,… có nhiều trong rau xanh, củ quả, sữa hạt, ngũ cốc,… để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
1.5 Điều chỉnh thực đơn phù hợp với tình trạng bệnh
Tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể mà người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý:
Nếu bị táo bón:
- Giảm lượng chất béo tiêu thụ.
- Tăng cường chất xơ hòa tan có trong yến mạch, chuối, khoai lang, táo, rau mồng tơi, rau dền,…
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Nếu bị tiêu chảy:
- Tránh ăn thực phẩm có chất xơ không hòa tan như rau sống, trái cây khô, hạt cứng,…
- Không sử dụng thực phẩm lên men, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh nhiễm khuẩn đường ruột.
1.6 Tránh các chất kích thích và thực phẩm có hại
Những thực phẩm có thể kích thích niêm mạc ruột, làm tăng triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hóa cần được hạn chế, bao gồm:
- Rượu bia, cà phê, trà đặc, nước ngọt có ga.
- Đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Các loại bánh kẹo, đồ ngọt dễ gây đầy bụng, chướng hơi.
1.7 Chế biến thực phẩm hợp lý
Người đau đại tràng nên ăn những món dễ tiêu, hạn chế gây kích thích đường ruột. Các phương pháp chế biến phù hợp gồm:
- Hấp, luộc, hầm, nấu cháo, súp giúp thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa.
- Tránh xào, rán, nướng vì có thể làm tăng lượng dầu mỡ, gây khó tiêu và đầy bụng.
Xem thêm: Giải đáp: Ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì và nên kiêng gì?
2. Ăn gì tốt cho đại tràng?
Để xây dựng thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng bạn cần nắm được cách lựa chọn thực phẩm phù hợp. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho đại tràng mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:
- Cá hồi: Cá hồi là một nguồn giàu axit béo omega-3, giúp giảm viêm và bảo vệ niêm mạc đại tràng. Omega-3 còn có tác dụng ngăn ngừa viêm loét đại tràng và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

- Thịt nạc: Thịt nạc như thịt bò thăn, thịt lợn thăn chứa hàm lượng protein cao giúp tăng cường hệ miễn dịch của đại tràng, hỗ trợ phục hồi tổn thương và giảm nguy cơ viêm.
- Dầu ô liu: Dầu ô liu chứa axit oleic, giúp giảm viêm và bảo vệ lớp niêm mạc đại tràng. Ngoài ra, dầu ô liu còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch và tiểu đường.
- Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó và hạt chia chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và axit béo lành mạnh, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tuy nhiên, người bị viêm loét đại tràng nên hạn chế tiêu thụ vì hàm lượng chất xơ cao có thể gây kích thích đường ruột.
- Bơ: Bơ giàu chất béo lành mạnh, chất xơ và vitamin, giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa viêm loét.
- Khoai lang: Khoai lang chứa choline giúp chống viêm và bảo vệ niêm mạc đại tràng. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong khoai lang cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
- Rau mồng tơi: Rau mồng tơi giúp tăng cường tiêu hóa, giảm hấp thu chất béo và hỗ trợ chức năng đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
- Chuối: Chuối chứa chất xơ pectin giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón và bổ sung kali cần thiết cho cơ thể. Ăn chuối thường xuyên có thể giúp duy trì đại tràng khỏe mạnh.
- Trứng: Trứng cung cấp axit amin, vitamin B, lecithin và selen giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm các triệu chứng khó chịu do viêm đại tràng gây ra.
- Sữa chua: Sữa chua chứa probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho đại tràng. Nên chọn sữa chua nguyên chất, không đường hoặc ít đường để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Đau đại tràng kiêng ăn gì?
Nếu bạn bị đau đại tràng (viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích…), nên kiêng những loại thực phẩm sau để tránh kích thích đường ruột và làm bệnh nặng hơn:
- Thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan: Rau sống, rau nhiều xơ cứng (bắp cải, cải bẹ, măng, giá đỗ, ngô…). Các loại đậu nguyên vỏ (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen…)
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán: Thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu
- Mỡ động vật, nội tạng động vật.
- Thực phẩm cay nóng, kích thích: Ớt, tiêu, tỏi, hành sống, rượu bia, cà phê, nước có gas,…
- Sữa và sản phẩm từ sữa (nếu không dung nạp lactose): Sữa tươi, kem, phô mai, bơ
- Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều gia vị: Đồ đóng hộp, xúc xích, lạp xưởng.
- Đồ ngọt, bánh kẹo nhiều đường: Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có gas.

4. Thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng dễ áp dụng
Dưới đây là bảng thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng. Bảng thực đơn này được xây dựng với nguyên tắc dinh dưỡng cân bằng, dễ tiêu hóa và phù hợp với người đau đại tràng.

Ngày | Bữa sáng | Bữa phụ | Bữa trưa | Bữa tối |
Ngày 1 | Cháo thịt băm (70g gạo, 50g thịt lợn, 50g cà rốt) | Sữa chua không đường hoặc 160g trái cây | 2 bát cơm, 1 quả trứng, 40g thịt nạc, 100g bí xanh luộc | 2 bát cơm, 80g cá hồi áp chảo, 100g bông cải xào tỏi |
Ngày 2 | Miến xào cua (60g miến khô, 50g thịt cua, 50g rau củ) | Sữa chua không đường hoặc 160g trái cây | 1 bát cơm, 60g thịt lợn luộc, 150g bông cải xào cà rốt, 1 quả chuối | 1 bát cơm, 50g cá quả hấp, 100g su su luộc |
Ngày 3 | Cháo cá hồi (50g gạo, 50g cá hồi) | Không có | 2 bát cơm, 130g đậu nhồi thịt sốt cà chua, 100g rau cải xào nấm | 2 bát cơm, 60g cá nục kho, 100g canh rau cải nấu thịt heo xay |
Ngày 4 | Canh rau cải (100g) nấu với 20g thịt heo xay, 1 bát phở gà | Không có | 2 bát cơm, 75g tôm rim mắm, 100g bắp cải luộc | 2 bát cơm, 80g thịt gà không da kho gừng, 100g rau muống luộc |
Ngày 5 | Nui xào tôm (50g tôm, 50g bông cải xanh, 120g nui) | Không có | 2 bát cơm, 75g cá kho tộ, 50g đậu phụ luộc, 100g canh bầu nấu tép | 2 bát cơm, 70g sườn nướng, 100g canh khoai tây cà rốt |
Ngày 6 | Bún bò (120g bún, 50g bắp bò, rau thơm, hành lá) | Không có | 2 bát cơm, 100g thịt heo viên sốt cà chua, 100g rau củ thập cẩm | Cháo tôm hạt sen (50g gạo, 50g tôm, 50g hạt sen) |
Ngày 7 | Cháo trứng (50g gạo, 2 quả trứng) | Không có | 2 bát cơm, 80g cá hồi áp chảo, 100g canh sườn rau củ | 2 bát cơm, 100g thịt gà băm xào ớt chuông, 100g bông cải xào |
Xem thêm: Chi tiết từ A-Z xây dựng thực đơn cho người ung thư trực tràng
Tóm lại, thực đơn 7 ngày cho người đau đại tràng không chỉ giúp giảm triệu chứng khó chịu mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, chế biến đúng cách và duy trì chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần cải thiện sức khỏe đường ruột một cách hiệu quả. Hãy áp dụng thực đơn này đều đặn để bảo vệ đại tràng và nâng cao chất lượng cuộc sống!