Hướng dẫn xây dựng thực đơn hàng ngày cho người ung thư phổi

 191 lượt xem

Theo các chuyên gia, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư phổi. Bởi vậy, xây dựng thực đơn hàng ngày cho người ung thư phổi như thế nào để nhanh phục hồi sức khỏe chắc hẳn là quan tâm của nhiều người. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân ung thư phổi, đừng bỏ qua bài viết dưới đây. 

Thực đơn hàng ngày cho người ung thư phổi như thế nào là tốt nhất?
Thực đơn hàng ngày cho người ung thư phổi như thế nào là tốt nhất?

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người ung thư phổi

Bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị ung thư phổi thường có thể trạng yếu, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng kém…Để tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh, thực đơn cho người ung thư phổi cần phải được xây dựng trên những nguyên tắc sau:

1.1. Cung cấp đủ năng lượng cho người bệnh

Bệnh nhân ung thư phổi có nhu cầu tiêu thụ năng lượng cao hơn những người khác do sức khỏe người bệnh dễ dàng bị suy kiệt bởi sự phát triển của tế bào ác tính. 

Hơn nữa, các liệu pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón,…

Xuất phát từ những lý do trên, người bệnh cần một chế độ đầy đủ dưỡng chất để cung cấp năng lượng cho cơ thể đủ sức chống đỡ lại bệnh tật và đáp ứng hiệu quả điều trị. Chú ý bổ sung các thực phẩm giàu đạm để tăng cường sức khỏe và chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 

1.2. Cân bằng dinh dưỡng

Thực đơn ăn uống của bệnh nhân ung thư phổi cần cân bằng và đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. 

Không nên bỏ bữa, kiêng khem hoặc tiêu thụ quá dư thừa các chất. Đây là nguyên tắc quan trọng bệnh nhân ung thư phổi cần ghi nhớ, đặc biệt là bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 (giai đoạn cuối).

Cân bằng dinh dưỡng khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân ung thư phổi
Cân bằng dinh dưỡng khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân ung thư phổi

1.3. Chia thành nhiều bữa nhỏ

Chán ăn, hấp thụ dinh dưỡng kém là tình trạng người bệnh ung thư phổi phải đối mặt thường xuyên. Do vậy, bên cạnh 3 bữa chính, thực đơn hàng này cần bổ sung thêm ít nhất 2 bữa phụ để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất.

Việc chia thành nhiều bữa nhỏ giúp bệnh nhân ăn được nhiều hơn, hạn chế tình trạng đầy bụng cũng như dễ dàng tiêu hóa hơn. 

Cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để ăn được nhiều hơn và dễ tiêu 
Cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để ăn được nhiều hơn và dễ tiêu

1.4. Đa dạng món ăn cho người bệnh

Để kích thích vị giác và đỡ gây nhàm chán, nguyên tắc đa dạng món ăn cho người bệnh cũng cần được lưu tâm hàng đầu. 

Khi xây dựng thực đơn hàng ngày cho bệnh nhân ung thư phổi, nên thường xuyên thay đổi món ăn với nhiều cách chế biến khác nhau, hạn chế sự trùng lặp trong tuần. Tuy vậy, vẫn cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất. 

1.5. Ưu tiên thức ăn mềm lỏng, dễ nuốt

Các khối u ác tính ở phổi có thể ảnh hưởng tới thực quản và vòm họng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống. Ngoài ra, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị làm chức năng đường tiêu hóa của người bệnh bị suy giảm, ảnh hưởng tới khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn. Bởi vậy, bệnh nhân ung thư phổi nên ưu tiên thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt để dễ hấp thụ và giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. 

Ưu tiên thức ăn mềm lỏng, dễ nuốt
Ưu tiên thức ăn mềm lỏng, dễ nuốt

1.6. Ăn nhạt

Ăn nhạt là nguyên tắc các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh ung thư phổi nên đảm bảo bởi chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra, nồng độ natri từ muối quá cao không chỉ gây hại cho cơ thể như làm tăng huyết áp, suy giảm chức năng của thận,… mà còn thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư.

Vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế tiêu thụ các món ăn mặn, nhiều gia vị để giảm lượng muối hấp thụ vào cơ thể. Chỉ nên nạp dưới 5g muối/ngày để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. 

Nếu cảm thấy chế độ ăn nhạt nhàm chán và không kích thích vị giác, bạn có thể sử dụng vị mặn từ tảo biển hoặc bổ sung thêm các loại rau thơm như quế, rau mùi để gia tăng hương vị món ăn. 

1.7. Uống đủ nước

Cơ thể rất cần nước để củng cố hàng rào bảo vệ cũng như duy trì hoạt động trao đổi chất. Việc thiếu nước sẽ làm sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Bởi vậy, uống đủ nước là nguyên tắc quan trọng hàng đầu cần ghi nhớ.

Các chuyên gia khuyên bệnh nhân ung thư phổi nên bổ sung từ 1,5 lít – 2 lít và nhiều hơn nếu có triệu chứng nôn ói, tiêu chảy. 

Nên ưu tiên sử dụng nước lọc, có thể kết hợp thêm các loại nước ép, nước sinh tố, các món ăn lỏng và trái cây mọng nước. Tránh xa các loại đồ uống có gas, có cồn như nước ngọt, rượu bia…

Uống đủ nước để duy trì hoạt động trao đổi chất của cơ thể
Uống đủ nước để duy trì hoạt động trao đổi chất của cơ thể

2. Lựa chọn thực phẩm trong thực đơn cho người bệnh ung thư phổi

Lựa chọn thực đơn hàng ngày cho bệnh nhân ung thư phổi như thế nào để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và không gây hại cho sức khỏe? Dưới đây là danh sách các nhóm thực phẩm nên ăn và kiêng bạn có thể tham khảo.

2.1. Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn gì?

Bệnh nhân ung thư nên nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm sau đây:

  • Rau xanh và trái cây: Ăn nhiều rau xanh, rau củ và trái cây để bổ sung các loại khoáng chất, vitamin và chất xơ nuôi dưỡng cơ thể bệnh nhân.
  • Thực phẩm giàu protein: Bổ sung thực phẩm nhiều đạm như cá, thịt nạc đỏ, thịt trắng (gà, vịt..), trứng… để hạn chế tình trạng thiếu chất. Đừng quên cân đối giữa nhóm protein thực vật và động vật. 
  • Tinh bột: Để cung cấp năng lượng bền vững giúp cho cơ thể chống chọi với ung thư, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn các loại tinh bột như ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch kê, lúa, gạo…
  • Trà xanh: Chất theaflavin và EGCG trong trà xanh được chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư phổi. Do vậy, bệnh nhân nên uống 2 cốc trà xanh mỗi ngày để đẩy lùi bệnh tật. 
  • Chất béo lành mạnh: Để hạn chế tình trạng sụt cân và thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất, bệnh nhân ung thư phổi nên ưu tiên sử dụng các loại chất béo thực vật như bơ, dầu ô liu, dầu đậu phộng…. Dầu cá cũng nên được sử dụng bởi chúng chứa nhiều omega 3 hỗ trợ kháng viêm rất hiệu quả. 
  • Thực phẩm chứa lycopene: Dưa hấu, đu đủ, cà chua…là những thực phẩm chứa lycopene nên thêm vào thực đơn do chúng có tác dụng kìm hãm sự phát triển tế bào ung thư. 
  • Sữa và sản phẩm từ sữa: Thực đơn hằng ngày cần bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa để cung cấp canxi, protein và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Ung thư phổi nên ăn quả gì là tốt nhất?

Nhóm thực phẩm người ung thư phổi nên bổ sung
Nhóm thực phẩm người ung thư phổi nên bổ sung

2.2. Bệnh nhân ung thư phổi nên kiêng ăn gì?

Để tình trạng bệnh không trở nên trầm trọng, người bệnh ung thư phổi nên kiêng các nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm dầu mỡ: Lượng chất béo có trong thức ăn nhiều dầu mỡ (đồ chiên, xào, rán) có thể làm trầm trọng triệu chứng khó tiêu, chán ăn,…ở người bệnh.
  • Thực phẩm cay nóng: Kiêng thực phẩm có tính nóng, cay (ớt, hạt tiêu…) nếu không muốn tổn thương dạ dày và rối loạn hệ tiêu hóa.
  • Đồ uống có cồn, thuốc lá: Những hợp chất độc hại trong nhóm thực phẩm này gây hại cho gan, phổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị. 
  • Thực phẩm tái, sống: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn làm tăng nguy cơ ngộ độc, tiêu chảy, đau dạ dày…. 
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Hạn chế ăn các các loại đồ hộp, thịt đông lạnh… bởi chúng chứa nhiều bảo quản và phụ gia. 
  • Thực phẩm nhiều đường: Đồ ăn, đồ uống quá ngọt tăng nguy cơ đường huyết dẫn tới tiểu đường và tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
  • Thực phẩm nhiều muối: Hạn chế thực phẩm mặn bởi chúng làm suy giảm chức năng tổng thể, làm gia tăng các bệnh lý về tim mạch. 
Bệnh nhân ung thư phổi không nên ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ
Bệnh nhân ung thư phổi không nên ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ

3. Gợi ý thực đơn 7 ngày cho bệnh nhân ung thư phổi

Thực đơn cho người ung thư phổi luôn phải đầy đủ và cân bằng các loại dưỡng chất. Dưới đây là gợi ý mẫu thực đơn 7 ngày bệnh nhân có thể tham khảo để xây dựng cho phù hợp. 

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người ung thư phổi 
Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người ung thư phổi

Mẫu thực đơn 7 ngày cho bệnh nhân ung thư phổi

Ngày Các bữa trong ngày
Bữa sáng  Bữa phụ sáng (9h) Bữa trưa (15h)  Bữa phụ chiều  Bữa tối
Thứ 2  Phở thịt bò  1 quả táo tây  – Cơm gạo tẻ (2  lưng bát con)

– Thịt kho 

– Thịt gà luộc 

 – Củ cải xào 

1 cốc nước cam – Cơm gạo tẻ

(2  lưng bát con)

– Cá trắm rán (1 khúc mỏng)

– Đậu luộc (1/2  bìa)

– Bắp cải xào 

Thứ 3  Canh cá lóc 1 cốc sữa  – Cơm gạo tẻ (2  lưng bát con)

– Cá trắm kho 

– Thịt gà luộc 

– Củ cải xào 

Thanh long  – Cơm gạo tẻ (2 lưng bát con)

– Thịt lợn rim

– Đậu luộc 

– Cải xanh luộc

Thứ 4 Cháo thịt nạc  1 quả táo tây 

 

 

– Cơm (2 lưng bát)

– Cà tím hấp thịt băm

– Canh mồng tơi mướp

1 quả cam ngọt  – Cơm (2 lưng bát)

– Cá rô phi rán

– Cải xanh luộc

– Đậu luộc

Thứ 5 Cháo yến mạch trứng gà Sinh tố trái cây – Cơm gạo tẻ

– Canh mướp tôm

– Thịt bò xào cải

– Trứng hấp

1 quả lê – Cơm gạo lứt;

– Canh cải thịt băm;

– Cá hồi sốt cà chua

Thứ 6 Mì Ý  Sữa hạt sen – Cơm

– Nui nấu sườn rau củ

– Trứng thịt rán

– Canh rau ngót 

1 quả lựu – Salad rau xanh và trái cây

– Canh cá diêu hồng

– Đậu hũ nhồi thịt

Thứ 7 Bún ngan Bánh chuối yến mạch (loại không đường) – Cơm gạo tẻ

– Thịt kho

– Cá nục hấp

– Củ cải luộc

1 cốc sữa tươi không đường – Cơm gạo lứt

– Canh cá trắm

– Rau củ luộc

– Thịt kho trứng cút

Chủ nhật Cháo thịt băm đậu xanh Nước ép táo – Cơm gạo tẻ

– Đậu hũ nhồi thịt sốt cà chua

– Thịt gà luộc

– Canh mồng tơi

Bưởi  – Cơm gạo tẻ

– Cá rô phi sốt

– Súp lơ luộc

– Thịt lợn luộc

Xem thêm: Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi cần lưu ý những gì?

Gợi ý thực đơn hàng ngày cho người ung thư phổi nêu trên chắc hẳn đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hãy nhớ rằng, chế độ ăn uống khoa học là chìa khóa vàng giúp cung cấp dưỡng chất và năng lượng để cơ thể chống chọi với bệnh tật. Bên cạnh tham khảo những thông tin trên, người bệnh cũng nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hoàn thiện thực đơn dinh dưỡng một cách tối ưu nhất. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC 1800.6527 để được các Dược sĩ chuyên môn giải đáp nhanh chóng nhất!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận