Tổng Quan Kiến Thức Cần Biết Về Ung Thư Xương Theo Bác Sĩ CK2 Chia Sẻ

 54 lượt xem

Ung thư xương là căn bệnh hiếm gặp nhất trong số các loại ung thư được phát hiện cho đến nay. Đây là loại bệnh nguy hiểm, phát triển khá âm thầm cho đến khi người bệnh có dấu hiệu rõ ràng như thường xuyên bị gãy xương, đau xương.

Ung thư xương là gì?

Cơ thể con người chỉ có một bộ xương với hơn 200 chiếc xương có hình dạng và kích thước khác nhau. Xương có các tế bào sống kết nối với nhau bởi một loại vật chất cứng như canxi. Canxi giúp cho bộ xương trở lên khỏe, và cứng. Xương có cấu tạo rỗng bên trong chứa một loại chất xốp gọi là tủy để sản xuất ra các tế bào máu.

tong-quan-kien-thuc-ve-benh-ung-thu-xuong
Ung thư xương

Ung thư xương là ung thư liên kết (sacôm) xuất phát từ tế bào tạo ra xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết của xương. Ung thư xương thường gặp ở gần đầu gối, xa khuỷu, nghĩa là hay gặp ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (gần gối), đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay (xa khuỷu).

Ung thư xương nguyên phát cần phải phân biệt rõ ràng với ung thư ở vị trí khác di căn tới xương.

Phân biệt các loại ung thư xương:

  • Sarcoma xương: loại ung thư này xuất hiện ở mô dạng xương. Loại ung thư này thường sẽ xảy ra ở đầu gối và cánh tay.
  • Sarcoma sụn: ung thư ở mô sụn.
  • Ung thư xương thường có tính chất gia đình Ewing Sarcoma (ESFTs): ung thư xương thường hiện diện ở xương, cũng có thể ở mô mềm (cơ, mô mỡ, mô sợi, mạch máu, hay mô nâng đỡ khác). Loại này thường xuất hiện ở dọc xương sống, xương chậu, ở cẳng chân hay cánh tay.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư xương

Ung thư xương đa phần là ung thư thứ phát do các tế bào ung thư của các cơ quan khác trong cơ thể di căn tới, chỉ có một số trường hợp là bệnh ung thư xương nguyên phát.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân đích xác gây bệnh ung thư xương nguyên phát, tất cả đều chỉ là những yếu tố nguy cơ. Một số người mắc bệnh Paget xương – một tổn thương có sự phát triển bất thường của những tế bào xương mới làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương.

tong-quan-kien-thuc-benh-ung-thu-xuong
Bệnh paget xương nằm trong yếu tố nguy cơ ung thư xương.

Ngoài ra, ung thư xương cũng có thể một phần nguyên nhân do yếu tố di truyền:

  • Mắc hội chứng Li –Fraumeni
  • Mắc hội chứng Rothmund – Thomson
  • U nguyên bào võng mạc di truyền

Cùng với đó, những người thường xuyên phải tiếp xúc với bức xạ năng lượng cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương, nhất là những người tiếp xúc từ khi còn trẻ.

Ngoài ra, những người bị rối loạn gene ức chế ung thư P53 hoặc bị chấn thương mãn tính ở đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.

Tổng Quan Kiến Thức Cần Biết Về Ung Thư Xương Theo Bác Sĩ CK2 Chia Sẻ

Triệu chứng bệnh ung thư xương

Ung thư xương là căn bệnh khá hiếm gặp hiện nay và những triệu chứng của bệnh rất mờ nhạt ở giai đoạn đầu nên rất khó nhận biết. Cũng giống như những bệnh ung thư khác, ung thư xương thường có một số biểu hiện như sau:

  • Đau xương
  • Xương yếu đi
  • Đi lại khó khăn, đau mỏi chân tay với những người qua tuổi 30.
  • Các chi yếu đi, tê liệt hoặc đau nhói các chi có thể là dấu hiệu của việc khối u chèn ép tủy sống hoặc chèn ép rễ thần kinh.
  • Cảm giác có một vùng xương ấm hơn
tong-quan-ung-thu-benh-thu-xuong-dau-hieu
Dấu hiệu của ung thư xương – triệu chứng thường gặp

Khi bệnh ung thư bắt đầu tiến triển nặng hơn,sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng rõ ràng hơn như:

  • Mệt mỏi, căng thẳng và nhanh có cảm giác kiệt sức.
  • Toát mồ hồi bất thường, chán ăn, sụt cân, có thể có hạch ngoại vi.
  • Sốt cao dài ngày, sốt không rõ nguyên nhân.
  • Chán ăn, táo bón, nôn ói, thậm chí kèm theo lú lẫn.
  • Da xanh tái, nhợt nhạt.
  • Dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vết thương lâu lành.
  • Dễ bị xuất huyết dưới da.

Chẩn đoán

Khi bệnh nhân gặp các triệu chứng của bệnh ung thư xương và tiến hành thăm khám, việc chẩn đoán của bác sĩ được dựa trên việc khám lâm sàng và xét nghiệm. Trong đó xét nghiệm là bước quan trọng để xác định bệnh nhân đã mắc bệnh ung thư chưa để sau đó chẩn đoán và tiên lượng bệnh.

Một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh ung thư xương:

Chụp X-quang

Chụp X-quang là phương pháp đơn giản nhất để chẩn đoán ung thư xương, nó sẽ cho phép các bác sĩ biết vị trí ban đầu của khối ung thư trong xương hoặc chỗ đã phát triển ra trong cơ thể.

tong-quan-benh-ung-thu-xuong-chan-doan-benh
Chụp X-quang là cách đơn giản nhất để chẩn đoán ung thư xương.

Chụp cắt lớp CT, MRI

Sau khi chụp X-quang, nếu muốn biết chính xác hơn tình trạng bệnh nhân các bác sỹ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân chụp cắt lớp CT hoặc MRI. Hình ảnh xương sẽ được hiển thị rõ ràng trên máy tính và phim chụp cho kết quả chính xác.

Chụp (scan) xương

Scan xương còn được biết tới là scan xương bằng chất đồng vị. Loại này rất nhạy cảm và có thể phát hiện ra các tế bào ung thư xương trước khi chúng hiện lên qua x-quang. Một lượng chất phóng xạ nhẹ rất nhỏ sẽ được tiêm qua ven, thường là vào cánh tay. Sau đó sẽ tiến hành scan, nếu chiếc xương bất thường hút nhiều chất phóng xạ hơn xuơng bình thường, nó sẽ hiện lên là một vùng nổi bật (thường gọi là điểm nóng).

Độ phóng xạ được sử dụng trong scan là rất thấp và không hề có hại. Phóng xạ này sẽ mất  khỏi cơ thể trong vòng vài giờ.

Chọc mẫu sinh thiết

Một loại kim đặc biệt chuyên dụng được cắm vào xương để lấy mẫu tế bào tại điểm bất thường. Khi nhìn tế bào mẫu dưới kính hiển vi, bác sĩ chuyên khoa có thể biết  đó là ung thư xương lành tính hay ác tính. Nếu khối u đó là ung thư thì cần phải làm thêm một vài xét nghiệm nữa để xác định chính xác loại ung thư.

Làm sinh thiết bằng chọc kim lấy mẫu có thể cho biết khối u đó là ung thư hay không. Đôi khi, số tế bào mẫu quá ít để bác sĩ đưa ra câu trả lời rõ ràng, lúc đó cần tới biện pháp sinh thiết mở.

Tổng Quan Kiến Thức Cần Biết Về Ung Thư Xương Theo Bác Sĩ CK2 Chia Sẻ

Sinh thiết mở

Sinh thiết mở có nghĩa là dùng dao mổ (scalpel) lấy một mẫu mô từ khối u bất thường. Nếu như khối u vẫn còn nhỏ thì có thể khoét bỏ toàn bộ nó đi.. Nếu đó là khối u lành tính, bạn không cần phải điều trị ung thư nữa. Nếu đó là ung thư, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị tiếp.

Các giai đoạn ung thư xương, tiên lượng sống và cách điều trị bệnh

Tiên lượng sống bệnh ung thư xương

Tiên lượng cho bệnh ung thư xương phụ thuộc vào loại ung thư xương, mức độ phát triển của xương, vì thế với mỗi bệnh nhân khác nhau lai có tiên lượng khác nhau.

Tỷ lệ sống của bệnh ung thư xương đại biểu cho cơ hội sống sau khi chẩn đoán bệnh. Giai đoạn ung thư phát triển, chất lượng điều trị cùng với sức khỏe tổng thể, yếu tố di truyền và mức độ căng thẳng là những yếu tố quyết định dẫn đến tuổi thọ của bệnh nhân ung thư xương.

Theo thống kê, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư xương có thể đạt tới 80% người bệnh sống trên 5 năm nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, khi ung thư vẫn còn ở nơi khu trú và chưa di căn lây lan đến những mô xung quanh.

Tỷ lệ sống trên 5 năm:

  • Giai đoạn 1: 80%
  • Giai đoạn 2: 70%
  • Giai đoạn 3: 60%
  • Giai đoạn 4: 20 – 50%

Loại ung thư xương cũng ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân. Những người mắc Chondrosarcoma có thể sống trên 5 năm với tỷ lệ là 80%, trong khi đó u xương Ewing và u xương ác tính thì đạt khoảng dưới 70%.

Tổng Quan Kiến Thức Cần Biết Về Ung Thư Xương Theo Bác Sĩ CK2 Chia Sẻ

Các giai đoạn bệnh ung thư xương

Ung thư xương có hai nhóm giai đoạn chính: giai đoạn đầu và giai đoạn sau.

Ung thư xương giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu tiên của ung thư xương gồm có giai đoạn I và giai đoạn II.

  • Giai đoạn I: ung thư phát triển chỉ trong xương, chưa lan sang các khu vực khác của cơ thể. Sau khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết, xác định ung thư xương giai đoạn I thuộc cấp độ nhẹ, không quá nguy hiểm đến tính mạng nếu được điều trị đúng cách.
  • Giai đoạn II: cấp độ trung bình, ung thư phát triển giới hạn ở trong xương, chưa di căn ra hạch bạch huyết xung quanh hay các vị trí khác của cơ thể. Ở giai đoạn II này, bệnh ung thư xương vẫn có tiên lượng tương đối tốt.

Ung thư xương giai đoạn sau

  • Giai đoạn III: ung thư xương xuất hiện ở 2 hoặc nhiều vị trí khác nhau trên cùng một xương và đã lan ra bề mặt của xương nhưng chưa phát triển hay xâm lấn vào các hạch bạch huyết xung quanh xương hoặc các mô lân cận.
  • Giai đoạn IV: ung thư đã lan rộng từ xương ra các hạch bạch huyết, mạch máu lớn để di căn đến gan, não, phổi,…

ĐIều trị bệnh ung thư xương

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên nhất để chữa trị ung thư bởi nó có thể giải quyết tận gốc khối u, mang lại sự sống mới cho người bệnh, vậy nên ung thư xương không phải là ngoại lệ.

Có thể nói phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất với ung thư xương. Vì căn bệnh ung thư xương này có thể tái phát gần vị trí ban đầu nên phẫu thuật sẽ giúp lấy bỏ khối ung thư một riềm mô lành xung quanh nó.

Nếu ung xương xảy ra ở một cánh tay hay chân, bác sĩ sẽ lấy khối u và một vùng mô lành xung quanh u.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp dùng thuốc điều trị ung thư xương để giết chết tế bào ung thư đang phân chia. Thuốc có thể uống hoặc tiềm vào cơ hay mạch máu, và thường được kết hợp với những phương pháp điều trị bệnh ung thư khác để tăng hiệu quả điều trị.

Hóa trị có thể được dùng để thu nhỏ khối u hỗ trợ cho việc phẫu thuật, hoặc được dùng để tiêu diệt những tế bào còn sót lại sau phẫu thuật và phòng ngừa tái phát trở lại.

tong-quan-benh-ung-thu-xuong-phuong-phap-chua-tri
Hoá trị ung thư xương là phương pháp chữa trị hiện nay

Xạ trị

Các bác sĩ sẽ dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Trong vài trường hợp, xạ trị dùng thay thế phẫu thuật để phá huỷ u hay những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện hay dưỡng đường mỗi ngày để xạ trị. Thời gian điều trị thường kéo dài 5 ngày một tuần, trong vòng 5 đến 8 tuần.

=>> Xem thêm: Công dụng Nấm Agaricus của nhật trong điều trị ung thư

Phòng ngừa bệnh ung thư xương tái phát và di căn

Ung thư xương là một căn bệnh nguy hiểm khi mà nó có thể dễ dàng lấy đi một bộ phận bất kì trên cơ thể bạn cho dù có thể điều trị kịp thời và chữa khỏi bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh một cách chủ động là giải pháp tối ưu để bảo vệ cơ thể chính bản thân.

tong-quan-benh-ung-thu-xuong-phong-ngua
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi là một trong những cách phòng ngừa ung thư xương.

Việc phòng ngừa tái phát và mắc mới ung thư xương có những điểm chung như sau:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp : Cần bổ sung canxi, magie và stronti; giảm lượng chất béo, tăng cường trái cây, rau xanh, ăn nhiều cá..
  • Duy trì lối sống khỏe mạnh: tránh xa khói thuốc, thường xuyên giải tỏa căng thẳng..
  • Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và tia UV trong ánh nắng mặt trời.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn làm tăng khả năng miễn dịch, giúp xương luôn chắc khỏe.
  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại hay hóa trị và xạ trị.
  • Cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh như dấu hiệu, tiền sử bệnh gia đình..

=>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư như thế nào là tốt?

Cùng với đó, các bác sỹ tại các bệnh viện chuyên khoa ung bướu như bệnh viện K, 108 và Bạch Mai thường khuyên các bệnh nhân trước, trong và sau quá trình điều trị tích cực bệnh ung thư xương sử dụng Fucoidan. Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư xương, giảm thiểu tác dụng phụ và phòng ngừa tái phát. Được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, Fucoidan Nhật Bản tiêu diệt tế bào ung thư từ tron trứng nước và tăng cường khả năng miễn dịch, sản phẩm này được cấp phép bởi cục An toàn thực phẩm  – Bộ Y tế.

tong-quan-ung-thu-xuong-phong-ngua-va-dieu-tri
Sản phẩm Kibou Fucoidan – Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị ung thư xương

 

Bên trên là những dấu hiệu và phương pháp điều trị của Ung thư xương. Tuy nhiên, để chắc chắn về tình trạng bệnh cũng như lựa chọn được liệu pháp hợp lý, bạn cần thực hiện khám và xét nghiệm tại các bệnh viện chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước: 1800 6527 để được các dược sĩ chuyên gia tư vấn tận tình.

Lưu ý: Các bài viết của dược sĩ chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Dược Sĩ Trà My

 

Đánh giá
Có thể bạn quan tâm: , ,
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận