Trọn bộ kiến thức về Ung thư phổi di căn tuyến thượng thận
Ung thư phổi nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời thì bệnh sẽ nhanh chóng lây lan ra các vị trí khác trong cơ thể. Trong đó, tuyến thượng thận là một trong những vị trí mà tế bào ung thư phổi thường di căn tới. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ trình bày chi tiết về bệnh ung thư phổi di căn tuyến thượng thận, mời bạn cùng theo dõi.

1. Ung thư phổi di căn tuyến thượng thận là gì?
Tuyến thượng thận là các tuyến nhỏ hình tam giác, nằm ở phía trên của mỗi quả thận. Các tuyến nội tiết này chịu trách nhiệm tiết ra các hormone cortisol, epinephrine (adrenaline) và norepinephrine tham gia vào quá trình chuyển hóa phức tạp của cơ thể.

Ung thư phổi di căn tuyến thượng thận là tình trạng xảy ra khi một bộ phận tế bào ung thư tách ra khỏi khối u phổi ban đầu di chuyển tới khu trú và hình thành khối u mới tại tuyến thượng thận.
Di căn tuyến thượng thận thường xảy ra ở các bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3 hoặc ung thư phổi giai đoạn 4. Thống kê cho thấy, có khoảng 2 – 3% số người bệnh đã có di căn tuyến thượng thận ở ngay thời điểm được chẩn đoán mắc ung thư phổi.
2. Triệu chứng ung thư phổi di căn tuyến thượng thận
Các chuyên gia cho biết, đa phần các trường hợp ung thư phổi di căn đến tuyến thượng thận đều không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng rõ ràng nào. Thực tế, theo ước tính, chỉ có khoảng 5% số người mắc K phổi di căn tuyến thượng thận có biểu hiện triệu chứng.
Vì vậy, người bệnh nên hết sức chú ý khi cơ thể mơ hồ có các dấu hiệu sau thì nên đi thăm khám để phát hiện kịp thời:
- Đau lưng, đau bụng, mệt mỏi, no nhanh do khối u ở tuyến thượng thận chèn ép vùng bụng.
- Cảm nhận được cục u bất thường ở vùng bụng.
- Nam giới có quá nhiều lông tóc mọc trên mặt hoặc bộ phận khác, vú phát triển đột ngột, bất lực hoặc giảm ham muốn tình dục.
- Nữ giới lông tóc mọc nhiều hơn, tóc rụng, giọng nói khàn, trầm hơn và chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Tự dưng tăng cân hoặc mặt sưng húp, cơ bắp yếu hơn và da dễ bị bầm tím do nồng độ cortisol tăng cao bất thường.
- Cảm xúc không ổn định, vui buồn thất thường, hay cáu giận vô cớ…
Xem thêm: Ung thư phổi di căn hạch và tất cả thông tin cần biết

3. Chẩn đoán ung thư phổi di căn tuyến thượng thận
Khi nghi ngờ người bệnh ung thư phổi có di căn tuyến thượng thận, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân làm một số xét nghiệm cận lâm sàng sau:
- Chụp X-quang: Kiểm tra hình ảnh và vị trí của các khối u di căn tại các cơ quan khác ngoài phổi. Từ đó, giúp bác sĩ xác định các tế bào ung thư đã lây lan đến tuyến thượng thận hay chưa.
- Siêu âm ổ bụng: giúp xác định vị trí và số lượng khối u di căn trong tại các cơ quan trong ổ bụng, trong đó có tuyến thượng thận
- Chụp CT, MRI: Các kỹ thuật chụp hình ảnh này có độ nhạy và độ chính xác cao hơn siêu âm và chụp X quang, giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí, số lượng và tình trạng tiến triển của các khối u di căn.
- Sinh thiết khối u: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô tại vị trí nghi ngờ có khối u di căn nhằm xác định đây là khối u ác tính hay lành tính để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất.

4. Điều trị ung thư phổi di căn tuyến thượng thận
Với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe,… để xây dựng phác đồ điều trị riêng phù hợp và hiệu quả nhất cho từng trường hợp.
4.1. Ung thư phổi di căn tuyến thượng thận có chữa được không?
Đây là nỗi lo lắng của các bệnh nhân khi được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư phổi di căn tuyến thượng thận. Mặc dù ở giai đoạn này, bệnh đã tiến triển nặng, việc điều trị trở nên phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá hoang mang, lo lắng bởi vẫn có những phương pháp điều trị giúp kiểm soát, làm chậm khả năng di căn của tế bào ung thư để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Chính vì vậy, việc mà người bệnh nên làm lúc này là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và giữ tinh thần luôn lạc quan, thoải mái để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
4.2. Phương pháp điều trị ung thư phổi di căn tuyến thượng thận
Các phương pháp thường được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi di căn tuyến thượng thận gồm:
- Hóa trị: Đây là phương pháp chính thường được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân K phổi di căn tuyến thượng thận. Bằng cách sử dụng các thuốc hóa chất qua đường uống hay truyền tĩnh mạch, hóa trị giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển cũng như lây lan của các tế bào ung thư. Để tăng hiệu quả trị liệu, hóa trị thường được kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị.
- Xạ trị: Trong điều trị K phổi di căn tuyến thượng thận, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp Xạ trị cơ thể lập thể SBRT (sử dụng liều phóng xạ cao đến một khu vực nhỏ) như một phương pháp điều trị chính hoặc bổ trợ cho hóa trị hoặc phẫu thuật nhằm.

- Điều trị đích và liệu pháp miễn dịch: Đây là hai phương pháp mang lại hiệu quả cao trong điều trị ung thư. trong đó, sử dụng các thuốc điều trị đích thường chỉ được bác sĩ lựa chọn ở những bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ và có đột biến gen sinh ưng thư phổi. Còn các thuốc miễn dịch nhằm mục đích giúp hệ miễn dịch tăng khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư theo cách tự nhiên. Tuy nhiên, nhược điểm của hai phương pháp này là chi phí cao.
- Phẫu thuật: thường được dùng trong các trường hợp khối u mới di căn đến tuyến thượng thận. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận bằng phương pháp mổ mở, nội soi hoặc thực hiện cắt bỏ qua da dưới hướng dẫn bằng hình ảnh.
- Điều trị giảm nhẹ: Khi ung thư đã tiến triển đến giai đoạn này, người bệnh thường đau, mệt mỏi nhiều do ảnh hưởng khối u cũng như chịu tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Lúc này, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp người bệnh giảm đau đớn và khó chịu như thuốc giảm đau (paracetamol, codein,…), thuốc chống viêm steroid,…
Xem thêm: Thực hư về cây xạ đen chữa ung thư phổi
5. Ung thư phổi di căn tuyến thượng thận sống được bao lâu?
Thời gian sống của các bệnh nhân ung thư phổi di căn tuyến thượng thận dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, phân loại ung thư phổi nguyên phát, kích thước khối u, các bệnh lý kèm theo, phương pháp điều trị…
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 cho kết quả, tỷ lệ sống của các bệnh nhân ung thư phổi di căn tuyến thượng thận được điều trị bằng phương pháp xạ trị SBRT sau 6 tháng, 1 năm và 2 năm lần lượt là 85,8%, 58,1% và 54%.
Với phương pháp cắt bỏ tuyến thượng thận qua da dưới hướng dẫn bằng hình ảnh, thống kê cho thấy, tỷ lệ sống sót trung bình của bệnh nhân sau 1, 3 và 5 năm sau thủ thuật lần lượt là 82%, 44% và 34%.
Ngoài ra, một nghiên cứu nhỏ được công bố vào năm 2011 đã báo cáo tỷ lệ sống sau 5 năm ở những bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ đồng thời khối u phổi nguyên phát và khối u di căn tuyến thượng thận ở cùng phía là 83%.

6. Lưu ý cho bệnh nhân ung thư phổi di căn tuyến thượng thận
Để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh, bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh không nên bỏ qua một số lưu ý quan trọng sau:
- Tinh thần lạc quan, vui vẻ: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những người bệnh có tinh thần thoải mái, lạc quan đáp ứng tốt hơn với các phương pháp điều trị ung thư. Vì vậy, thay vì lo sợ, buồn bã khi được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh cần vực lại tinh thần, suy nghĩ tích cực, lạc quan để chống lại bệnh tật.
- Thực đơn dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh đáp ứng với điều trị tốt hơn. Theo các chuyên gia, người bệnh cần đảm bảo ăn uống đủ chất, đặc biệt tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh, các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giàu protein, chất béo lành mạnh,… Bên cạnh đó, cần tránh tiêu thụ các thực phẩm không tốt cho cơ thể như bia rượu, các chất kích thích,…
Xem thêm:

- Tập luyện thể dục đều đặn: Đây là phương pháp không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn giúp người bệnh cải thiện trạng thái tinh thần, từ đó, giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. Người bệnh có thể lựa chọn thực hiện các bài tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, thở bụng, thiền, yoga…
- Tái khám định kỳ: Thường xuyên thăm khám định kỳ giúp theo dõi được sự tiến triển của bệnh để từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm tránh bệnh nặng thêm. Do đó, người bệnh không nên bỏ lỡ các lịch tái khám quan trọng này.
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư: Bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện các biện pháp trên, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung để giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ làm giảm tác dụng phụ của các phương pháp điều trị và hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư. Từ đó, giúp cho quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.