Chuyên gia giải đáp: Ung thư có ăn được thịt vịt không?

 426 lượt xem

Ung thư nên ăn gì, kiêng gì” luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm đông đảo của người bệnh bởi chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc chính là “ung thư có ăn được thịt vịt không?”. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi!

Ung thư có ăn được thịt vịt không?
Ung thư có ăn được thịt vịt không?

1. Tìm hiểu về thịt vịt

Vịt là loài gia cầm được nuôi phổ biến ở Việt Nam. 

Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, thịt của các loại gia cầm, bao gồm cả thịt vịt, được xếp vào loại thịt trắng. 

Mặc dù vậy. thịt vịt lại có màu đỏ. Lý do là bởi, vịt bay và vận động nhiều hơn các loại gia cầm khác nên tế bào hồng cầu phải cung cấp nhiều oxy hơn cho các vùng cơ phải hoạt động nhiều, đặc biệt là vùng ức. Oxy sau đó liên kết với myoglobin trong cơ và tạo nên màu đỏ của thịt vịt. 

Thịt vịt là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Trong 100g thịt vịt có giá trị dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 337 kcal
  • Chất béo: 28.4g
  • Omega 3: 290mg
  • Omega 6: 3360mg
  • Protein: 19g
  • Ngoài ra, thịt vịt còn là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất vô cùng dồi dào: Vitamin A, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B3, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin B9, Vitamin B12, Vitamin E, Vitamin K, canxi, phospho, magie, selen, kẽm, đồng, kali, natri, mangan,… 

Với thành phần và hàm lượng dinh dưỡng như trên, trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư có nên bổ sung thêm thịt vịt hay không?

Thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

2. Ung thư có ăn được thịt vịt không?

Ung thư có ăn được thịt vịt không là thắc mắc của rất nhiều người bởi nhiều bệnh nhân lo lắng việc bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng như thịt vịt sẽ nuôi tế bào ung thư, khiến ung thư di căn nhanh hơn. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học đa bác bỏ quan niệm sai lầm này. Kiêng khem quá mức hay áp dụng chế độ ăn thực dưỡng cho người ung thư có thể gây ra những hậu quả khôn lường, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

Như vậy, đáp án cho câu hỏi “ung thư có ăn được thịt vịt không?” là CÓ. Bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể ăn được thịt vịt. Loại thịt này là nguồn cung cấp dồi dào protein và các dưỡng chất thiết yếu cho cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ cho bệnh nhân trong quá trình điều trị. Đặc biệt hàm lượng Vitamin B3 cao trong thịt vịt khi được kết hợp với hoá trị liệu sẽ kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư, từ đó giúp kiểm soát tốc độ lây lan của của căn bệnh nan y này. 

Xem thêm: 

Bị ung thư có nên ăn thịt gà? – Những sự thật bạn nên biết

Chuyên gia giải đáp: Bị ung thư có nên ăn thịt bò không?

3. Lợi ích của thịt vịt đối với bệnh nhân ung thư

Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, hơi mặn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy, tiêu thũng, giải độc. Trong những tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là “thuốc bổ thượng hạng”, có tác dụng điều hoà ngũ tạng, bổ hư, trừ nhiệt,… Do đó, bổ sung thịt vịt cho bệnh nhân ung thư mang lại rất nhiều lợi ích, tiêu biểu phải kể tới những công dụng sau đây:

Lợi ích của thịt vịt đối với bệnh nhân ung thư
Lợi ích của thịt vịt đối với bệnh nhân ung thư

Giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn

Bệnh ung thư và các phương pháp điều trị ung thư như hoá trị ung thư, xạ trị ung thư, điều trị đích trong ung thư,… có thể làm các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể bị tổn thương. 

Trong khi đó, thịt vịt được biết tới là loại thực phẩm rất giàu protein – thành phần thiết yếu của cơ thể, có vai trò xây dựng và sửa chữa tế bào, giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi sau điều trị. 

Hơn nữa, hàm lượng kẽm và selen dồi dào có trong thịt vịt có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp vết thương nhanh lành hơn cũng như bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus. 

Những điều này giải thích vì sao người bệnh nên bổ sung thịt vịt vào chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là trong giai đoạn điều trị bệnh.

Cải thiện sức khỏe tinh thần cho người bệnh

Thịt là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Trong đó, phải kể tới acid pantothenic (Vitamin B5) chịu trách nhiệm hỗ trợ hệ thống dẫn truyền thần kinh bằng cách tạo ra acetyl cholin, từ đó góp phần giảm stress, lo âu, mệt mỏi. 

Hỗ trợ tiêu hoá

Hàm lượng Vitamin B3 dồi dào có trong thịt vịt giúp hỗ trợ đường tiêu hoá hấp thu dễ dàng carbohydrate, protein và chất béo. Ngoài ra, Vitamin B3 còn có tác dụng loại bỏ khí tích tụ bên trong ruột, nhờ đó giúp khắc phục tình trạng đầy bụng khó tiêu. 

Giúp tóc mọc nhanh hơn

Tác dụng phụ mà bất kỳ bệnh nhân ung thư nào khi thực hiện hoá trị cũng đều gặp phải là rụng tóc. Điều này khiến người bệnh cảm thấy tự ti, xấu hổ. 

Để giúp đẩy nhanh quá trình mọc tóc sau điều trị, người bệnh có thể thường xuyên ăn thịt vịt. Lý do là bởi, trong thịt vịt có chứa hàm lượng lớn Vitamin B2 (100g thịt vịt đáp ứng được 28% nhu cầu Vitamin B2 của cơ thể) có tác dụng nuôi dưỡng, thúc đẩy tóc mọc nhanh, đồng thời ngăn ngừa rụng tóc. 

Thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể

Hàm lượng cao Vitamin B5 và Vitamin B6 có trong thịt vịt được chứng minh có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể thông qua việc hỗ trợ quá trình chuyển hoá protein, chất béo và carbohydrate thành năng lượng.  

Giúp ngăn ngừa thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân là do tác động của khối u hoặc các phương pháp điều trị gây ra. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở một số bệnh ung thư như ung thư máu, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng,… 

Vậy bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu? Thịt vịt chính là một trong những đáp án của câu hỏi này. Lý do là bởi, thịt vịt có chứa lượng lớn Vitamin B12 tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu và kích thích tế bào hồng cầu phát triển hoàn chỉnh. 

Hơn nữa, lượng sắt có trong loại thịt này cũng rất cao, giúp đẩy mạnh quá trình sản xuất hồng cầu 

Ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch

Mỡ vịt chủ yếu là chất béo không bão hoà. Loại chất béo lành mạnh này giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa sự hình thành xơ vữa động mạch. Nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như bệnh mạch vành, đột quỵ, tăng huyết áp,… 

4. Lưu ý khi sử dụng thịt vịt cho bệnh nhân ung thư

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư song nếu sử dụng không đúng cách có thể gây phản tác dụng. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau khi tiêu thụ thịt vịt:

Ăn với lượng vừa đủ 

Sử dụng thịt vịt hay bất kỳ loại thịt nào khác cũng cần tuân theo nguyên tắc dinh dưỡng. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh chỉ nên ăn thịt vịt nhiều nhất là 2 lần mỗi tuần. 

Những người không nên ăn thịt vịt

Những người sau đây không nên ăn thịt vịt:

  • Người bị gout: Thịt vịt rất giàu đạm nên khi ăn sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Người có hệ tiêu hoá kém: Thịt vịt không phải là loại thực phẩm thích hợp với những người có hệ tiêu hoá kém hoặc đang gặp phải các vấn đề về tiêu hoá như tiêu chảy, chướng bụng, khó tiêu,… Bởi trong trong thịt vịt có chứa nhiều chất béo, có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hoá.
  • Người vừa mới phẫu thuật xong: Mặc dù rất bổ dưỡng song không phải là lựa chọn lý tưởng cho những người vừa phẫu thuật xong. Bởi thịt vịt có thể làm vết mổ sưng tấy và lâu lành. 
  • Người đang bị ho: Vị tanh của thịt vịt có thể làm tăng các cơn ho và khiến người bệnh khó thở.  
  • Người đang bị cảm, hư nhược: Thịt vịt có tính hàn nên những người đang bị cảm lạnh hoặc cơ thể hư nhược không nên ăn vì dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, khó chịu,… 

Những thực phẩm không nên kết hợp cùng thịt vịt

Không kết hợp thịt vịt với những loại thực phẩm sau đây:

  • Trứng gà: Cả thịt vịt và trứng gà đều có tính hàn nên khi kết hợp với nhau sẽ tổn hại tới nguyên khí trong cơ thể 
  • Thịt ba ba, thịt rùa: Kết hợp thịt vịt với thịt ba ba hoặc thịt rùa có thể gây phù thũng, tiêu chảy,… và làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt vịt. 
  • Tỏi: Thịt vịt có tính hàn, trong khi tỏi lại tính nóng. Nếu phối hợp hai loại thực phẩm này với nhau có thể hại cho hệ tiêu hoá. 
  • Quả mận: Thịt vịt và mận là hai thực phẩm tương kỵ với nhau do thịt vịt thuộc tính hàn, còn mận lại thuộc tính hoả. Nếu kết hợp với nhau sẽ gây khó tiêu, nóng ruột, chướng bụng, thậm chí là ngộ độc. 
Những thực phẩm không nên kết hợp cùng thịt vịt
Những thực phẩm không nên kết hợp cùng thịt vịt

Lưu ý khác khi ăn thịt vịt

  • Không nên ăn phần da vịt và phao câu
  • Thời điểm ăn: Vì là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao nên thời điểm lý tưởng nhất để ăn các món ăn từ thịt vịt là bữa sáng và trưa để cung cấp năng lượng cho cả ngày. Còn bữa tối thì nên hạn chế vì đây là thời điểm hệ tiêu hoá hoạt động kém nhất, có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu khiến người bệnh khó ngủ. 
  • Không nên nấu thịt vịt ở nhiệt độ cao như nướng, rán bởi có thể sản sinh ra các độc tố gây hại cho cơ thể. 

Hi vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Ung thư có ăn được thịt vịt không?” để từ đó xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, hợp lý nhằm hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, liên hệ ngay với Chuyên gia qua Hotline 18006527 để được tư vấn chi tiết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận