[Giải đáp] Ung thư đại trực tràng nên ăn gì và kiêng gì?

 169 lượt xem

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe và quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư đại tràng. Đó là lý do người bệnh và gia đình cần biết ung thư đại trực tràng nên ăn gì và kiêng gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về vấn đề này, cùng theo dõi ngay nhé!

Ung thư đại trực tràng nên ăn gì và kiêng gì?
Ung thư đại trực tràng nên ăn gì và kiêng gì?

Đại tràng là cơ quan quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của cơ thể, đóng vai trò hấp thu dinh dưỡng và đào thải chất cặn bã. Khi đại tràng gặp vấn đề không thể hoàn thành chức năng của nó gây ra nhiều ảnh hưởng tới cơ thể. Các tế bào ung thư và phương pháp điều trị ảnh hưởng nặng nề đến thể trạng của người bệnh, gây mệt mỏi, chán ăn và thiếu dinh dưỡng cần thiết.

Vì vậy, bệnh nhân ung thư đại trực tràng cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm nâng cao sức khỏe và hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục. Thực đơn cho người bệnh phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, tránh các thực phẩm gây hại hoặc làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng bệnh.

1. Ung thư đại trực tràng nên ăn gì?

Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho người bị ung thư đại tràng nên ăn gì thì dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.

1.1. Thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa

Bởi đường tiêu hóa bị tổn thương nên người bệnh thường gặp nhiều vấn đề về ăn uống như chán ăn, ăn không ngon, cảm giác nhanh no,… Những thực phẩm lỏng như cháo, súp,… dễ tiêu hóa và dễ hấp thu vì vậy rất phù hợp với bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

1.2. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, hạt điều, hạt óc chó,…cung cấp lượng lớn chất xơ, sắt, magie, vitamin,… Đây đều là những chất cần thiết cho sức khỏe của người bệnh ung thư đại trực tràng. Các Chuyên gia khuyến cáo nên thêm ít nhất 1 – 2 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân.

Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt

1.3. Thực phẩm ít chất xơ

Người bệnh ung thư đại tràng nên ăn những thực phẩm ít chất xơ và không nên ăn nhiều một lúc. Bởi đại tràng bị tổn thương, ăn nhiều chất xơ có thể gây đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Các loại thực phẩm ít chất xơ bạn có thể bổ sung gồm có:

  • Hoa quả ít chất xơ: Chuối, đu đủ, táo, nước ép hoa quả, hoa quả nấu chín,…
  • Rau củ ít chất xơ hoặc loại bỏ phần xơ: Rau củ không hạt, rau củ nấu chín mềm như bí đỏ, bí xanh, khoai tây, khoai lang, khoai sọ,…, nước ép rau nguyên chất,…

Xem thêm: Bật mí 16 loại rau tốt cho bệnh nhân ung thư

1.4. Uống nhiều nước

Theo các Chuyên gia, uống nhiều nước giúp bệnh nhân ung thư đại trực tràng tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước cũng có nguy cơ phòng tái phát bệnh sau phẫu thuật ung thư đại tràng. Đối với cơ thể người trưởng thành cần cung cấp khoảng 1,5 – 2l nước hàng ngày.

1.5. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Các loại sữa cho người ung thư đại tràng và các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa chua,… có hàm lượng vitamin D và canxi dồi dào. Đặc biệt là probiotics trong các thực phẩm này còn hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. Sữa  là nguồn cung cấp năng lượng quý giá cho bệnh nhân, ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những dòng sữa chuyên dụng cho bệnh nhân ung thư. Đồng thời chú ý liều lượng vừa phải không nên lạm dụng vì có thể gây khó tiêu.

Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa

1.6. Thực phẩm giàu protein

Chế độ ăn uống cho người ung thư đại tràng nên tăng cường các thực phẩm giàu protein. Protein có khả năng hỗ trợ hình thành kháng thể, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cơ thể mau hồi phục, chống nhiễm trùng. Đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm tình trạng tiêu chảy ở người ung thư đại trực tràng

Lúc này bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, thịt gia cầm, tôm, cá, phô mai, cua, bơ, các loại hạt, đậu nành,… Bên cạnh đó hạn chế các loại thịt đỏ bởi cúng có cấu trúc protein phức tạp.

1.7. Rau củ, trái cây

Bệnh nhân mắc ung thư đại tràng thường được bác sĩ khuyến khích bổ sung các loại rau củ, trái cây vào thực đơn ăn uống. Những thực phẩm này dễ tiêu hóa và hỗ trợ ruột già nhanh chóng phục hồi, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin B và acid folic tốt cho đường ruột.

Nguồn dưỡng chất này bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại rau màu xanh như cải xoăn, xà lách,… Những người bệnh sau phẫu thuật nên ăn những thức ăn lỏng và dần dần bổ sung thêm một ít chất xơ, chất béo.

2. Ung thư đại trực tràng không nên ăn gì?

Bên cạnh danh sách u đại trực tràng nên ăn gì thì người bệnh và gia đình không thể bỏ qua những thực phẩm cần tránh. Vậy ung thư đại tràng kiêng ăn những gì? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn. 

2.1. Thịt đỏ

Tổ chức nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), các loại thịt đỏ, thịt đã qua chế biến có thể là nguyên nhân gây ung thư đại tràng. Nếu chế độ ăn hơn với hàm lượng thịt đỏ khoảng 160g/ngày hoặc quá 5 lần/tuần có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, tăng nguy cơ tái phát gấp 3 lần.

Thịt đỏ
Thịt đỏ

Nguyên nhân là do thịt đỏ, mỡ động vật làm tăng lượng acid mật. Từ đó thúc đẩy các vi khuẩn đường ruột biến đổi acid mật thành các chất chuyển hóa tác động tới sự sinh sản của tế bào biểu mô ruột.

Do đó, bệnh nhân ung thư đại tràng nên hạn chế thịt đỏ, mỡ động vật. Thay vào đó có thể bổ sung protein từ các nguồn thực phẩm khác như cá, thịt gà, trứng, sữa, các loại hải sản,…

2.2. Thịt chế biến sẵn

Một số loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt muối, thịt xông khói được nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện lợi. Tuy nhiên chúng lại có chứa hàm lượng cao natri nitrit và natri nitrat, thủ phạm hàng đầu gây ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, những thực phẩm này còn có chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản ảnh hưởng tới quá trình hấp thu.

2.3. Đồ chiên, nướng

Heterocyclic amines là hoạt chất gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư trực tràng. Hoạt chất này được tích tụ trong cơ thể khi người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích,…

Các món nướng ở nhiệt độ cao lại sản sinh ra benzopyrene – một chất gây ung thư, có thể khiến ung thư đại trực khó điều trị và dễ tái phát hơn.

2.4. Thực phẩm muối lên men

Thử nghiệm trên động vật cho thấy nitrosamine có mặt trong thực phẩm chứa nhiều muối, lên men như cà muối, dưa muối,.. có khả năng gây ung thư. Hơn nữa, bệnh nhân ung thư đại trực tràng có hệ tiêu hóa yếu, dễ bị tổn thương. Vì vậy các thực phẩm muối, lên men sẽ nằm trong danh sách câu trả lời cho “Ung thư trực tràng nên kiêng gì?”.

Thực phẩm muối lên men
Thực phẩm muối lên men

2.5. Đồ ăn cay nóng

Các gia vị cay nóng như ớt, tiêu,…gây kích ứng niêm mạc trực tràng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu như đầy hơi, ợ chua, ợ nóng,… Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất người bệnh nên tránh những đồ ăn cay nóng này.

2.6. Hoa quả vị chua

Người bệnh ung thư đại trực tràng không nên ăn một số loại hoa quả có vị chua như chanh, bưởi, cóc, xoài chua, sấu, quất,… Chúng có chứa nhiều acid, làm tổn thương niêm mạc trực tràng và khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Kèm theo đó người bệnh thường cảm giác đau đớn, khó chịu, tiêu hóa kém.

2.7. Thực phẩm có lượng đường cao

Người bệnh ung thư đại trực tràng cũng nên kiêng những thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh quy, bánh ngọt, nước ngọt, siro, kẹo,… Tiêu thụ hàm lượng đường cao gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và niêm mạc đại trực tràng.

Không những thế, một số nghiên cứu cho thấy, đường có thể giúp tế bào ung thư gia tăng số lượng, từ đó làm cho bệnh trở nên trầm trọng. Vì vậy, bệnh nhân ung thư đại trực tràng cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường khỏi chế độ ăn hàng ngày.

Thực phẩm có lượng đường cao
Thực phẩm có lượng đường cao

Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh khoa học thì bệnh nhân cần lưu ý thực hiện các biện pháp sau để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao:

  • Tinh thần thoải mái, lạc quan: Nhiều nghiên cứu cho thấy trạng thái tinh thần của người bệnh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị. Bệnh nhân phải luôn vui vẻ, lạc quan, tránh lo lắng, phiền muộn. Người thân và gia đình phải luôn bên cạnh động viên, an ủi và chia sẻ cùng người bệnh.
  • Tập luyện thể dục thể thao: Tập luyện không chỉ nâng cao sức đề kháng mà còn giải tỏa tâm lý cho người bệnh. Từ đó kiểm soát các tế bào ung thư đại trực tràng tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng, có thể là đi bộ, tập hít thở,…
  • Tìm hiểu thông tin về bệnh: Tìm hiểu toàn bộ thông tin cần biết về ung thư đại trực tràng giúp bạn chủ động hơn trong điều trị căn bệnh này. Bạn có thể tìm hiểu qua sách, báo, Bác sĩ chuyên khoa hay từ chia sẻ của những người đã chữa khỏi trước đó.
  • Tuân thủ điều trị: Một số trường hợp người bệnh bỏ dở điều trị giữa chừng hoặc tự ý chuyển qua điều trị bằng cách khác. Dẫn tới bệnh không thuyên giảm mà còn tiến triển ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ.

Bạn cần chú trọng nâng cao sức đề kháng qua chế độ dinh dưỡng, tập luyện và sử dụng các sản phẩm bổ sung phù hợp. Những thực phẩm chức năng này có thể tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn sản phẩm phù hợp, uy tín, đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhá.

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin liên quan về ung thư đại trực tràng nên ăn gì và kiêng gì. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm soát bệnh ung thư. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý ung thư, bạn có thể tham khảo ý kiến của Chuyên gia qua hotline miễn cước 18006527 ngay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận