Giải đáp chi tiết: Ung thư phổi nên ăn quả gì là tốt nhất?
Thống kê của Hiệp hội Ung thư đã chỉ ra: “Có đến 30% người bị ung thư chết vì suy kiệt trước khi qua đời”. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh. Theo các chuyên gia, thực đơn ăn uống kết hợp nhiều hoa quả rất có lợi cho sức khỏe bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân ung thư phổi nói riêng. Vậy, ung thư phổi nên ăn quả gì là tốt nhất? Cùng khám phá chi tiết ngay dưới đây!
1. Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn hoa quả gì?
Hoa quả rất dồi dào khoáng chất và vitamin giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bởi vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi trái cây được xếp trong top những thực phẩm người bệnh ung thư phổi nên bổ sung hằng ngày.
Nếu còn đang băn khoăn “Ung thư phổi nên ăn hoa quả gì?”, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây.
1.1. Quả lê
Một nghiên cứu đã được thực hiện trên khoảng 478.000 người và cho ra kết luận “Ăn nhiều lê làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi”. Vì sao lại như vậy?
Bởi vì trong lê có chứa phloretin – hợp chất được chứng minh là có tác dụng kìm hãm sự hình thành và phát triển của khối u trong cơ thể. Hơn nữa, hợp chất này còn hỗ trợ tiêu diệt đáng kể các tế bào ung thư.
Phloretin cực tốt cho bệnh nhân ung thư phổi bởi chúng làm tăng hiệu quả của thuốc hóa trị ung thư phổi cisplatin. Đồng thời, Phloretin giúp hạn chế tác dụng phụ của hóa trị, đặc biệt là giảm xơ phổi.
Ngoài phloretin, vitamin C chứa trong lê còn làm giảm nguy cơ hình thành ung thư nhờ khả năng chống lại các gốc tự do một cách mạnh mẽ.
Xuất phát từ những công dụng tuyệt vời trên, bổ sung lê vào thực đơn ăn uống hằng ngày là điều bệnh nhân ung thư phổi nên làm ngay nếu muốn cải thiện tình trạng bệnh.

1.2. Quả táo
“Mỗi ngày một quả táo, bác sĩ không tới nhà” – Câu nói ví von về tác dụng diệu kỳ của táo. Táo không chỉ bổ dưỡng, thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư phổi.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, trong thành phần của táo có chứa nhiều loại vitamin, chất chống oxy hóa cùng nhiều chất có lợi khác như quercetin, Flavonoid, kaempferol…
Khi đi vào cơ thể người bệnh, các chất này giúp ngăn chặn và tiêu diệt các gốc tự do có hại trong phổi, tăng cường hệ miễn dịch, duy trì sự ổn định và khỏe mạnh cho hệ hô hấp. Từ đó, các triệu chứng ung thư phổi cũng được giảm đi đáng kể.
Ngoài việc hỗ trợ đắc lực cho các phương pháp điều trị ung thư, quả táo còn có vô vàn lợi ích tuyệt vời khác như kiểm soát cân nặng, làm đẹp da, kháng viêm, tăng cường sức khỏe hệ tim mạch…
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân ung thư phổi nên ăn táo mỗi ngày để nâng cao hiệu quả điều trị và đẩy lùi bệnh tật.

1.3. Các loại quả mọng
“Ung thư phổi nên ăn trái cây gì?” Câu trả lời là các loại quả mọng như mâm xôi, quả dâu, việt quất…bởi chúng chứa đa dạng các chất chống oxy hóa với hàm lượng cao như carotenoid, flavonoid, lutein, anthocyanins…
Những hợp chất này đã được chứng minh là có khả năng hạn chế các mầm bệnh gây nhiễm trùng phổi, giúp chống chọi và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư phổi.
Ăn các loại quả mỏng này thường xuyên, ít nhất 3-4 lần một tuần là cách thức hữu hiệu để kìm hãm sự tăng trưởng của khối u, tiêu diệt các tế bào ung thư.

1.4. Quả bưởi
Ung thư phổi nên ăn gì? Trong danh sách những loại quả tốt cho người ung thư phổi, quả bưởi xuất hiện đầu bảng.
Bưởi được biết đến là loại quả thơm ngon cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin C, bioflavonoid, lycopene và beta-carotene, kali, canxi, magie…
Các thành phần dinh dưỡng trong quả bưởi đã được khoa học chứng minh là có lợi cho quá trình điều trị ung thư phổi, điển hình phải kể đến:
- Vitamin C: Kìm hãm sự hình thành của hợp chất Nitrosamine gây ung thư.
- Furanocoumarins: Chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Lycopene: Hợp chất có đặc tính chống ung thư và làm giảm tác dụng phụ của các liệu pháp như hóa trị, xạ trị.
Để hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư phổi, người bệnh nên uống 1 ly nước ép bưởi mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất là sau bữa cơm hoặc lúc đang no bởi lúc này bưởi sẽ phát huy công dụng mạnh mẽ nhất. Không nên ăn bưởi lúc đói bởi vitamin C dồi dào trong bưởi có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
1.5. Quả lựu
Không phải tự nhiên mà quả lựu lại được liệt kê trong danh sách những loại quả nên ăn khi bị ung thư phổi.
Lựu giúp cung cấp dưỡng chất và sức đề kháng để cơ thể chống chọi với ung thư. Có được điều này là nhờ các dưỡng chất có trong lựu như vitamin B6, sắt, magie, vitamin C, kali …
Đặc biệt, lựu còn dồi dào lượng chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của các gốc tự do, nhờ đó giúp hạn chế sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư. Bệnh nhân ung thư phổi nên bổ sung lựu thường xuyên để tăng hiệu quả điều trị.

1.6. Cam quýt
Khi tìm kiếm “Người bị ung thư phổi nên ăn hoa quả gì?”, có hàng triệu kết quả hiển thị cam quýt. Có được điều này là do hai loại quả này giàu vitamin C và chất Beta-cryptoxanthin có tác dụng kìm hãm sự sinh sản của nitrosamine – chất gây ung thư phổi nguy hiểm.
Không chỉ vậy, Beta-cryptoxanthin và các vitamin có trong quả bưởi còn giúp phổi loại bỏ những độc tố tích tụ trong cơ thể. Tác dụng này rất hữu ích đối với người hút thuốc lá và bệnh nhân ung thư phổi.
Ăn cam quýt hằng ngày là lựa chọn sáng suốt để nâng cao thể trạng, đẩy lùi sự tiến triển của bệnh. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép nước từ những loại trái cây này cũng rất ngon và bổ dưỡng.
1.7. Quả đu đủ
Mệt mỏi, suy nhược do thiếu hụt chất dinh dưỡng là những triệu chứng người ung thư phổi phải đối mặt thường xuyên. Đặc biệt, hợp chất benzopyrene và carcinogen từ khói thuốc lá có thể làm suy giảm lượng vitamin A ở cơ thể người bệnh.
Vitamin A dồi dào trong đu đủ sẽ giúp bù đắp cho sự thiếu hụt và suy giảm này một cách hiệu quả. Hơn nữa, đu đủ còn có tác dụng ức chế sự lây lan của các tế bào ung thư. Từ đó, hạn chế sự phát triển của các khối u di căn và kiểm soát tiến triển của bệnh.
1.8. Măng cụt
Không phải tự nhiên mà măng cụt lại được nhắc đến khi nói tới các loại quả người ung thư phổi nên ăn.
Trong măng cụt có chứa xanthones – hợp chất giúp kháng viêm mạnh mẽ thông qua việc ngăn ngừa các nhiễm sắc thể COX2 do ung thư phổi gây ra. Từ đó, ức chế sự hình thành, tăng sinh và di căn của các tế bào ung thư.
Cũng qua một loạt các nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết luận măng cụt chứa hàm lượng xanthones cao hơn hẳn so với các thực vật được tìm thấy trong tự nhiên, tương đương với một số loại thuốc hóa trị.
Thậm chí, kết quả nghiên cứu đăng tải trên trang Researchgate còn chỉ ra tính hiệu quả của măng cụt hơn 5 loại thuốc hóa trị phổ biến trong điều trị ung thư phổi (5-FU, Vincristine, Mitoxantrone, Methotrexate và Cisplatinum).
Người bệnh nên thêm măng cụt vào thực đơn ăn uống để cơ thể được hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.
Xem thêm:
1.9. Quả nho
Nho có vị thanh ngọt rất dễ ăn và thơm ngon. Hợp chất resveratrol có trong nho còn có tác dụng tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Nho (đặc biệt là nho đỏ) được chứng minh là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bệnh nhân ung thư phổi nên dùng nho tráng miệng hàng ngày hoặc uống nước ép nho để cải thiện sức khỏe.

1.10. Quả chuối
Chuối từ lâu đã trở thành một loại trái cây được mọi người ưa thích bởi sự thơm ngon, bổ dưỡng. Nhưng ít ai biết, quả chuối còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi.
Lý do là bởi trong chuối chứa nhiều chất có lợi cho quá trình điều trị ung thư, điển hình như tamin, kali, protein…
Bên cạnh đó, khi chuối đi vào cơ thể người bệnh sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch tạo ra TNF – hợp chất tự nhiên có công dụng đẩy lùi ung thư. Nhờ vị ngọt và tính hàn, chuối còn làm giảm các tác dụng phụ của phương pháp hóa trị và xạ trị như: tiêu chảy, buồn nôn, dạ dày, táo bón….
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân nên bổ sung chuối vào thực đơn ăn uống. Ưu tiên dùng chuối chín cây, bởi chuối chín ép trong thời gian dài có thể làm giảm tính hiệu quả trong việc điều trị ung thư phổi.

2. Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng trái cây cho người ung thư phổi
Kết hợp biện pháp điều trị chuyên sâu với thực đơn gồm các loại trái cây nêu trên là điều cần thiết người ung thư phổi nên thực hiện ngay. Tuy nhiên, để đảm bảo cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất từ hoa quả, bạn cần lưu ý một vài mẹo trong việc lựa chọn và sử dụng trái cây dưới đây.
2.1. Chọn loại trái cây sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Hoa quả sạch không chỉ đảm bảo đủ dưỡng chất mà còn không chứa các chất gây hại cho sức khỏe cơ thể như vi khuẩn, vi trùng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu…
Nếu thường xuyên tiêu thụ những loại trái cây không sạch, bệnh nhân ung thư phổi có nguy cơ đối mặt với sự suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị bệnh.
Để mua trái cây sạch, bạn nên ưu tiên chọn trái cây đúng mùa, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không chọn hoa quả có vỏ ngoài quá đẹp như căng, tròn, nhẵn, bóng.. bởi chúng có thể mang nhiều hóa chất độc hại.
2.2. Không chọn trái cây nẫu hỏng
Vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và sinh sôi cực mạnh trong các loại trái cây trái cây nẫu hỏng, thối, nát…Do vậy, đây là thực phẩm người ung thư phổi nên tránh xa. Theo các nghiên cứu, kể cả người khỏe mạnh vẫn có thể mắc các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, chướng bụng, buồn nôn… khi tiêu thụ những loại hoa quả hỏng.
Bên cạnh đó, độc tố không chỉ phát triển ở vỏ ngoài mà còn thấm vào trong trái cây. Do vậy, dù đã gọt đi phần hỏng hay đun nấu ở 100 độ C thì chúng vẫn có khả năng gây hại cho sức khỏe.
Xem thêm: Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi cần lưu ý những gì?

2.3. Thời điểm sử dụng trái cây
Không phải bất kỳ thời điểm nào sử dụng trái cây cũng đem lại công dụng đối với cơ thể như nhau. Thời điểm lý tưởng nhất để ăn trái cây là khi vừa mới hái (mới mua về). Nên sử dụng trước hoặc sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ.
Đừng để hoa quả quá lâu trong tủ lạnh, tránh tiêu thụ vào buổi tối và ăn quá nhiều vào một thời điểm. Điều này có thể gây hại cho cơ thể, dẫn đến hiện tượng đau bụng, khó tiêu…

2.4. Cách bảo quản trái cây
Để bảo quản trái cây đúng cách, sau khi rửa sạch và để khô ráo, bạn có thể áp dụng những tip hữu hiệu sau:
- Để hoa quả vào túi lưới để vừa duy trì sự thông thoáng, vừa hạn chế sự va đập.
- Có thể để vào túi ni lông, hộp nhựa, giấy báo… nhưng cần đảm bảo không khí thông thoáng, tránh bịt kín mít.
- Sắp xếp vị trí phù hợp để đặt trái cây trong tủ lạnh. Tuyệt đối không để hoa quả nằm đè lên nhau hay để chung với thực phẩm sống như thịt, hải sản..
- Tìm hiểu kỹ điều kiện bảo quản thích hợp với từng loại trái cây để tránh làm mất chất dinh dưỡng.
2.5. Sơ chế đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ
Một vài lưu ý để đảm bảo sự an toàn, vệ sinh trong quá trình sơ chế hoa quả:
- Đối với hoa quả gọt vỏ, cần rửa sạch bên ngoài bởi vi khuẩn trên vỏ có thể xâm nhập khi bạn cắt, thái….
- Trước khi sơ chế, bạn cần rửa sạch tay và các dụng cụ như thớt, dao, nạo…
- Tuyệt đối không rửa trái cây với chất tẩy rửa, dung dịch tẩy trắng hoặc các dung dịch khử mùi.

2.6. Chọn trái cây phù hợp với thể trạng bệnh
Chọn hoa quả cho người ung thư phổi cũng cần căn cứ vào mức độ và thể trạng cơ thể của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân thường xuyên táo bón, lựa chọn tốt nhất là trái cây nhiều chất xơ. Còn nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó nuốt…nên ưu tiên sinh tố trái cây, hạn chế hoa quả cứng.
Xem thêm: Fucoidan điều trị ung thư phổi được không? CLICK XEM NGAY