Ung thư thực quản nên ăn gì kiêng ăn gì?
Ung thư thực quản là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống của người bệnh. Khối u phát triển trong lòng thực quản có thể gây cản trở cho việc nuốt, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ thức ăn. Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Vậy ung thư thực quản nên ăn gì, kiêng gì để việc điều trị cho kết quả tốt nhất?
1. Những vấn đề về ăn uống thường gặp ở bệnh nhân K thực quản
Trong quá trình điều trị ung thư thực quản, người bệnh có thể gặp những vấn đề như sau:
- Chán ăn, ăn không ngon miệng: Do ảnh hưởng của khối u, tác dụng phụ của hóa trị liệu, xạ trị hoặc các yếu tố tâm lý như lo âu, stress.
- Khó nuốt, nuốt nghẹn: Do khối u chèn ép thực quản, khiến cho việc đưa thức ăn từ miệng xuống dạ dày trở nên khó khăn hoặc thậm chí không thể thực hiện được.
- Buồn nôn và nôn: Do tác dụng phụ của hóa trị liệu, xạ trị hoặc do trào ngược axit.
- Khô miệng, cứng hàm: Do tác dụng phụ của hóa trị liệu, xạ trị hoặc do thiếu nước.
- Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa: Do tác dụng phụ của hóa trị liệu, xạ trị hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý.
- Sụt cân: Do các yếu tố trên dẫn đến tình trạng ăn uống kém, cơ thể không hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng.

2. Bệnh nhân ung thư thực quản nên ăn gì?
Đối với bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư thực quản nói riêng. Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng. Cụ thể:
- Cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì các chức năng sinh lý, chống chọi với bệnh tật và phục hồi sức khỏe.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng sụt cân ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ miễn dịch.
- Tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và chống chọi với tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị.
- Giảm nguy cơ biến chứng do suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu và nâng cao tinh thần.
Do đó cần xây dựng bữa ăn cho người bệnh đảm bảo đủ dưỡng chất và những yếu tố sau:
- An toàn: Thực phẩm phải được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc.
- Dễ tiêu hóa: Ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
- Giàu dinh dưỡng: Cung cấp đầy đủ protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
- Phù hợp với sở thích và khả năng ăn uống của bệnh nhân: Lựa chọn thực phẩm đa dạng, phong phú, phù hợp với khẩu vị và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Bị ung thư thực quản nên ăn gì là thắc mắc nhiều của rất nhiều người bệnh. Tuy nhiên do đặc điểm của căn bệnh này nên Kibou fucoidan sẽ phân ra làm 2 nhóm là
- Người bệnh có thể ăn uống được
- Nhóm người bệnh ăn xông hoặc mới phẫu thuật
2.1 Đối với bệnh nhân có thể ăn uống được
Người bệnh ăn uống bình thường được cũng giúp cho việc xây dựng bữa ăn hàng ngày dễ dàng hơn. Người thân nên ưu tiên các món ăn sau:
- Thức ăn mềm, lỏng, xay nhuyễn: Giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giúp bệnh nhân dễ dàng đưa thức ăn vào cơ thể. Đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giảm nguy cơ đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó cũng giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tăng cường sức đề kháng.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Cung cấp protein, canxi, vitamin D và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu protein: Giúp cơ thể phục hồi và tái tạo tế bào, cung cấp năng lượng. Bên cạnh đó còn cường sức đề kháng, giúp người bệnh nhanh hồi phục. Đồng thời còn duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ sụt cân do bệnh tật.
- Rau xanh và trái cây: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu cho cơ thể. Giảm nguy cơ biến chứng do ung thư và các bệnh khác.
- Các loại ngũ cốc: Cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Không như thế còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm nguy cơ táo bón.
- Nấm: Các loại nấm như nấm Agaricus, nấm rơm, nấm đùi gà giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.

2.2 Đối với bệnh nhân ăn xông (sonde) hoặc mới mổ dạ dày
Hướng dẫn dựa theo nguồn thông tin của Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện TWQĐ 108
Người chăm sóc cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết.
- Thức ăn theo chỉ định, nên xay nhuyễn, mịn thức ăn để tránh gây tắc ống sonde).
- Túi cho ăn có chia vạch, bơm tiêm 50cc.
- Cốc đựng thức ăn cho người bệnh.
- Gạc hoặc khăn nhỏ sạch.
Trước khi chế biến cũng như cho người bệnh ăn cần rửa tay và các vật dụng thật sạch sẽ.
2.2.1 Đối với cho ăn bằng bơm ăn.
Cho bệnh nhân ngồi với tư thế thẳng. Tháo kẹp và kẹp đầu ống ra khỏi mũi hoặc bụng. Dùng bơm hút nếu thấy dịch dạ dày chảy ra là ống thông đang ở dạ dày. Hút đầy bơm tiêm bằng sữa hoặc thức ăn đã chuẩn bị. Tiếp đó gắn bơm tiêm vào cuối ống, nâng ống lên đầu khoảng 40 – 45cm (nếu ống thông qua mũi) hoặc cao hơn dạ dày 40 – 45cm (nếu ống thông qua dạ dày). Bơm từ từ đến khi đủ sống lượng thích hợp. Sau cùng bơm một ít nước sôi để nguội vào ống để tráng sạch ống.
Sau khi ăn người bệnh nên ngồi hoặc nằm cao đầu trong 30 phút tránh thức ăn bị trào ra ngoài.
2.2.2 Cho ăn bằng túi cho ăn.
Các bước đầu làm tương tự như cho ăn với ống sonde. Đổ khoảng 60ml nước vào túi cho ăn, cho chảy qua ống để tráng ống. Sau đó, đổ thức ăn hoặc sữa công thức theo quy định cho chảy qua ống túi để loại bỏ không khí khỏi ống và khóa lại. Tiếp đó, nối túi đựng thức ăn vào ống thông, cố định chắc chắn tránh tuột tràn thức ăn ra ngoài. Treo túi lên trên đầu hoặc bụng 40 – 45 cm và mở khóa điều chỉnh tốc độ giọt phù hợp với thời gian cho ăn. Sau khi người bệnh ăn xong làm sạch ống bơm và túi.
3. Bệnh nhân ung thư thực quản nên kiêng gì?
Trái với những thực phẩm có lợi mà bệnh nhân nên ăn cũng có những thực phẩm mà người bệnh nên tránh. Vậy ung thư thực quản không nên ăn gì?
- Thịt đỏ: Mặc dù có hàm lượng sắt cao nhưng thịt đỏ cũng chứa nhiều protein và chất béo bão hòa, khiến hệ tiêu hóa của bệnh nhân vốn đã yếu lại càng thêm khó khăn. Chất béo trong thịt đỏ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, khó chịu. Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
- Thực phẩm muối lên men: Do hàm lượng muối cao, đồ muối chua có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản vốn đã bị tổn thương bởi khối u.
- Nước ngọt, đồ uống có ga: Lượng đường cao và khí ga, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây đầy bụng. Thêm vào đó nước ngọt, đồ uống có ga có thể làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến ợ nóng và trào ngược axit.
- Rượu bia, đồ uống có cồn: Rượu bia, đồ uống có cồn có thể làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến ợ nóng và trào ngược axit.
- Đồ ăn quá khô cứng: Do bệnh nhân ung thư thực quản thường gặp khó khăn trong việc nuốt, thức ăn khô cứng có thể khiến họ nghẹn và khó chịu.

4. Mẹo giúp bệnh nhân ung thư ăn uống dễ dàng hơn
Điều trị ung thư thực quản và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị (hóa trị, xạ trị…) có thể gây ra các tình trạng thay đổi vị giác, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược…Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Sau đây là một số mẹo giúp bệnh nhân ung thư thực quản ăn uống dễ dàng hơn:
- Chọn thức ăn mềm, dễ nuốt: Cháo, súp, sữa, sữa chua, sinh tố, rau củ quả mềm,…
- Xay nhuyễn thức ăn: Sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn thức ăn cho đến khi mịn.
- Cắt thức ăn thành miếng nhỏ: Nếu bệnh nhân có thể tự ăn, hãy cắt thức ăn thành miếng nhỏ để dễ nuốt.
- Nấu thức ăn chín kỹ: Giúp thức ăn mềm và dễ tiêu hóa hơn.
- Tránh thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản và khó tiêu.

Đồng thời chia nhỏ bữa ăn, nên ăn 5-6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính. Ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.Uống nhiều nước giúp thức ăn mềm và dễ nuốt hơn. Trong khi ăn có thể nghe nhạc hoặc xem phim để tạo cảm giác thư giãn.
Bên cạnh đó, người nhà cũng có thể dùng các loại thảo mộc và gia vị có tác dụng giảm khó chịu, buồn nôn như gừng, chanh,…Uống trà thảo mộc sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa.
5. Kết luận
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thực quản cần được xây dựng dựa trên tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh và nhu cầu dinh dưỡng của từng bệnh nhân. Hy vọng rằng qua bài viết trên quý độc giả đã hiểu rõ được ung thư thực quản nên ăn gì kiêng ăn gì. Mọi thắc mắc xin liên hệ đến số máy tư vấn 1800 6527 để được hỗ trợ. Chúc bạn sức khỏe!