Ung thư thực quản giai đoạn cuối – Mối nguy hiểm khó lường!

 115 lượt xem

Cảm giác hoang mang, lo sợ và tuyệt vọng là những trạng thái tâm lý thường gặp ở bệnh nhân ung thư, đặc biệt là khi họ nhận được thông báo bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Nhưng liệu ung thư thực quản giai đoạn cuối có đáng sợ như vậy không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây.

Ung thư thực quản giai đoạn cuối có nguy hiểm không?
Ung thư thực quản giai đoạn cuối có nguy hiểm không?

1. Ung thư thực quản giai đoạn cuối là gì?

Dựa vào kích thước và mức độ lây lan của tế bào ung thư, ung thư thực quản được phân loại thành 4 giai đoạn khác nhau. Trong đó, giai đoạn cuối (hay giai đoạn IV) là thời điểm mà tế bào ung thư đã vượt ra khỏi thực quản và lan rộng đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác trong cơ thể, như gan, xương, phổi, não,…

2. Triệu chứng của ung thư thực quản giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối của ung thư thực quản là giai đoạn nguy hiểm nhất, tác động nặng nề đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát triển mạnh mẽ của khối u và sự lây lan rộng rãi của tế bào ung thư. Các triệu chứng thường bao gồm:

Triệu chứng do khối u tại thực quản gây ra: 

  • Nuốt khó, nuốt đau: Khối u lớn làm chật hẹp thực quản, gây cảm giác nghẹn và đau khi nuốt, thậm chí khi ăn thức ăn lỏng hoặc nuốt nước bọt.
  • Đau tức ngực: Áp lực từ khối u thực quản có kích thước lớn thường gây đau tức ngực liên tục.
  • Khàn tiếng kéo dài hoặc mất giọng: Sự phát triển của khối u có thể tổn thương dây thanh quản, dẫn đến khàn tiếng kéo dài hoặc thậm chí là mất giọng.
  • Đau rát họng, ho kéo dài, và có thể ho ra máu: Các vấn đề về họng thường gặp như đau rát, ho kéo dài, và có thể xuất hiện máu trong đời sống hàng ngày.
Đau họng, khó nuốt là triệu chứng thường gặp của ung thư thực quản giai đoạn cuối
Đau họng, khó nuốt là triệu chứng thường gặp của ung thư thực quản giai đoạn cuối

Triệu chứng tại vị trí khối u di căn tới: 

  • Nếu ung thư thực quản di căn hạch: Các hạch bạch huyết sưng to, cứng chắc, không di động và có thể gây đau nhức. 
  • Di căn phổi: Tế bào ung thư di căn tới phổi, tạo thành các khối u gây khó thở, đau tức ngực, ho ra máu, hoặc tràn dịch màng phổi.
  • Di căn xương: Gây đau nhức xương và làm xương trở nên dễ gãy.
  • Di căn gan: Gây mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, chán ăn, và da vàng,…

3. Điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối

Đối với bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã lan tới các cơ quan khác trong cơ thể nên khả năng chữa khỏi trở nên khó khăn. Mục tiêu điều trị chính tại giai đoạn này là kiểm soát sự phát triển của khối u và giảm nhẹ các triệu chứng để nâng cao chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh

Trước khi thực hiện điều trị, bác sĩ sẽ đánh giá tổng thể về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, giai đoạn bệnh,… để lên kế hoạch điều trị phù hợp cho từng người bệnh

Các phương pháp điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối bao gồm:

Hóa trị ung thư

Đây là phương pháp chính được sử dụng trong điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối. Hóa trị thường được kết hợp với các phương pháp khác như xạ trị, liệu pháp miễn dịch hoặc phương pháp nhắm trúng đích để tăng cường hiệu quả điều trị.

Xạ trị ung thư

Xạ trị được áp dụng để thu nhỏ kích thước của khối u, giúp giảm nhẹ các triệu chứng như khó nuốt và đau khi nuốt. Phương pháp này có thể được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với hóa trị, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Phương pháp xạ trị
Phương pháp xạ trị

Liệu pháp miễn dịch 

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối, đặc biệt là với những trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân có bất thường MMR hoặc MSI cao: Đối với những bệnh nhân có sự bất thường trong MMR hoặc có chỉ số MSI cao, liệu pháp miễn dịch với Pembrolizumab có thể được áp dụng.
  • Ung thư thực quản biểu mô tuyến: Trong trường hợp ung thư thực quản biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tuyến chỗ nối thực quản-dạ dày với PD-L1 có chỉ số CPS ≥10%, Pembrolizumab với liều 200mg/ngày truyền tĩnh mạch vào ngày 1, theo chu kỳ truyền 21 ngày có thể được lựa chọn

Liệu pháp nhắm trúng đích

Bác sĩ có thể quyết định áp dụng liệu pháp nhắm trúng đích trong các trường hợp đặc biệt như:

  • Ung thư liên quan tới gen nhất định: Khi tế bào ung thư có liên quan tới đột biến gen thì Larotrectinib hoặc Entrectinib có thể được sử dụng để điều trị.
  • Ung thư từ ngã ba dạ dày – thực quản: Trong trường hợp này, Ramucirumab kết hợp với thuốc hóa trị có thể được chỉ định.
  • Tế bào ung thư thực quản dương tính với HER2: Trastuzumab phối hợp với thuốc hóa trị có thể là lựa chọn đầu tiên.

Điều trị triệu chứng

Điều trị giảm nhẹ đóng vai trò quan trọng đối với ung thư thực quản giai đoạn cuối. Các biện pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng bao gồm: 

  • Đặt stent ở thực quản hoặc xạ trị: Giảm kích thước khối u để giảm triệu chứng nuốt nghẹn và đau khi nuốt.
  • Mở thông dạ dày nuôi ăn bằng sonde: Trong trường hợp khối u quá lớn khiến bệnh nhân không thể ăn uống được.
  • Chỉ định thuốc bọc niêm mạc thực quản và ức chế tiết dịch vị: Giúp chống viêm loét niêm mạc thực quản và cải thiện tình trạng của bệnh nhân.

5. Ung thư thực quản giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Thực tế, tiên lượng sống của bệnh nhân giai đoạn này rất thấp. Thống kê từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ chỉ ra rằng, chỉ khoảng 5% bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối sống sót sau 5 năm. Đáng chú ý là, nhiều trường hợp có thể tử vong nhanh chóng chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi được chẩn đoán

6. Chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối

Đối với ung thư thực quản giai đoạn cuối, chăm sóc người bệnh là ưu tiên hàng đầu để nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. 

Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối:

  • Giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu: Giai đoạn cuối thường thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau đớn dữ dội. Người nhà có thể giúp bệnh nhân giảm đau bằng cách sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, thay đổi tư thếi, mát-xa nhẹ và các biện pháp khác cũng giúp tạo cảm giác thoải mái.
  • Hỗ trợ tâm lý: Người bệnh thường cảm thấy lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng, không dám đối mặt với tình trạng của mình. Người nhà có thể hỗ trợ bằng cách chia sẻ, động viên, và khuyến khích bệnh nhân thực hiện những hoạt động họ yêu thích để duy trì tinh thần lạc quan.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Vì khối u gây khó khăn khi nuốt nên cần ưu tiên thức ăn ở dạng lỏng, mềm, và phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng. Thường xuyên thay đổi thực đơn để giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Người bệnh có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm chứa các hoạt chất tự nhiên chống ung thư như Kibou Fucoidan để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư, giúp làm chậm sự di căn và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Xem thêm: Vì sao nên dùng Kibou Fucoidan ngăn ngừa di căn?

Sản phẩm Kibou Fucoidan
Sản phẩm Kibou Fucoidan

Trên đây là toàn bộ thông tin về ung thư thực quản giai đoạn cuối. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bệnh ung thư thực quản hoặc các bệnh ung thư khác, hãy gọi ngay đến số máy miễn cước 1800 6527 để được tư vấn ngay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận