Xạ trị ung thư vú: Chỉ định, chi phí và tác dụng phụ
Ung thư vú – một căn bệnh nguy hiểm đang có xu hướng gia tăng tỷ lệ mắc ở nhiều độ tuổi khác nhau. Với sự phát triển mạnh mẽ của y học ngày nay, ung thư vú có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, trong đó có xạ trị ung thư vú. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc toàn bộ thông tin cần biết về xạ trị ung thư vú, đừng bỏ qua nhé.

1. Xạ trị ung thư vú là gì?
Xạ trị là phương pháp điều trị phổ biến với các bệnh ung thư, trong đó bệnh ung thư vú. Bản chất của xạ trị là việc sử dụng năng lượng cao phát ra từ các chùm tia bức xạ tiêu diệt tế bào ung thư khu trú trong cơ thể.
Trong điều trị ung thư vú, các tia bức xạ có thể được sử dụng là tia X, tia Gamma,… Với liều lượng và đường đi được tính toán kỹ càng, các chùm tia bức xạ được chiếu tới vị trí khối ung thư vú giúp tiêu diệt tế bào ác tính và ngăn chặn chúng xâm lấn tới mô, cơ quan khác.
2. Xạ trị ung thư vú được chỉ định khi nào?
Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà thời gian xạ trị có thể kéo dài từ vài tháng tới vài năm. Bởi điều trị ung thư vú bằng xạ trị thường chia thành nhiều đợt. Mỗi đợt điều trị từ 5 ngày/tuần và kéo dài 5 – 6 tuần liên tục.
Xạ trị ung thư vú có cần cách ly không? Bệnh nhân ung thư vú và người nhà không cần lo lắng. Bởi vì sau mỗi lần xạ trị, bệnh nhân không gây ảnh hưởng tới người xung quanh. Vì thế bệnh nhân điều trị ung thư vú bằng xạ trị không cần phải cách ly với mọi người.
Xạ trị ung thư vú được chỉ định trong những trường hợp sau:
2.1. Xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn tuyến vú
Phẫu thuật bảo tồn tuyến vú được thực hiện nhằm cắt bỏ khối u và một phần tuyến vú xung quanh khối u cách khối u khoảng 1 – 2 cm. Đồng thời bác sĩ cùng tiến hành nạo vét hạch thông qua một đường rạch ở nách.
Sau khi phẫu thuật bảo tồn, bệnh nhân cần được xạ trị nhằm ngăn ngừa tái phát hình thành khối u từ những tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra biện pháp xạ trị cũng giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống.

2.2. Xạ trị sau phẫu thuật cắt vú
Phẫu thuật cắt vú là kỹ thuật loại bỏ toàn bộ tuyến vú bị ung thư khi mức độ lây lan quá lớn. Vì ung thư đã lan rộng nên phương pháp phẫu thuật cắt vú vẫn không thể đảm bảo đã loại bỏ hoàn toàn những tế bào ác tính.
Do đó người bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát ung thư cao. Trong các trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định xạ trị sau phẫu thuật cắt vú nhằm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Xạ trị sau phẫu thuật cắt vú được chỉ định bổ trợ trong các trường hợp như ung thư vú đã có di căn hạch nách; khối u vú có đường kính lớn hơn 5cm hoặc diễn tích cắt sau phẫu thuật dương tính.
2.3. Xạ trị ung thư vú tiến triển tại chỗ
Xạ trị ung thư vú tiến triển tại chỗ được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân mắc ung thư vú nhưng không thể phẫu thuật cắt bỏ vì khối u quá lớn hoặc điều kiện sức khỏe không cho phép.
- Người bị ung thư vú thể viêm: Trường hợp này thường được chỉ định điều trị hóa chất trước, sau đó phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú rồi tiếp đó sẽ tiến hành xạ trị.
2.4 Xạ trị ung thư vú di căn
Xạ trị không chỉ giúp điều trị khối u tại vú mà có thể áp dụng cho những bệnh nhân ung thư vú có di căn xa. Ung thư vú có di căn gây ra nhiều đau đớn kèm theo nhiều triệu chứng khác khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Xạ trị ung thư vú di căn giúp người bệnh thu nhỏ kích thước khối u nguyên phát và di căn, đồng thời kéo dài thời gian sống.
3. Các phương pháp xạ trị ung thư vú
Bệnh nhân ung thư vú có thể chỉ định xạ trị ở nhiều giai đoạn. Và xạ trị ung thư vú bao gồm 2 phương pháp chính:
3.1. Xạ trị ngoài

Xạ trị chiếu ngoài là phương pháp dùng máy chiếu tia bức xạ từ bên ngoài tới khối u ung thư vú của bệnh nhân. Người bệnh ung thư vú sẽ nằm cố định trên bàn điều trị. Nếu cần thiết có thể sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ giúp bệnh nhân nằm yên khi máy phát tia xạ trị hoạt động.
Với sự phát triển của y học và khoa học, tại một số bệnh viện lớn được đầu tư các máy móc tiên tiến dùng trong điều trị ung thư. Một số máy xạ trị hiện đại vừa có thể di chuyển xung quanh người bệnh vừa có thể phát ra tia xạ nhằm tối ưu hóa sự phân bố liều và tiết kiệm thời gian chiếu xạ.
3.2. Xạ trị trong
Xạ trị trong hay còn gọi là xạ trị áp sát hoặc cận xạ trị. Đây là phương pháp điều trị bằng cách đưa một nguồn xạ trị có thể chất rắn hoặc lỏng vào trong cơ thể. Nguồn xạ trị này được đưa tới vị trí gần khối u và bắt đầu thực hiện công việc của chúng.
- Đối với nguồn xạ trị rắn, các tia phóng xạ phát ra có công dụng điều trị tại chỗ và chỉ tác dụng tới cơ quan xung quanh nguồn xạ trị đó.
- Đối với nguồn xạ trị lỏng, liệu pháp này có tác dụng toàn thân. Bởi nguồn bức xạ sẽ di chuyển theo dòng máu đi khắp cơ thể, tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ác tính mà chúng phát hiện được.
4. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vú
Khi điều trị u vú bằng phương pháp xạ trị, người bệnh lo lắng rằng xạ trị ung thư vú có đau không? Xạ trị ung thư vú gây ra những tác dụng phụ nào? Mời bạn cùng tìm hiểu ở nội dung tiếp theo đây.

Tùy vào giai đoạn và thể trạng của bệnh nhân ung thư vú mà xạ trị gây ra các tác dụng phụ ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên điều trị ung thư vú bằng xạ trị thường gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:
- Mệt mỏi: Bệnh nhân có thể có biểu hiện này sau khi phát hiện mắc ung thư vú. Nguyên nhân là do bệnh nhân căng thẳng, lo âu quá mức dẫn đến mệt mỏi. Trong và sau quá trình xạ trị, bệnh nhân tiêu hao nhiều năng lượng. Điều này làm cho thể trạng người bệnh càng thêm sa sút và suy nhược.
- Kích ứng da: Người bệnh có thể cảm thấy vùng ngực bị ngứa rát, mẩn đỏ hay phồng rộp sau mỗi lần điều trị. Mức độ biểu hiện của triệu chứng này tùy thuộc vào liều điều trị và độ nhạy cảm của làn da bệnh nhân.
- Sưng ngực: Tác dụng không mong muốn này có thể xảy ra trong hoặc sau mỗi lần xạ trị. Bệnh nhân cảm giác vú bị sưng, đau và triệu chứng này sẽ kéo dài một khoảng thời gian sau mỗi đợt điều trị kết thúc.
- Tác dụng phụ khác: Viêm phổi, thiếu máu cơ tim do xạ trị ung thư vú bên trái,… Đây là một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn trong quá trình điều trị ung thư vú bằng xạ trị.
5. Chi phí xạ trị ung thư vú
Bác sĩ cần tư vấn kỹ càng cho bệnh nhân về các phương pháp, thời gian và tác dụng phụ của xạ trị cũng như các chi phí phải trả khi tiến hành điều trị.
Chi phí điều trị ung thư vú bằng biện pháp xạ trị nhìn chung là khá đắt đỏ. Trung bình, mỗi bệnh nhân ung thư vú xạ trị với tần suất 5 ngày/tuần, chi phí mỗi lần dao động trong khoảng 3.000.000 – 7.000.000 đồng.
Vì vậy bệnh nhân cần cân nhắc và chuẩn bị tài chính để có thể xạ trị theo đúng phác đồ và đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

6. Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị ung thư vú
Sau mỗi đợt xạ trị, sức khỏe bệnh nhân suy giảm đáng kể. Ngoài ra còn gặp phải nhiều tác dụng không mong muốn của phương pháp xạ trị. Vì thế, chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị ung thư vú là điều quan trọng và cần thiết. Để thực hiện tốt công việc chăm sóc bệnh nhân ung thư vú sau xạ trị, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý: Dinh dưỡng giúp bổ sung năng lượng bị tiêu hao sau mỗi lần xạ trị. Đồng thời những thực phẩm đem lại dưỡng chất phù hợp giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu với bệnh tật.
- Khuyến khích người bệnh tập thể dục đều đặn: Đây là một trong những cách giúp bệnh nhân có một cơ thể khỏe khoắn, nâng cao sức đề kháng và thể trạng. Bạn có thể cùng bệnh nhân tập các bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, yoga,…
- Chăm sóc tinh thần của người bệnh: Yếu tố tinh thần rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị. Bạn hãy luôn ở bên cạnh, động viên và khiến người bệnh cảm thấy họ không hề cô đơn trong cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh này.
- Tuân thủ phác đồ điều trị: Cùng bệnh nhân đến viện tiến hành xạ trị đúng đợt, theo dõi những biến đổi ở người bệnh và thông báo ngay tới bác sĩ để có biện pháp điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
- Cho bệnh nhân sử dụng sản phẩm hỗ trợ bệnh ung thư: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có công dụng tốt với bệnh nhân ung thư vú. Bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn sản phẩm phù hợp với người bệnh. Bạn có thể tham khảo về sản phẩm Kibou Fucoidan – một sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư.