7 điều quan trọng về Ung thư thực quản giai đoạn 1

 276 lượt xem

Theo Globocan 2020, ung thư thực quản đứng thứ 6 trên thế giới và thứ 9 ở Việt Nam vè tỷ lệ tử vong trong số các bệnh ung thư. Hầu hết các trường hợp được phát hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị hết sức khó khăn. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh cũng như cách điều trị và tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn 1 ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!

7 điều quan trọng về ung thư thực quản giai đoạn 1
7 điều quan trọng về ung thư thực quản giai đoạn 1

1. Ung thư thực quản giai đoạn 1 là gì?

Ung thư thực quản được chia làm 4 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 hay giai đoạn đầu của k thực quản là thời điểm khối u ác tính vẫn còn khu trú trong niêm mạc thực quản mà chưa lây lan tới các vị trí khác trong cơ thể. 

Dựa theo hệ thống phân loại TNM của Ủy ban Ung thư Hoa Kỳ, ung thư thực quản giai đoạn 1 được chia thành 2 giai đoạn nhỏ, gồm: 

  • Giai đoạn IA: Khối u khu trú tại lớp đệm thực quản hoặc xâm lấn tới niêm mạc nhưng chưa di căn tới hạch bạch huyết và các vị trí khác trong cơ thể
  • Giai đoạn IB: Khối u ác tính đã xâm tới xuống lớp niêm mạc nhưng chưa lây lan tới hạch bạch huyết và các bộ phận khác trong cơ thể. 

2. Triệu chứng của ung thư thực quản giai đoạn đầu

Ung thư thực quản giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì hoặc nếu có thì các triệu chứng rất mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Do đó người bệnh thường chủ quan bỏ qua. 

Một số triệu chứng ở giai đoạn đầu của k thực quản gồm:

  • Nuốt khó và đau khi nuốt: Người bệnh có thể cảm thấy nghẹn và đau khi nuốt thức ăn, uống nước hay thậm chí là khi nuốt nước bọt. Đây là triệu chứng mà nhiều người bệnh thường phải đối mặt ở giai đoạn đầu.
  • Tăng tiết nước bọt: Người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng chảy nước bọt liên tục, kèm theo hơi thở có mùi hôi, ợ hơi, nôn và buồn nôn,… Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
  • Cảm giác mệt mỏi và chán ăn: Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi đã được nghỉ ngơi đầy đủ, kèm theo đó là chán ăn, cơ thể bị sụt cân nghiêm trọng
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như ho dai dẳng, ho ra máu, đau tức ngực, khàn tiếng,… 

Khi gặp phải những dấu hiệu này, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân 

Đau họng có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư thực quản giai đoạn 1
Đau họng có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư thực quản giai đoạn 1

3. Chẩn đoán k tuyến giáp giai đoạn 1

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử. Sau đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định đi làm một số xét nghiệm cần thiết để làm căn cứ chẩn đoán bệnh:

  • Nội soi thực quản: Là phương pháp quan trọng giúp bác sĩ quan sát trực tiếp hình ảnh tổn thương trên niêm mạc thực quản. Từ những hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ đánh giá một số yếu tố quan trọng như vị trí của khối u, khả năng nhu động của thực quản, mức độ tổn thương bề mặt, và mức độ tổn thương theo nòng thực quản.
  • Sinh thiết: Kết quả sinh thiết là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư. Dưới hướng dẫn của nội soi, bác sĩ sẽ lấy một vài mẫu mô ở vị trí tổn thương nghi ngờ ung thư trên thực quản và mang đi soi dưới kính hiển vi để xác định xem có tế bào ung thư hay không. 
  • Ngoài ra, các phương pháp chẩn đoán khác như siêu âm nội soi thực quản, chụp X-quang có sử dụng thuốc cản quang, chụp cắt lớp vi tính (C.T. Scanner) và chụp PET-CT đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán và đánh giá mức độ xâm lấn của khối u. Đặc biệt, PET-CT còn được sử dụng để đánh giá hiệu quả của điều trị và khả năng tái nhiễm và di căn xa, theo dõi đáp ứng điều trị. 

Kết quả chẩn đoán xác định được bệnh nhân có mắc ung thư thực quản hay không và là căn cứ giúp bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. 

Nội soi thực quản
Nội soi thực quản

4. Điều trị ung thư thực quản giai đoạn đầu

Vì là giai đoạn sớm, ung thư vẫn còn khu trú tại thực quản nên mục tiêu điều trị là chữa khỏi bệnh

Các phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư thực quản giai đoạn đầu gồm:

Phẫu thuật

Đối với những trường hợp k thực quản giai đoạn đầu, khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn sâu và không có dấu hiệu di căn xa thì phương pháp phẫu thuật thường được lựa chọn. 

Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật chính là mổ mở và mổ nội soi.

  • Phương pháp mổ mở: Sau khi đánh giá vị trí và mức độ lan rộng của khối u, bác sĩ tiến hành rạch 1 đường dài ở vị trí thực quản để loại bỏ khối u. Trong trường hợp cần phải loại bỏ toàn bộ thực quản, để bệnh nhân vẫn có thể ăn uống thông qua đường miệng, bác sĩ sẽ tạo ra một thực quản giả bằng đại tràng.
  • Phương pháp mổ nội soi: Mổ nội soi sử dụng một ống nội soi mềm mỏng được đưa vào cơ thể thông qua miệng hoặc một vết rạch ở cổ. Bác sĩ sẽ sử dụng bộ phận cắt gắn ở đầu ống nội soi để loại bỏ phần thực quản chứa khối u 

Những lựa chọn này phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân và mức độ lan rộng của khối u. Bác sĩ sẽ tư vấn và quyết định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất để đảm bảo hiệu quả điều trị. 

Phẫu thuật là lựa chọn chính trong điều trị ung thư thực quản giai đoạn 1
Phẫu thuật là lựa chọn chính trong điều trị ung thư thực quản giai đoạn 1

Hóa – xạ trị kết hợp

Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng đủ điều kiện phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp hóa – xạ trị thay thế

  • Hóa trị ung thư: Là phương pháp sử dụng thuốc hóa chất nhằm tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn khả năng di căn tới các cơ quan khác. Hóa trị có thể được thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật, tùy thuộc vào kế hoạch điều trị cụ thể.
  • Xạ trị ung thư: Là phương pháp sử dụng năng lượng cao của tia X để tiêu diệt tế bào ác tính, thu nhỏ khối u và kiểm soát sự phát triển của nó cũng như ngăn chặn khả năng di căn xa.

Hóa trị và xạ trị thường được phối hợp với nhau để tối ưu hóa hiệu quả điều trị. 

Xem thêm: Từ A – Z về Ung thư thực quản giai đoạn 2

5. Cách phòng ngừa ung thư thực quản

Để phòng ngừa bệnh ung thư thực quản, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không hút thuốc lá: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư thực quản. Trong khói thuốc lá chứa các chất kích thích độc hại, kích thích làm tổn thương tế bào thực quản, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Hạn chế uống bia rượu: Lạm dụng uống rượu trong thời gian dài có thể gây hậu quả nặng nề, gây tổn thương niêm mạc thực quản và dạ dày.
  • Chế độ ăn khoa học và chia nhỏ bữa ăn: Ăn uống lành mạnh với nhiều rau quả và trái cây giúp ngăn ngừa ung thư thực quản. Cần ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, đạm, protein, đồng thời tránh xa thực phẩm chế biến sẵn, dầu mỡ, đồ chiên nhiều lần, đồ cay nóng.
  • Duy trì trọng lượng hợp lý và có chế độ nghỉ ngơi khoa học: Áp lực công việc, căng thẳng, mệt mỏi, và stress là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản. Duy trì trọng lượng hợp lý và có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học giúp giảm áp lực và stress.
Lạm dụng uống rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản
Lạm dụng uống rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản

6. Giải đáp một số thắc mắc

Ung thư thực quản giai đoạn 1 có chữa được không?

Đáp án cho câu hỏi “ung thư thực quản giai đoạn 1 có chữa được không?” là CÓ. Ở giai đoạn này khối u có kích thước nhỏ và vẫn còn khu trú ở trong thực quản mà chưa lây lan nên có thể dễ dàng loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật và phương pháp điều trị khác. 

Ung thư thực quản giai đoạn 1 sống được bao lâu?

Tiên lượng sống của bệnh nhân k thực quản giai đoạn đầu tương đối tốt. Theo thống kê, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người mắc bệnh ở giai đoạn này là hơn 80%.

Điều trị sớm là chìa khóa giúp bạn cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn

Hi vọng những nội dung hữu ích ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ung thư thực quản giai đoạn 1 để từ đó có thể tự theo dõi phát hiện sớm bệnh nếu không may mắc phải. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bệnh ung thư thực quản hoặc các bệnh ung thư khác, hãy gọi ngay đến số máy miễn cước 1800 6527 để được tư vấn ngay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận