Giải đáp: Bị u tuyến giáp có ăn được củ cải không?
Không chỉ ngon miệng, củ cải còn được mệnh danh là “nhân sâm trắng” bởi những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người bị u tuyến giáp có ăn được củ cải không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

1. Người bị u tuyến giáp có ăn được củ cải không?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về củ cải và các thành phần có trong nó.
1.1. Tìm hiểu về củ cải
Củ cải, hay còn gọi là Bặc căn, Rau lú bú, La bặc tử, có tên khoa học là Raphanus sativus L, thuộc họ Cải (Brassicaceae).\
Củ cải là cây thân thảo có đặc điểm như sau:
- Phần rễ phình ra thành củ, vỏ màu tráng, mòng, vị cay nồng, có chiều dài khoảng 20-40cm
- Lá mọc từ củ, tỏa ra xung quanh, cuống lá dài. Phiến lá hình mũi mác, màu xanh lục, có đường gân chính chạy giữa phiến lá.
- Hoa mọc thành chùm, màu hơi tím hồng hoặc có màu trắng.
- Quả có hình trụ, thắt ở giữa các hạt, các hạt xếp lại thành chuỗi tràng hạt.
Có nhiều loại củ cải khác nhau với hình dáng và màu sắc đa dạng như củ cải trắng, củ cải đỏ, củ cải Thuỵ điển, củ cải Kiwi,… Trong đó phổ biến nhất là củ cải trắng.
Củ cải có nguồn gốc từ Ai Cập và Trung Quốc. Sau đó, được du nhập và trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Việt Nam, Lào, Thái Lan và một số nước châu Âu.

Dưới đây là bảng giá trị dinh dưỡng có trong 100g củ cải:
Thành phần | Hàm lượng | Thành phần | Hàm lượng | |
Năng lượng | 16kcal | Vitamin C | 14.8mg | |
Carbohydrate | 3.4g | Riboflavin | 0.039mg | |
Chất đạm | 0.68g | Niacin | 0.254mg | |
Chất béo | 0.1g | Acid pantothenic | 0.165mg | |
Chất xơ | 1.6g | Vitamin B6 | 0.071mg | |
Kali | 233mg | Vitamin A | 7IU | |
Folate | 25mcg | Đồng | 0.05mg | |
Canxi | 25mg | Selen | 0.6mcg | |
Sắt | 0.34mg | Natri | 39mg | |
Magie | 10mg | Kẽm | 0.28ng | |
Phospho | 20mg | Mangan | 0.069mg | |
Beta carotene | 4mcg | Vitamin K | 1.3mcg |
1.2. Người bị u tuyến giáp có ăn được củ cải không?
U tuyến giáp bao gồm u tuyến giáp lành tính (chiếm 90%) và ung thư tuyến giáp. Cả hai bệnh lý tuyến giáp này đều ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp nói riêng và sức khoẻ tổng thể nói chung. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh. Vậy người bị u tuyến giáp có ăn được củ cải không?
Câu trả lời là Có. Bởi trong củ cải có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, Canxi, Sắt,… giúp nâng cao thể trạng, cải thiện hệ tiêu hoá, tim mạch,…
Tuy nhiên người bệnh chỉ nên ăn một lượng nhỏ vừa phải (khoảng 1 lần/tuần) bởi trong thành phần của củ cải có chứa lưu huỳnh có thể ảnh hưởng xấu tới chức năng tuyến giáp.
Bên cạnh đó, củ cải cần được ngâm trong nước trước khi chế biến và nấu chín hoàn toàn để loại bỏ bớt các chất độc hại.
2. Lợi ích của củ cải đối với sức khỏe
Những công dụng của củ cải đối với sức khỏe dưới đây sẽ giải thích lý do tại sao loại củ bình dân này lại được mệnh danh là “nhân sâm trắng”.

Ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư
Tác dụng này tới từ hàm lượng lớn các hợp chất betaine, axit ferulic, rutin, kaempferol và axit caffeic được tìm thấy trong củ cải.
Một nghiên cứu đã chỉ ra, chiết xuất từ củ cải có khả năng làm chậm quá trình phân chia và phát triển của tế bào ung thư.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, nồng độ betaine cao trong máu có thể liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Betaine có tác dụng chống oxy hoá mạnh mẽ, đóng vai trò như lá chắn bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do – nguyên nhân chính gây ung thư.
Cải thiện hệ tiêu hoá
Hàm lượng chất xơ cao có trong củ cải tạo môi trường thuận lợi cho các lợi khuẩn đường ruột phát triển, giúp cân bằng hệ vi sinh, góp phần ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa như táo bón, hội chứng ruột kích thích (IBS) và viêm túi thừa.
Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị thiếu máu
Củ cải trắng là nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin.
Do đó, nếu như bạn đang băn khoăn với câu hỏi “bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu” thì củ cải trắng chính là đáp án!
Cải thiện chức năng não bộ
Theo thời gian, các chức năng tâm thần và nhận thức của chúng ta có xu hướng suy giảm, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, củ cải giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này.
Lý do là bởi trong loại củ này có chứa hàm lượng nitrat dồi dào. Chất này có khả năng thúc đẩy sự giãn nở mạch máu, từ đó tăng cường lưu lượng máu đến não bộ. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với thùy trán – khu vực não bộ chi phối các chức năng tư duy cao cấp như ra quyết định và ghi nhớ.
Một nghiên cứu thử nghiệm trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được cho sử dụng nước ép củ cải đường hàng ngày liên tục trong 2 tuần. Kết quả cho thấy, thời gian phản ứng trong các bài kiểm tra chức năng nhận thức nhanh hơn 4% so với nhóm đối chứng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Củ cải rất giàu Vitamin C có tác dụng kích thích sản xuất tế bào bạch cầu, nhờ đó tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus.
Điều hoà huyết áp
Củ cải trắng là nguồn cung cấp kali dồi dào. Chất này có khả năng điều hoà huyết áp bằng cách giúp giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu và giảm thiểu áp lực lên thành mạch.
Không chỉ vậy, Kali còn giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể – một yếu tố quan trọng góp phần gây tăng huyết áp.
Do đó, thường xuyên bổ sung củ cải vào chế độ ăn uống mang lại lợi ích đáng kể cho những người đang gặp vấn đề về huyết áp.
Hỗ trợ điều trị bệnh đường tiết niệu
Nhờ khả năng lợi tiểu, củ cải giúp tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, từ đó ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu và các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Hơn nữa, củ cải trắng còn có hàm lượng kali và photpho thấp, hai khoáng chất cần được kiểm soát chặt chẽ đối với bệnh nhân có chức năng thận yếu. Do vậy, củ cải trắng được xem là thực phẩm an toàn và bổ dưỡng cho nhóm bệnh nhân này.
Giải độc, hỗ trợ điều trị bệnh vàng da
Củ cải trắng hoạt động như một chất giải độc, giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong cơ thể.
Nhờ tác dụng này mà củ cải trắng hỗ trợ điều trị vàng da hiệu quả bằng cách loại bỏ bilirubin dư thừa trong máu và duy trì mức sản xuất hợp chất này ở mức cân bằng.
Bên cạnh đó, củ cải còn giúp tăng cường cung cấp oxy cho máu, từ đó làm chậm quá trình phá hủy tế bào hồng cầu, góp phần bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch.
Kiểm soát đường huyết
Insulin đóng vai trò thiết yếu trong việc điều hòa lượng đường trong máu. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường thường gặp vấn đề trong việc sản xuất hoặc sử dụng insulin, dẫn đến tình trạng đường huyết cao.
Củ cải nổi tiếng là thực phẩm giàu chất xơ và có chỉ số glycemic thấp, do đó, đây là lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Chất xơ trong củ cải giúp làm chậm quá trình hấp thu glucose vào máu, từ đó kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Tăng cường chức năng thận
Nhờ đặc tính lợi tiểu, củ cải giúp tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, từ đó giảm gánh nặng cho thận và ngăn ngừa sự tích tụ độc tố trong máu.
Hơn nữa, củ cải trắng còn có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp bảo vệ thận khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
Ngoài ra, khả năng thải độc mạnh mẽ của củ cải trắng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động của thận, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về thận.
Xem thêm:
Giải đáp thắc mắc: Bị tuyến giáp có ăn được rau xà lách không?
Chuyên gia giải đáp: Bị tuyến giáp có ăn được đậu đen không?
3. Lưu ý khi sử dụng củ cải cho bệnh nhân u tuyến giáp
Củ cải chỉ thực sự mang lại lợi ích cho sức khỏe khi được sử dụng đúng cách. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây khi ăn củ cải:
Ăn đúng cách
- Ăn quá nhiều củ cải trắng có thể gây rối loạn tiêu hoá, đau bụng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh chỉ nên ăn 1-2 lần mỗi tuần với lượng vừa phải.
- Nên nấu chín củ cải để loại bỏ bớt các hợp chất lưu huỳnh gây ảnh hưởng xấu tới tuyến giáp.
Những thực phẩm không nên kết hợp cùng củ cải:
- Táo, nho: Táo và nho chứa nhiều cetan, phản ứng với axit cyanogen trong củ cải trắng khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng
- Nhân sâm: Củ cải trắng có tính hàn, nhân sâm có tính ấm. Theo Đông y, kết hợp hai loại này không gây hại nhưng làm giảm giá trị dinh dưỡng.
- Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều enzyme phân hủy vitamin C, làm mất đi lượng vitamin C dồi dào trong củ cải trắng.
- Cam: Flavonoid trong cam phản ứng với thiosulfate trong củ cải trắng tạo ra lượng lớn thiocyanate. Chất này tích tụ trong cơ thể làm giảm chức năng tuyến giáp
- Nấm, mộc nhĩ kết hợp với củ cải trắng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Những trường hợp cần thận trọng khi sử dụng củ cải trắng
- Người gặp vấn đề về tiêu hóa hay có thể trạng yếu nên thận trọng khi ăn củ cải: Củ cải trắng có tính hàn, có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây khó chịu, đau bụng và tiêu chảy. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế hoặc tránh ăn củ cải trắng, đặc biệt là củ cải sống. Nếu muốn sử dụng, hãy luộc chín kỹ để giảm bớt tính hàn.
- Người đang sử dụng thuốc chống đông máu: Củ cải trắng chứa vitamin K, có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu như coumadin hoặc warfarin, gây nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Người đang dùng thuốc chống cơn đau thắt ngực: Củ cải trắng chứa hàm lượng nitrat cao, có thể tương tác với thuốc chống cơn đau thắt ngực, đặc biệt là nhóm thuốc nitrat, gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
4. Gợi ý món ngon từ củ cải cho người bệnh u tuyến giáp
Dưới đây là công thức chế biến một số món ngon từ củ cải, người bệnh có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn của mình:
Củ cải kho thịt

Chuẩn bị nguyên liệu:
- 2 củ cải trắng
- 400g thịt ba chỉ
- Hành khô, nước mắm, ớt, hành lá, gia vị khác
Sơ chế nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Ướp thịt với hành khô băm nhỏ, nước mắm, 1 thìa hạt nêm, 1 chút tiêu trong 20 phút.
- Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
Cách thực hiện:
- Cho 2 muỗng dầu ăn vào nồi, phi thơm hành khô.
- Cho khoảng 4 thìa đường vào nồi, chỉnh lửa nhỏ và dùng đũa khuấy liên tục đến khi đường chuyển sang màu nâu cánh gián.
- Tiếp theo cho thịt ba chỉ đã ướp vào đảo nhanh tay cho thịt săn lại.
- Đổ nước dừa vào nồi sâm sấp mặt thịt, đậy nắp vung và kho nhỏ lửa trong 15 phút.
- Sau đó, cho củ cải vào nồi kho cùng thịt.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Kho thêm khoảng 15-20 phút đến khi củ cải mềm thì tắt bếp.
- Lấy thịt kho củ cải ra đĩa, trang trí thêm hành lá và ớt thái lát. Dùng nóng với cơm trắng hoặc bún.
Canh củ cải trắng nấu tôm

Chuẩn bị nguyên liệu:
- 2 củ cải trắng
- 150g tôm bóc vỏ
- Rau mùi
- Tiêu, gia vị
Sơ chế nguyên liệu:
- Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
- Tôm bóc vỏ, rửa sạch, ướp với ⅓ muỗng cà phê muối ăn.
- Rau mùi rửa sạch.
Cách thực hiện:
- Cho một nồi nước lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, cho tôm vào nấu trong vài phút. Vớt bọt nổi trên mặt nước.
- Tiếp theo, cho củ cải trắng vào nồi, đun sôi trở lại.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Tiếp tục đun đến khi củ cải mềm thì tắt bếp.
- Cho canh ra tô, trang trí với rau mùi và tiêu.