Ung thư sống được bao lâu? Các biện pháp kéo dài tuổi thọ

 123 lượt xem

Ung thư sống được bao lâu và làm thế nào để kéo dài thời gian sống” chắc hẳn là thắc mắc của tất cả bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh quái ác này. Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Ung thư sống được bao lâu và làm thế nào để kéo dài thời gian sống?
Ung thư sống được bao lâu và làm thế nào để kéo dài thời gian sống?

1. Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh nhân ung thư

Thời gian sống của mỗi bệnh nhân ung thư là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, phương pháp điều trị, thể trạng bệnh nhân

1.1. Loại ung thư

Có hơn 100 loại ung thư khác nhau, mỗi loại có đặc điểm, diễn biến, phương pháp điều trị và tiên lượng riêng khác nhau. 

Những bệnh ung thư như ung thư da, vú, tuyến giáp, khoang miệng… thường dễ phát hiện ở giai đoạn sớm do có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc sờ thấy bất thường. Việc phát hiện sớm giúp tăng khả năng điều trị thành công và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Trong khi đó, những bệnh ung thư như ung thư gan, phổi, não, thận, tụy… thường khó phát hiện sớm do nằm sâu bên trong cơ thể. Khi phát hiện, bệnh thường đã ở giai đoạn muộn, di căn xa, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tiên lượng sống thấp hơn.

Bên cạnh đó, cùng một bệnh ung thư nhưng có thể được phân thành các loại khác nhau. Mỗi loại có tiên lượng sống khác nhau. Vì dụ, ung thư tuyến giáp được chia làm 4 thể. Trong đó ung thư tuyến giáp thể nhú có tỷ lệ sống sót sau 5 năm lên tới hơn 90%, còn ung thư tuyến giáp thể tủy chỉ khoảng 50%. 

Hay như bệnh ung thư phổi. Những bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ có tiên lượng sống rất xấu bởi loại ung thư này tiến triển nhanh nên khi phát hiện đa phần bệnh đã ở giai đoạn cuối. Trong khi ung thư phổi không tế bào nhỏ thì diễn biến chậm hơn nên tiên lượng sống của người bệnh cũng cao hơn. 

1.2. Giai đoạn ung thư 

Dựa vào kích thước và mức độ di căn mà bệnh ung thư được chia thành các giai đoạn ung thư khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có tiên lượng sống khác nhau. 

Nếu bệnh được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu khi khối u có kích thước nhỏ, chưa di căn sang các cơ quan khác thì khả năng chữa khỏi là rất cao và tất nhiên, tiên lượng sống của người bệnh cũng rất tốt. 

Ngược lại, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì tiên lượng sống của bệnh nhân là rất thấp. 

Ví dụ như ung thư dạ dày: tỷ lệ sống sót sau 5 năm khi bệnh ở giai đoạn đầu là 70%, nhưng tỷ lệ này chỉ còn khoảng 32% nếu được phát hiện ở giai đoạn cuối. 

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào giai đoạn bệnh được phát hiện
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào giai đoạn bệnh được phát hiện

1.3. Thể trạng của người bệnh

Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân là yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả điều trị và tiên lượng sống của người bệnh. Bệnh nhân có sức khỏe tốt sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị, do đó khả năng hồi phục của bệnh nhân cũng tốt hơn. 

Ngoài ra, thể trạng của bệnh nhân cũng là một trong những căn cứ quan trọng để bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả điều trị ung thư. 

1.4. Tuổi tác của bệnh nhân

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm cao nhất ở người trưởng thành trẻ nhất đối với hầu hết các loại ung thư, và thường giảm dần theo độ tuổi, thấp nhất là ở độ tuổi từ 80 trở lên. 

Lý do là bởi người trẻ tuổi thường có sức khỏe thể chất tốt hơn người cao tuổi. Điều này giúp họ có thể chịu đựng các phương pháp điều trị ung thư hiệu quả hơn như hóa trị và xạ trị.

1.5. Bệnh nhân có các bệnh nền kèm theo

Bệnh nhân ung thư có kèm theo các bệnh lý nền khác như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,… thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị và có tiên lượng sống thấp hơn so với những bệnh nhân không có bệnh lý nền. Lý do là bởi:

  • Các bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao có thể gây tổn thương gan, làm giảm chức năng gan của bệnh nhân. Điều này khiến cho gan của bệnh nhân khó có thể chuyển hóa được các loại thuốc điều trị ung thư, dẫn đến nguy cơ cao xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Các bệnh lý nền có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong quá trình điều trị ung thư
  • Hạn chế lựa chọn điều trị: Một số phương pháp điều trị ung thư chẳng hạn như phẫu thuật hoặc xạ trị có thể chống chỉ định cho bệnh nhân có các bệnh lý nền nghiêm trọng. Điều này khiến cho việc lựa chọn phương pháp điều trị trở nên hạn chế hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tiên lượng sống của bệnh nhân.
  • Các bệnh lý nền có thể làm suy giảm sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, khiến họ khó có thể chịu đựng các tác dụng phụ của điều trị ung thư 
Bệnh nhân có bệnh lý nền kèm theo thường có tiên lượng sống thấp hơn so với những bệnh nhân không có bệnh lý nền
Bệnh nhân có bệnh lý nền kèm theo thường có tiên lượng sống thấp hơn so với những bệnh nhân không có bệnh lý nền

2. Ung thư sống được bao lâu? 

Khi nói tới thời gian sống của bệnh nhân ung thư, người ta thường sử dụng thuật ngữ tỷ lệ sống thêm. Tỷ lệ sống thêm cho biết tỷ lệ phần trăm những người mắc bệnh ung thư có thể tiếp tục sống sau một khoảng thời gian nhất định, thường là 5 năm. Vì vậy, nó còn được gọi là tỷ lệ sống sót sau 5 năm.

Dưới đây là tỷ lệ sống sót sau 5 năm của một số bệnh ung thư thường gặp (Theo dữ liệu thống kê của Ủy ban Ung thư Hoa Kỳ)

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của một số bệnh ung thư thường gặp
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của một số bệnh ung thư thường gặp

Trong đó: 

  • Giai đoạn tại chỗ: Giai đoạn không có dấu hiệu ung thư lây lan ra ngoài cơ quan ban đầu
  • Giai đoạn khu trú: Ung thư lan ra vị trí xung quanh của cơ quan đến các cấu trúc lân cận hoặc hạch lympho.
  • Giai đoạn di căn: Ung thư di căn tới các cơ quan xa của cơ thể.

3. Biện pháp kéo dài thời gian sống cho người bệnh ung thư

Các chuyên gia cho biết, tuân thủ chặt chẽ các biện pháp sau giúp hỗ trợ quá trình điều trị và kéo dài thời gian sống cho người bệnh

3.1. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Sụt cân và suy kiệt cơ thể là vấn đề thường gặp ở bệnh nhân ung thư, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị và thời gian sống. Do đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người ung thư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân: 

  • Thực đơn ăn uống hàng ngày đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm chất, gồm chất đạm – chất béo – tinh bột – vitamin và khoáng chất
  • Bổ sung đủ nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày
  • Đa dạng thực đơn cho người bệnh để tránh cảm giác nhàm chán, giúp người bệnh ăn được nhiều hơn. 
  • Nên chế biến thức ăn dưới dạng mềm, dễ tiêu hóa.
  • Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để bệnh nhân dễ hấp thu.

Xem thêm: Ung thư nên ăn gì, kiêng gì? – Giá như bạn biết sớm hơn

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

3.2. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Việc duy trì một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đầy đủ sẽ giúp tinh thần bệnh nhân được thư giãn, từ đó tăng cường khả năng hồi phục sau quá trình điều trị.

Người bệnh cần lưu ý: 

  • Tránh sử dụng các chất kích thích: Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,… 
  • Nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần. Tránh thức khuya hoặc ngủ quá nhiều. Nên dành ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm để ngủ.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ khoảng 1-2 tiếng sẽ giúp cơ thể thư giãn và dễ ngủ hơn.
  • Đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, thiền,… là những hoạt động giúp thư giãn tâm trí và dễ ngủ hơn. Bệnh nhân cũng có thể tham gia các lớp học yoga hoặc thiền định để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

3.3. Thể dục thể thao điều độ

Nhiều bệnh nhân ung thư thường e ngại vận động hay tập thể dục bởi cơ thể thường mệt mỏi, suy nhược do ảnh hưởng của bệnh và việc điều trị. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tập luyện vừa phải với các bài tập phù hợp không chỉ giúp tinh thần của bệnh nhân thoải mái mà còn tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. 

Một số bài tập nhẹ nhàng mà bệnh nhân ung thư có thể áp dụng như đi bộ, các bài tập yoga cho bệnh nhân ung thư,… 

3.4. Tinh thần lạc quan, thoải mái

Bệnh nhân ung thư thường có tâm lýg chán nản, tuyệt vọng, lo sợ. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Vì vậy, Người nhà nên thường xuyên động viên, khích lệ bệnh nhân để họ có thêm động lực để chiến đấu với bệnh tật. 

Bên cạnh đó, hãy khuyến khích họ tham gia các hoạt động xã hội để họ có thể giao lưu với mọi người và giải tỏa tâm lý.

3.5. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Ngoài việc áp dụng các biện pháp trên, bệnh nhân ung thư có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm tăng cường sức khỏe như Fucoidan để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn. 

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, Fucoidan có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị ung thư nhờ những công dụng sau:

  • Kích thích quá trình tự chết của tế bào ung thư.
  • Ngăn ngừa hình thành mạch máu mới, ức chế di căn
  • Fucoidan giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, từ đó giúp bệnh nhân chống lại bệnh tật tốt hơn.
  • Hạn chế tác dụng phụ của hóa xạ trị

Nổi bật nhất trong dòng sản phẩm Fucoidan phải kể tới sản phẩm Kibou Fucoidan. Sự kết hợp tuyệt vời của Fucoidan với Nấm agaricus và Nghệ đen mang lại tác dụng hiệp động, giúp hỗ trợ điều trị ung thư đạt hiệu quả cao gấp nhiều lần. 

Xem thêm: 4 lý do vì sao nên dùng Kibou Fucoidan trước, trong và sau điều trị ung thư

Sản phẩm Kibou Fucoidan
Sản phẩm Kibou Fucoidan

Hi vọng những thông tin hữu ích có trong bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Ung thư sống được bao lâu?“. Trên thực tế, thời gian sống của mỗi bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách thì hoàn toàn có thể kéo dài được thời gian sống cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên giữ tâm lý lạc quan và tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm, vui lòng gọi tới Hotline 1800 6527 để được dược sĩ tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận