Ung thư vú di căn: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

 108 lượt xem

Hàng năm, ở nước ta, con số phụ nữ tử vong do ung thư vú không phải là nhỏ. Nguyên nhân được cho rằng người bệnh thường phát hiện bệnh này ở giai đoạn muộn, khi nó đã di căn. Bài viết dưới đây hãy cũng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về ung thư vú di căn để chủ động phát hiện, ngăn chặn và cải thiện tình trạng bệnh.

Ung thư vú di căn là tình trạng tế bào ung thư lây lan tới bộ phận khác trong cơ thể
Ung thư vú di căn là tình trạng tế bào ung thư lây lan tới bộ phận khác trong cơ thể

1. Ung thư vú di căn là gì?

Ung thư vú di căn là giai đoạn tiến triển xa khi những tế bào ung thư không chỉ còn khu trú tại tuyến vú mà lan tới các cơ quan khác trên cơ thể. Thông thường, ung thư vú di căn phát sinh nhiều năm sau khi đã điều trị khỏi ung thư vú. Một số ít trường hợp phát hiện ngay từ lần đầu tiên chẩn đoán.

Hiện nay, ở Hoa Kỳ có khoảng 154.000 phụ nữ mắc ung thư vú di căn, nguy cơ mắc căn bệnh này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Đặc điểm của loại tế bào ung thư vú
  • Giai đoạn tại thời điểm phát hiện bệnh
  • Hiệu quả của các phương pháp điều trị ban đầu

2. Ung thư vú thường di căn đến đâu?

Tế bào ung thư ở vú có thể lan tràn tới bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, trong đó có một số vị trí hay gặp như:

  • Di căn hạch: Hạch bạch huyết là nơi tế bào ung thư tấn công đầu tiên, thông qua con đường bạch huyết. Các hạch di căn thường gặp trong ung thư vú là hạch vú trong (nằm gần xương ức), hạch nách, hạch xương đòn.
  • Di căn xương: Đây là vị trí di căn phổ biến nhất, chiếm 85% trong các trường hợp ung thư vú di căn. Các tế bào ung thư ở vú thường xuất hiện ở các vùng xương có nhiều tủy như xương chậu, xương sườn, xương thắt lưng, đốt sống cổ, xương sọ,…
  • Di căn phổi: Sau xương thì phổi là điểm dừng chân thường gặp của các tế bào ung thư vú. Đặc điểm của khối u tại phổi là khối u cứng, nhỏ hơn 3cm và không nằm tại vùng ngoài của phổi.
Phổi là vị trí tế bào ung thư vú thường di căn tới
Phổi là vị trí tế bào ung thư vú thường di căn tới
  • Di căn gan: Ung thư vú có tỷ lệ cao di căn qua gan, nguyên nhân là do tế bào ung thư di chuyển qua đường máu tới gan và bị “mắc kẹt” tại đây rồi hình thành khối u. Từ đó chèn ép các phần gan lành không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn là suy giảm chức năng gan.
  • Di căn não: Ung thư vú di căn não chiếm 18% trong tổng số các trường hợp di căn. Khối u hình thành tại vị trí giữa vùng chất xám và chất trắng của não, các xoang hoặc các mạch máu.  
  • Các cơ quan khác: Ngoài ra những tế bào ác tính tại vú còn có thể di căn tới nhiều cơ quan khác trên khắp cơ thể.

3. Triệu chứng ung thư vú di căn

Dấu hiệu ung thư vú di căn khá phức tạp, khác nhau ở mỗi người, trong đó có một triệu chứng chung thường gặp như:

  • Khối u lớn ở vú, nách hoặc nhiều vị trí khác trên cơ thể
  • Sốt cao
  • Đau tức vùng vú, núm vú chảy dịch, có thể dính máu
  • Núm vú một bên bị thụt vào, hình dạng vú biến đổi bất thường

Ngoài ra, các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí khối u di căn tới, cụ thể:

  • Dấu hiệu ung thư vú di căn hạch: Hạch bạch huyết sưng to, sờ thấy cứng, ấn có thể đau hoặc không.
  • Dấu hiệu ung thư vú di căn xương: Đau nhức, tê bì chân tay liên tục và không rõ lý do; dễ gãy xương; mất khả năng vận động; cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chán ăn, thường xuyên khát nước; hàm lượng canxi trong máu tăng cao.
Tế bào ung thư vú di căn tới xương gây ra các triệu chứng đau nhức xương, thậm chí gãy xương
Tế bào ung thư vú di căn tới xương gây ra các triệu chứng đau nhức xương, thậm chí gãy xương
  • Dấu hiệu ung thư vú di căn phổi: Khó thở, đau, tức ngực, ho liên tục, ho ra máu, tràn dịch màng phổi, chán ăn, ăn không ngon, mất vị giác, đau nhức toàn thân, thường xuyên mệt mỏi,…
  • Dấu hiệu ung thư vú di căn gan: Đau bụng, đặc biệt là vị trí bụng trên, gan to, lách to, ngứa da, vàng da, nước tiểu sẫm màu, buồn nôn, ăn không ngon, tràn dịch màng bụng, chướng bụng,…
  • Dấu hiệu ung thư vú di căn não: Người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, đau đầu thường xuyên, dữ dội, suy giảm thị lực, thay đổi giọng nói, mất thăng bằng, liệt người hoặc mất cảm giác, buồn nôn, nôn kéo dài,…

Xem thêm: Ung thư vú giai đoạn cuối sống được bao lâu? 

4. Chẩn đoán ung thư vú di căn

Sau khi thăm khám, nếu thấy bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ ung thư vú di căn, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu (bao gồm cả xác định chất chỉ điểm khối u ở một số bệnh nhân)
  • Siêu âm vú và nhũ ảnh nhằm xác định tính chất của khối u ở vú cũng như hạch nách
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) toàn thân hoặc một phần của cơ thể như não, cổ, bụng, ngực,…
  • Chụp PET – CT
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) của vú, não hoặc cột sống
  • Xạ hình xương toàn cơ thể, có thể kết hợp thêm chụp X – quang tại các vị trí nghi ngờ có di căn
  • Nội soi phế quản: Được chỉ định khi người bệnh có các triệu chứng ho liên tục, khó thở. Nội soi phế quản nằm loại trừ các tổn thương nguyên phát tại khí – phế quản và đánh giá tình trạng đường thở có bị tắc nghẽn không.
  • Sinh thiết bộ phận có nghi ngờ di căn: Xét nghiệm tế bào học xác định tế bào ung thư và các xét nghiệm sinh học của khối u nhằm chẩn đoán, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Nội soi phế quản
Nội soi phế quản

5. Điều trị ung thư vú di căn

Điều trị ung thư vú giai đoạn di căn đúng hướng và kịp thời có thể giảm thiểu đau đớn và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Hiện nay cùng với tiến bộ của y học nhiều phương pháp được áp dụng, bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp dựa vào mức độ bệnh lý của từng trường hợp.

5.1. Nguyên tắc điều trị ung thư vú di căn

Ung thư vú di căn có chữa được không và nguyên tắc điều trị là gì? Giai đoạn này các tế bào ung thư đã lan tới nhiều vị trí khác trên khắp cơ thể, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. 

Mục đích điều trị chính lúc này là điều trị giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Trong trường hợp đáp ứng tốt với điều trị, có thể làm giảm kích thước khối u hoặc làm chậm sự phát triển của chúng.

Phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định dựa trên nhiều yếu tố như thể trạng, mong muốn điều trị của người bệnh và gia đình,… Trong đó, ý kiến của bệnh nhân đóng vai trò tiên quyết, vì vậy bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ về mong muốn của mình trước khi tiếp nhận điều trị ung thư vú di căn.

Xem thêm: Tổng Quan: 8 Điều Chị Em Nên Biết Về Ung Thư Vú

5.2. Các phương pháp điều trị ung thư vú

Tùy vào mục đích điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể:

  • Điều trị toàn thân: Các phương pháp có tác dụng toàn thân được sử dụng trong ung thư vú bao gồm hóa trị, liệu pháp nội tiết, liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm trúng đích. Chúng có thể được áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp cùng với nhau.
Hóa trị là phương pháp chính được sử dụng để điều trị ung thư vú di căn
Hóa trị là phương pháp chính được sử dụng để điều trị ung thư vú di căn
  • Điều trị tại chỗ: Hai phương pháp điều trị tại chỗ được áp dụng là phẫu thuật và/hoặc xạ trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng. Ví dụ như xạ trị hoặc phẫu thuật vú để giảm kích thước khối u tại chỗ, xạ trị giảm đau, xạ trị di căn não,…
  • Điều trị triệu chứng: Các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giảm stress hay các thuốc làm chậm hủy xương do di căn xương như Pamidronate, Biphosphonat,… nhằm giảm nhẹ các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

6. Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư vú di căn

“Ung thư vú di căn sống được bao lâu?” là câu hỏi được nhiều người bệnh và gia đình thắc mắc nhất. Di căn tức là ung thư vú đã bước sang giai đoạn 4, khối u lúc này đã xâm lấn tới các bộ phận khác ở xa trên cơ thể. Tiên lượng sống sau 5 năm của người bệnh ung thư vú di căn chỉ còn 20%.

Tuy nhiên tỷ lệ này còn có thể thay đổi ở mỗi bệnh nhân phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, vị trí khối u di căn tới, mức độ đáp ứng điều trị,… Do đó, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

7. Chăm sóc bệnh nhân ung thư vú di căn

Một số lưu ý dành cho bệnh nhân cũng như người chăm sóc bệnh nhân ung thư vú di căn cần chú trọng như:

  • Đi dạo, tham gia các hoạt động ngoài trời: Ở giai đoạn này, người bệnh có thể lo lắng, sợ sệt và khó đối diện với cuộc sống hàng ngày. Do đó nên để người bệnh đi dạo và tham gia những hoạt động nhẹ nhàng ngoài trời để cải thiện tâm lý.
Người bệnh nên đi dạo, tham gia hoạt động ngoài trời nhẹ nhàng
Người bệnh nên đi dạo, tham gia hoạt động ngoài trời nhẹ nhàng
  • Điều chỉnh sinh hoạt phù hợp: Điều này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Nên loại bỏ các hoạt động quá sức trong ngày, người thân nên trợ giúp bệnh nhân những hoạt động này.
  • Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Kibou Fucoidan vàng 3 thành phần. Đây là sản phẩm kết hợp giữa Fucoidan, nghệ đen Okinawa và nấm Agaricus. Cả 3 thành phần này đều đã được nghiên cứu và chứng minh về hiệu quả trong hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là khi kết hợp cùng nhau.

Ung thư vú di căn là giai đoạn muộn, việc điều trị lúc này nhằm giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Tuy nhiên không phải là không còn hy vọng, do đó cần giữ tinh thần lạc quan để chiến đấu với căn bệnh này. Để tìm hiểu thêm, bạn có thể liên hệ ngay với các Chuyên gia qua hotline 18006527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận