Nên xạ trị ung thư vú sau phẫu thuật không?

 16 lượt xem

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, với nguy cơ tái phát cao sau phẫu thuật. Để giảm thiểu nguy cơ này, xạ trị ung thư vú được xem là một phương pháp điều trị quan trọng, giúp tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại và ngăn chặn tái phát. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần xạ trị. Vậy có nên thực hiện xạ trị ung thư vú sau phẫu thuật không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Xạ trị ung thư vú là gì

Xạ trị ung thư vú là phương pháp sử dụng tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, giúp giảm nguy cơ tái phát. Hiện nay, có hai phương pháp chính được áp dụng trong điều trị ung thư vú: xạ trị ngoài và xạ trị áp sát

Nên xạ trị ung thư vú sau phẫu thuật không
Nên xạ trị ung thư vú sau phẫu thuật không
  • Xạ trị ngoài: Sử dụng máy xạ trị để phát tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể vào vùng mô vú bị ảnh hưởng. Đây là phương pháp phổ biến, ít xâm lấn và thường được áp dụng sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây một số tác dụng phụ như đỏ da, mệt mỏi và ảnh hưởng đến mô lành xung quanh.
  • Xạ trị áp sát: Đưa trực tiếp nguồn phóng xạ vào mô vú, giúp tập trung tia xạ vào vùng tổn thương mà không làm ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan khác. Phương pháp này giúp giảm số lần xạ trị nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao và không phải bệnh nhân nào cũng phù hợp.

Quy trình xạ trị ung thư vú

Xạ trị ung thư vú là một phương pháp điều trị quan trọng giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, giảm nguy cơ tái phát và hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Quy trình này bao gồm ba giai sau đây

Giai đoạn chuẩn bị trước xạ trị ung thư vú

Trước khi bắt đầu xạ trị ung thư vú, bệnh nhân sẽ được bác sĩ đánh giá tổng quát để xác định phác đồ điều trị phù hợp. Quá trình chuẩn bị này bao gồm:

  • Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ xạ trị sẽ kiểm tra hồ sơ bệnh án, khám sức khỏe và trao đổi với bệnh nhân về lợi ích cũng như tác dụng phụ có thể gặp phải khi xạ trị.
  • Lập kế hoạch xạ trị: Người bệnh sẽ trải qua một buổi chụp CT mô phỏng để xác định chính xác vùng cần điều trị, giúp bác sĩ lập bản đồ chi tiết vị trí khối u và các mô lành xung quanh.
  • Đánh dấu vị trí xạ trị: Bác sĩ có thể sử dụng mực bán vĩnh viễn hoặc xăm một chấm nhỏ trên da để xác định vị trí cần điều trị. Điều này giúp đảm bảo tia xạ được chiếu đúng khu vực trong suốt quá trình điều trị.
  • Hướng dẫn tư thế: Bệnh nhân sẽ được đặt vào một tư thế cố định phù hợp để đảm bảo tia bức xạ nhắm chính xác vào khối u mà không ảnh hưởng đến các mô lành. Các dụng cụ hỗ trợ như miếng đệm có thể được sử dụng để giữ bệnh nhân ở đúng tư thế.

Giai đoạn thực hiện xạ trị ung thư vú

Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một trong hai phương pháp xạ trị ung thư vú:

Tùy vào tình trạng bệnh để sử dụng phương pháp phù hợp
Tùy vào tình trạng bệnh để sử dụng phương pháp phù hợp

Xạ trị ngoài

  • Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn vào phòng xạ trị và thay đồ theo quy định.
  • Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ giúp bệnh nhân nằm đúng tư thế và kiểm tra lại các điểm đánh dấu trước khi bắt đầu điều trị.
  • Máy xạ trị sẽ phát tia bức xạ vào vùng điều trị. Trong quá trình này, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau, nhưng cần giữ yên cơ thể để tia xạ được chiếu chính xác.

Mỗi lần điều trị thường kéo dài chỉ vài phút. Bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ theo dõi bệnh nhân từ phòng điều khiển qua hệ thống camera và có thể giao tiếp qua micro nếu cần.Sau khi hoàn thành, bệnh nhân có thể về nhà ngay và tiếp tục các sinh hoạt hàng ngày.

Xạ trị áp sát (xạ trị trong)

Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một thiết bị chứa chất phóng xạ vào khu vực mô vú nơi khối u đã được loại bỏ. Thiết bị này có thể được cấy ghép trong quá trình phẫu thuật hoặc qua một thủ thuật riêng biệt sau phẫu thuật.

  • Phóng xạ sẽ được truyền trực tiếp vào vùng mô bị ảnh hưởng, giúp tiêu diệt tế bào ung thư mà không tác động nhiều đến các mô khỏe mạnh xung quanh.
  • Thời gian giữ thiết bị trong cơ thể có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày, tùy theo phác đồ điều trị.

Giai đoạn theo dõi sau xạ trị ung thư vú

Sau khi hoàn thành xạ trị ung thư vú, bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc để giảm tác dụng phụ. Giai đoạn này bao gồm:

Theo dõi quá trình sau xạ trị
Theo dõi quá trình sau xạ trị
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể: Một số bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ như mệt mỏi, kích ứng da hoặc đau nhức vùng điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách giảm nhẹ các triệu chứng này.
  • Chăm sóc da sau xạ trị: Người bệnh nên tránh ánh nắng trực tiếp, không sử dụng xà phòng hoặc hóa chất mạnh trên vùng da đã xạ trị để hạn chế kích ứng.
  • Tái khám định kỳ: Sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện sớm nguy cơ tái phát.

Tác dụng khi xạ trị ung thư vú sau phẫu thuật

Xạ trị ung thư vú là phương pháp giúp tiêu diệt tế bào ung thư nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, chia thành hai nhóm chính: tác dụng phụ sớm và tác dụng phụ muộn.

Tác dụng phụ sớm

Các tác dụng phụ này xuất hiện trong quá trình xạ trị ung thư vú, thường bắt đầu ngay từ những buổi điều trị đầu tiên và có thể trở nên rõ rệt hơn sau 2-3 tuần. Một số tác dụng phổ biến gồm:

  • Viêm da xạ trị: Da vùng xạ trị có thể bị đỏ, bong tróc, ngứa, khô hoặc phồng rộp.
  • Mệt mỏi: Người bệnh có thể cảm thấy kiệt sức, uể oải, giảm khả năng tập trung.
  • Buồn nôn, ăn uống kém: Một số bệnh nhân có cảm giác chán ăn, buồn nôn, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Viêm phổi: Xạ trị vùng ngực có thể gây viêm phổi nhẹ, dẫn đến ho, khó thở.
Sau quá trình xạ trị sẽ gây nên tác dụng phụ
Sau quá trình xạ trị sẽ gây nên tác dụng phụ

Tác dụng phụ muộn

Những tác dụng phụ này có thể xuất hiện sau 3 tháng hoặc lâu hơn kể từ khi kết thúc xạ trị ung thư vú, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe:

  • Viêm phổi kẽ: Gây ho khan, khó thở, ảnh hưởng đến chức năng phổi.
  • Tổn thương tim: Một số bệnh nhân có thể gặp vấn đề về tim nếu vùng xạ trị gần tim.
  • Viêm quanh khớp vai, xơ hóa mô: Khiến vùng vai và ngực bị cứng, hạn chế vận động.
  • Tổn thương thần kinh: Có thể gây đau, tê bì hoặc yếu cơ.
  • Phù bạch huyết: Tay hoặc ngực bị sưng do hệ thống bạch huyết bị ảnh hưởng.

Mặc dù có thể gặp tác dụng phụ, nhưng bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích của xạ trị so với rủi ro để đảm bảo điều trị an toàn và hiệu quả.

Nên xạ trị ung thư vú sau phẫu thuật không?

Sau phẫu thuật, xạ trị ung thư vú thường được khuyến nghị để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại, giảm nguy cơ tái phát. Nếu bệnh nhân thực hiện phẫu thuật bảo tồn vú, xạ trị gần như bắt buộc để đảm bảo hiệu quả điều trị. Với trường hợp cắt bỏ toàn bộ vú, bác sĩ sẽ xem xét yếu tố như di căn hạch bạch huyết, kích thước khối u lớn hoặc rìa cắt còn tế bào ung thư. Tùy tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương án **xạ trị ung thư vú** phù hợp nhằm tối ưu hiệu quả điều trị.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú sau xạ trị

Sau xạ trị ung thư vú, cơ thể người bệnh cần nhiều dưỡng chất để phục hồi, giảm mệt mỏi và hạn chế tác dụng phụ. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp nâng cao sức khỏe và tăng hiệu quả điều trị.

Tăng cường bổ sung dinh dưỡng
Tăng cường bổ sung dinh dưỡng

Thực phẩm nên bổ sung

  • Thực phẩm giàu protein: Giúp tái tạo mô và phục hồi cơ thể, bao gồm thịt nạc, cá, trứng, sữa chua, đậu nành.
  • Rau xanh và trái cây: Cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là rau họ cải như bông cải xanh, cải bó xôi, và trái cây giàu vitamin C (cam, dâu, kiwi).
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Khoai lang, yến mạch, gạo lứt giúp tiêu hóa tốt hơn, hạn chế táo bón.
  • Chất béo lành mạnh: Omega-3 từ cá hồi, dầu ô liu giúp giảm viêm và tăng cường miễn dịch.

Thực phẩm cần hạn chế

  • Thực phẩm chế biến sẵn:  Đồ hộp, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ vì có thể gây viêm nhiễm và ảnh hưởng tiêu hóa.
  • Đồ uống có:  Cồn, cà phê, nước ngọt có ga vì có thể làm tăng tác dụng phụ của xạ trị.
  • Thực phẩm có vị: Cay, mặn, quá chua vì có thể gây kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày.

Lưu ý:

  • Chia nhỏ bữa ăn để dễ tiêu hóa.
  • Uống đủ nước (1,5 – 2 lít/ngày) để thải độc tố.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp vận động nhẹ nhàng để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Kibou Fucoidan phục hồi sau xạ trị ung thư vú

Sau xạ trị ung thư vú , bệnh nhân thường gặp các tác dụng phụ như mệt mỏi, viêm da, suy giảm miễn dịch, chán ăn và rối loạn tiêu hóa. Để hỗ trợ quá trình phục hồi, Kibou Fucoidan giúp tăng cường miễn dịch, hạn chế tác dụng phụ và bảo vệ tế bào lành. Fucoidan còn kích thích quá trình apoptosis (tự chết của tế bào ung thư), ngăn chặn sự phát triển và di căn của khối u, đồng thời giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Việc sử dụng Kibou Fucoidan đúng cách giúp bệnh nhân hạn chế viêm loét niêm mạc, giảm tình trạng nôn ói, tiêu chảy, táo bón và khô miệng. Ngoài ra, hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể. Nhờ vậy, bệnh nhân có thể duy trì thể trạng tốt hơn trong quá trình điều trị.

Liều dùng khuyến nghị của Kibou Fucoidan là 3000 – 6000mg/ngày, chia 3 – 4 lần để đạt hiệu quả tối ưu. Bệnh nhân nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vận động nhẹ nhàng và giữ tinh thần lạc quan để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng.

Trên đây là các thông tin về xạ trị ung thư vú, có nên xạ trị ung thư vú sau phẫu thuật không? Cô bác có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ ngay tổng đài miễn cước: 18006527 để được chuyên gia tư vấn chuyên sâu nhất!

Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận