Cách điều trị và chăm sóc ung thư dạ dày giai đoạn cuối

 90 lượt xem

Hầu hết bệnh nhân ung thư dạ dày khi nhận được chẩn đoán bệnh đã tiến vào giai đoạn cuối đều có cảm giác sợ hãi, tuyệt vọng bởi đó không khác gì “bản án tử” dành cho họ. Với sự phát triển của y học hiện nay, liệu có cách nào giúp kiểm soát bệnh, nâng cao khả năng sống sót cho người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết đây để tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Tìm hiểu về ung thư dạ dày giai đoạn cuối

1. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì?

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là tình trạng tế bào ung thư dạ dày phát triển mất kiểm soát và di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể. Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân. 

K dạ dày giai đoạn cuối được chia làm 2 giai đoạn tiến triển:

  • Giai đoạn IVA: Khối u ác tính xâm lấn qua thành dạ dày để vào các mô hay cơ quan lân cận nhưng vẫn chưa di căn tới các cơ quan ở xa trong cơ thể. 
  • Giai đoạn IVB: Ung thư dạ dày di căn tới các cơ quan ở xa như gan, phổi, lá lách, não, hạch bạch huyết ở xa,… 

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có lây không?

Đáp án cho câu hỏi “ung thư dạ dày giai đoạn cuối có lây không?” là KHÔNG! Ung thư dạ dày nói riêng và các bệnh lý ung thư khác đều không có khả năng lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc, giao tiếp hàng ngày. 

Sở dĩ trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày thì các thành viên khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh là do ung thư dạ dày có tính di truyền. Ngoài ra, nguyên nhân ung thư dạ dày có thể tới từ lối sống, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh,… 

2. Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Bước sang giai đoạn cuối, các biểu hiện của bệnh trở lên rõ nét và dễ dàng nhận biết hơn rất nhiều so với ung thư dạ dày giai đoạn đầuung thư dạ dày giai đoạn 2

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối bao gồm biểu hiện tại dạ dày và cơ quan mà ung thư di căn tới:

  • Đau vùng thượng vị: Các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều và dữ dội do khối u ác tính có kích thước lớn chèn ép vào dây thần kinh. 
  • Sờ thấy khối u ở bụng: Ở giai đoạn cuối, khối u phát triển mạnh mẽ về kích thước, bệnh nhân có thể dễ dàng sờ thấy cục ở bụng trên.
  • Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân đen hay phân dính máu
  • Đầy bụng khó tiêu, buồn nôn và nôn: Nguyên nhân là do khối u chèn ép dạ dày gây cản trở việc hấp thu và tiêu hóa thức ăn. Người bệnh thường có biểu hiện đầy bụng, buồn nôn, nôn thậm chí là nôn ra máu do khối u dạ dày bị vỡ. 
  • Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, thiếu máu, chán ăn.
  • Nếu ung thư dạ dày di căn phổi sẽ gây ra các triệu chứng như ho kéo dài, khó thở, đau tức ngực
  • Nếu ung thư dạ dày di căn gan: Bệnh nhân sẽ có thêm biểu hiện đau tức hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt,…
  • Ung thư dạ dày di căn não gây ra các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, yếu chi,…
  • Nếu ung thư dạ dày di căn xương: gây đau nhức xương, thậm chí gãy xương
  • Nếu ung thư dạ dày di căn hạch sẽ gây ra các triệu chứng: sưng hạch bạch huyết, khó nuốt,… 
Người bệnh K dạ dày giai đoạn cuối thường xuất hiện cơ đau dữ dội vùng thượng vị
Người bệnh K dạ dày giai đoạn cuối thường xuất hiện cơ đau dữ dội vùng thượng vị

3. Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã lây lan tới các cơ quan trong cơ thể và gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, mục tiêu điều trị ở giai đoạn này là kiểm soát bệnh, giảm nhẹ triệu chứng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. 

Chỉ định phương pháp điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe người bệnh, kích thước khối u và mức độ di căn. 

3.1. Hóa trị ung thư dạ dày

Hóa trị là liệu pháp toàn thân thường được ưu tiên chỉ định điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối để kiểm soát sự lây lan của tế bào ung thư, giảm nhẹ triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. 

Phác đồ hóa trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường kết hợp 2 hoặc 3 loại thuốc như:

  • Phác đồ ECX: Epirubicin, cisplatin và capecitabine 
  • Phác độ EOX: Epirubicin, oxaliplatin và capecitabine
  • Phác đồ ECF: Epirubicin, cisplatin, fluorouracil
  • Phác đồ XP: Cisplatin và capecitabine
  • Phác đồ FLOT: Fluorouracil, axit folinic, oxaliplatin và docetaxel

Đôi khi, hóa trị còn được kết hợp với liệu pháp nhắm trúng đích để tăng hiệu quả điều trị

3.2. Xạ trị ung thư dạ dày

Xạ trị thường được chỉ định với mục đích thu nhỏ kích thước khối u để cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân như cầm máu, giảm đau, cải thiện tình trạng tắc nghẽn dạ dày hay tình trạng khó nuốt,…

Bác sĩ có thể chỉ định xạ trị đơn độc hay kết hợp với hóa trị.

3.3. Phẫu thuật ung thư dạ dày

Nếu như ở giai đoạn sớm, phẫu thuật đóng vai trò là phương pháp chính giúp loại bỏ hết khối u ra khỏi cơ thể thì ở giai đoạn cuối, phẫu thuật chỉ được sử dụng để khắc phục các triệu chứng. 

Phẫu thuật giúp giải quyết tình trạng tắc nghẽn dạ dày, cải thiện khả năng nuốt cho người bệnh khi kích thước khối u quá lớn gây ra, bao gồm các loại phẫu thuật sau:

  • Cắt bỏ một phần dạ dày có chứa khối u hay toàn bộ dạ dày để giảm sự tắc nghẽn
  • Đặt stent nếu khối u chặn phần tâm vị để giúp người bệnh dễ nuốt hơn
  • Phẫu thuật bắc cầu 
Phẫu thuật ung thư dạ dày
Phẫu thuật ung thư dạ dày

3.4. Liệu pháp nhắm trúng đích

Ngoài các thuốc hóa trị, một số loại thuốc nhắm trúng đích có thể được chỉ định để chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối như:

  • Trastuzumab: Được chỉ định trong trường hợp K dạ dày giai đoạn cuối có HER2 dương tính, giúp kiểm soát sự tăng trưởng và lây lan của tế bào ung thư
  • Ramucirumab nhắm vào các tế bào ung thư có thụ thể VEGFR2, nhờ đó ức chế sự hình thành các mạch máu nuôi khối u, ngăn chặn sự phát triển và di căn của ung thư.  

3.5. Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là phương pháp dùng thuốc kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại ung thư. 

Trường hợp bệnh nhân K dạ dày giai đoạn cuối không đáp ứng với phác đồ hóa trị trước đó thì thuốc miễn dịch Pembrolizumab có thể được cân nhắc chỉ định. 

Ngoài các phương pháp điều trị chính thống ở trên, nhiều bệnh nhân còn tìm tới các bài thuốc nam trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối với hi vọng mong manh là chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

4. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có chết không hay ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu là thắc mắc và lo lắng của các bệnh nhân khi được chẩn đoán ung thư đã di căn. 

Thống kê của Viện Ung thư Quốc gia Hoa kỳ (NCI) cho thấy, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối chỉ còn khoảng 4%. Tuy nhiên, thời gian sống sót của người bệnh có thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, khả năng đáp ứng với điều trị,… 

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối rất xấu
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối rất xấu

5. Chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối không thể chữa khỏi được. Mục tiêu hàng đầu được đặt ra ở giai đoạn này là chăm sóc người bệnh về mọi phương diện để tạo sự thoải mái, dễ chịu, đồng thời góp phần kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. 

5.1. Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng 

Bước vào giai đoạn cuối, người bệnh thường xuyên phải chịu đựng những cơ đau đớn dữ dội do khối u lớn gây ra. Do đó, cần có biện pháp kiểm soát, giảm nhẹ triệu chứng đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau cho bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ
  • Nếu bệnh nhân khó thở, có đờm nhiều thì cần đặt người bệnh nằm ngửa, kê gối nâng cao đầu để dễ thở hơn
  • Nếu bệnh nhân có nôn hay ho ra máu thì thông báo cho bác sĩ để chỉ định thuốc cầm máu. 
  • Bệnh nhân bị ho nhiều khiến cảm giác đau tăng lên thì hướng dẫn người bệnh đặt tay ôm ngực khi ho để giảm đau.
  • Có phương án giữ ấm cho người bệnh nếu bị hạ nhiệt độ cơ thể 
  • Sử dụng thuốc chống nôn nếu bệnh nhân nôn nhiều

5.2. Chăm sóc về dinh dưỡng

Chán ăn, tiêu hóa kém, đau đớn khi nuốt là tình trạng chung của bệnh nhân K dạ dày giai đoạn cuối. Nếu không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thì người bệnh rất nhanh sẽ tử vong do suy kiệt cơ thể. 

Vì vậy, người nhà cần đặc biệt lưu ý tới chế độ ăn uống của người bệnh:\

  • Ưu tiên lựa chọn những thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa cho bệnh nhân. 
  • Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bệnh nhân ăn được nhiều hơn 
  • Không nên bổ sung nhiều protein trong thực đơn cho bệnh nhân mà nên lựa chọn những loại thực phẩm có hàm lượng đường tự nhiên để duy trì năng lượng cho người bệnh
  • Bổ sung đủ nước cho bệnh nhân
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây cho bệnh nhân
  • Đa dạng món ăn để kích thích vị giác người bệnh. Chú ý kiêng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,… 
Ưu tiên lựa chọn những thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa cho bệnh nhân
Ưu tiên lựa chọn những thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa cho bệnh nhân

5.3. Chăm sóc về tinh thần

Nhiều bệnh nhân k dạ dày giai đoạn cuối rơi vào trạng thái tuyệt vọng, bi quan, không dám đối mặt với sự thật bản thân mắc phải bệnh hiểm nghèo. 

Những cảm xúc tiêu cực này khiến tình trạng bệnh trở lên trầm trọng hơn. 

Do đó, giải tỏa tâm lý, áp lực cho người bệnh là hết sức quan trọng. 

Người thân và bạn bè cần luôn ở bên cạnh chăm sóc, an ủi bệnh nhân. Hãy khuyến khích người bệnh làm những điều họ muốn hay giúp đỡ mỗi khi họ cần. 

Tùy vào tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể thư giãn bằng cách thực hiện các bài tập yoga cho bệnh nhân ung thư hay ngồi thiền,… 

Trong một số trường hợp cần thực hiện điều trị tâm lý cho bệnh nhân ung thư kịp thời để tránh người bệnh bị trầm cảm khiến việc chăm sóc và điều trị trở lên khó khăn hơn. 

Cùng với các biện pháp trên, để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, giúp người bệnh chống chọi với bệnh tốt hơn, người nhà có thể tham khảo bổ sung sản phẩm Kibou Fucoidan cho bệnh nhân. Với sự kết hợp tuyệt vời của bộ 3 thành phần quý: Fucoidan từ tảo nâu – Nấm Agaricus – Nghệ đen Okiwana, Kibou Fucoidan là giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối. 

Xem thêm: Vì sao nên dùng Kibou Fucoidan ngăn ngừa di căn?

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là thời điểm vô cùng khó khăn với người bệnh. Họ phải chịu đựng nỗi đau đớn từ cả thể xác lần tinh thần. Vì vậy, người nhà cần luôn ở bên cạnh chăm sóc, động viên để bệnh nhân có động lực chống chọi lại với bệnh. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bệnh ung thư dạ dày và sản phẩm Kibou Fucoidan, liên hệ ngay với Chuyên gia qua Hotline 18006527 để được tư vấn chi tiết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận