Chuyên gia tiết lộ: Ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì?

 146 lượt xem

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng của người bệnh ung thư cổ tử cung. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ và hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy, người bệnh ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này!

Người bệnh ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Người bệnh ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng ăn gì?

1. Người bệnh ung thư cổ tử cung nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư cổ tử cung cần ưu tiên bổ sung những thực phẩm sau đây: 

1.1. Rau củ và trái cây

Rau củ quả và trái cây là những nguồn cung cấp chất xơ, Vitamin và khoáng chất dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phục hồi sức khoẻ sau quá trình điều trị bằng hoá trị, xạ trị. 

Vì vậy, người bệnh ung thư cổ tử cung nên tích cực bổ sung các loại rau củ và trái cây tươi ngon như cà chua, cà rốt, bông cải xanh, cải thìa,… vào thực đơn hàng ngày.

Người bệnh ung thư cổ tử cung nên tích cực bổ sung rau quả và trái cây vào thực đơn hàng ngày
Người bệnh ung thư cổ tử cung nên tích cực bổ sung rau quả và trái cây vào thực đơn hàng ngày

1.2. Thực phẩm giàu protein

Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như trứng, cá, phô mai tươi, các loại đậu, thịt trắng,… vào các bữa ăn hàng ngày là vô cùng cần thiết. Nhờ cung cấp đầy đủ các loại acid amin thiết yếu, thực phẩm giàu protein giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ sửa chữa tổn thương tế bào, phục hồi sức khỏe và gia tăng năng lượng cho cơ thể bệnh nhân sau khi trải qua quá trình điều trị.

Thực phẩm giàu protein cung cấp các loại acid amin thiết yếu, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ sửa chữa tổn thương tế bào, phục hồi sức khỏe cho người bệnh
Thực phẩm giàu protein cung cấp các loại acid amin thiết yếu, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ sửa chữa tổn thương tế bào, phục hồi sức khỏe cho người bệnh

1.3. Ngũ cốc nguyên hạt

Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, lúa mạch,… vào thực đơn là lựa chọn dinh dưỡng thiết yếu cho người bệnh ung thư cổ tử cung. 

Nhờ giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, từ đó góp phần cải thiện sức khỏe và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Người bệnh nên thường xuyên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, các loại đậu,...
Người bệnh nên thường xuyên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, các loại đậu,… Người bệnh nên thường xuyên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, các loại đậu,…

1.4. Thực phẩm giàu omega 3

Omega-3 là acid béo không no hay còn được gọi là chất béo lành mạnh. Dưỡng chất này có khả năng hỗ trợ làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Do vậy, việc bổ sung axit béo omega-3 thông qua các thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá thu, quả óc chó, hạt chia,… là điều cần thiết cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung.

Omega 3 có khả năng hỗ trợ làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư
Omega 3 có khả năng hỗ trợ làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư

1.5. Thực phẩm giàu Vitamin A

Vitamin A đóng vai trò thiết yếu trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus gây hại. 

Các loại rau củ quả có màu vàng hoặc đỏ như cà rốt, bí ngô, cà chua,… là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. Việc thường xuyên sử dụng những thực phẩm này sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân.

Vitamin A đóng vai trò thiết yếu trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus gây hại. 
Vitamin A đóng vai trò thiết yếu trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus gây hại.

1.6. Thực phẩm giàu Kẽm và Selen

Kẽm và selen là hai khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giảm thiểu sự lây lan của khối u và hỗ trợ quá trình điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả.

Kẽm và Selen có nhiều trong các loại thực phẩm như rong biển, vừng, lạc,… mà người bệnh ung thư cổ tử cung có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình

Kẽm và Selen giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giảm thiểu sự lây lan của khối u và hỗ trợ quá trình điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả.
Kẽm và Selen giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giảm thiểu sự lây lan của khối u và hỗ trợ quá trình điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả.

1.7. Sữa 

Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung.

Trong sữa chứa tỷ lệ đạm, đường, béo hợp lý cùng các vitamin A, nhóm B, C, D, K, khoáng chất canxi, sắt, đồng, magie, kali,… thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là khi cơ thể suy nhược vì ung thư.

Bên cạnh đó, protein trong sữa giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, liền vết thương, chống nhiễm trùng trong và sau khi điều trị. Đồng thời, protein còn hỗ trợ tái tạo khối nạc, khối cơ bị mất đi do quá trình dị hóa, đồng thời kích thích cảm giác ngon miệng cho người bệnh bị chán ăn.

Xem thêm: Bật mí: 14 loại thực phẩm chống ung thư cổ tử cung

Sữa có giá trị dinh dưỡng cao và dễ tiêu hoá nên rất tốt cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung để bổ sung dinh dưỡng
Sữa có giá trị dinh dưỡng cao và dễ tiêu hoá nên rất tốt cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung để bổ sung dinh dưỡng

2. Người bệnh ung thư cổ tử cung kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên thường xuyên bổ sung ở trên, người bệnh ung thư cổ tử cung cũng cần lưu ý hạn chế hoặc tránh xa những thực phẩm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị và sức khỏe. Vậy, người bệnh ung thư cổ tử cung không nên ăn gì? 

2.1. Thịt đỏ

Thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,… là nguồn cung cấp protein dồi dào. Tuy nhiên, loại thực phẩm này lại được khuyến cáo hạn chế cho phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung vì những lý do sau:

  • Protein trong thịt đỏ có cấu trúc phức tạp, đòi hỏi nhiều enzyme để phân hủy, gây áp lực cho hệ tiêu hóa vốn đã suy yếu của người bệnh.
  • Thịt đỏ có tính axit cao, ảnh hưởng đến độ pH trong cơ thể, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tế bào ung thư.

Do đó, việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ khi cơ thể đang bị bệnh có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, tích tụ dinh dưỡng dư thừa, tạo môi trường độc hại, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cần kiêng hoàn toàn loại thực phẩm này. Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu khuyến cáo, chỉ nên ăn tối đa 500g thịt đỏ/tuần.

Người bệnh không nên ăn quá 500g thịt đỏ mỗi tuần
Người bệnh không nên ăn quá 500g thịt đỏ mỗi tuần

2.2. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ như thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh,… thường có chứa nhiều chất béo bão hoà có thể làm tăng mức cholesterol trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và cản trở quá trình điều trị ung thư. 

Hơn nữa, chất béo không lành mạnh này còn rất khó tiêu hoá, dễ dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. 

Vì vậy, người bệnh ung thư cổ tử cung nên tránh tiêu thụ những thực phẩm này. 

Thức ăn chiên rán thường gây khó tiêu, đầy bụng, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng
Thức ăn chiên rán thường gây khó tiêu, đầy bụng, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng

2.3. Rượu bia, các chất kích thích

Thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích là những tác nhân gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với người mắc ung thư cổ tử cung. 

Trong thuốc lá có chứa tới hơn 7000 chất hóa học độc hại, trong đó nhiều chất có khả năng gây ung thư. 

Còn rượu bia, đồ uống có cồn là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan. Khi chức năng gan bị suy giảm sẽ ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể, từ đó làm giảm hiệu quả điều trị ung thư. 

Ngoài ra, rượu bia, các chất kích thích còn gây suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại khác.  

Rượu bia gây suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại khác. 
Rượu bia gây suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại khác.

2.4. Thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp tuy tiện lợi, dễ sử dụng nhưng lại rất nghèo dinh dưỡng và chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia độc hại. Nếu sử dụng kéo dài có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. 

Thêm vào đó, hàm lượng chất béo bão hoà và natri cao trong nhóm thực phẩm này có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hoá, gây đầy bụng, khó tiêu,… ảnh hưởng tới việc hấp thu dinh dưỡng. 

Do đó, người bệnh ung thư cổ tử cung không nên tiêu thụ đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp. Thay vào đó, ưu tiên chế biến thức ăn tại nhà từ nguyên liệu tươi sống để đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng. 

Thực phẩm đóng hộp tuy tiện lợi, dễ sử dụng nhưng lại rất nghèo dinh dưỡng và chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia độc hại
Thực phẩm đóng hộp tuy tiện lợi, dễ sử dụng nhưng lại rất nghèo dinh dưỡng và chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia độc hại

2.5. Thức ăn cay nóng

Thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, trào ngược axit, đầy bụng, khó tiêu,… ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, tiêu thụ thực phẩm cay nóng có thể kích thích niêm mạc tử cung và các vị trí tổn thương do ung thư khiến tình trạng viêm nhiễm, đau rát trở nên trầm trọng hơn. 

Thức ăn cay nóng có thể kích thích niêm mạc tử cung và các vị trí tổn thương do ung thư khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Thức ăn cay nóng có thể kích thích niêm mạc tử cung và các vị trí tổn thương do ung thư khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

2.6. Thực phẩm muối lên men

Thực phẩm muối lên men như cà muối, dưa muối là món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị chua cay, mặn ngọt kích thích vị giác. Tuy nhiên, trong cà muối, dưa muối lại chứa nhiều nitrit có thể chuyển hóa thành nitrosamine – chất gây ung thư.

Bên cạnh đó, trong những thực phẩm này thường chứa lượng lớn muối, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, từ đó ảnh hưởng tới quá trình điều trị. 

Trong cà muối, dưa muối lại chứa nhiều nitrit có thể chuyển hóa thành nitrosamine - chất gây ung thư
Trong cà muối, dưa muối lại chứa nhiều nitrit có thể chuyển hóa thành nitrosamine – chất gây ung thư

3. Lưu ý trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư cổ tử cung

Khi bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung, người nhà cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Chế độ ăn uống đa dạng, cân đối: 

Cần xây dựng chế độ ăn uống đa dạng để cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ giúp nâng cao sức khoẻ và hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh. 

Chia nhỏ khẩu phần ăn:

Người bệnh ung thư thường gặp phải tình trạng chán ăn, buồn nôn,… Do đó, để giúp bệnh nhân ăn được nhiều hơn và tiêu hoá dễ dàng hơn, cần chia khẩu phần ăn mỗi ngày thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính như thông thường. 

Tránh ăn kiêng quá mức:

Cơ thể cần nhiều năng lượng và dinh dưỡng để chống lại ung thư và phục hồi sức khỏe. Thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ biến chứng.

Bổ sung dinh dưỡng bằng nhiều cách:

Đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung gặp khó khăn trong việc ăn uống, có thể bổ sung dinh dưỡng bằng cách sử dụng sữa hay truyền dinh dưỡng. 

Song song với chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của bác sĩ, chế độ tập luyện, nghỉ ngơi và sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Trong dòng sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư thì Kibou Fucoidan là nổi bật nhất. 

Là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay có sự kết hợp tuyệt vời của 3 thành phần Fucoidan từ tảo Mozuku Nhật Bản, nấm AgaricusNghệ đen, Kibou Fucoidan mang lại hiệu quả vượt trội trong việc:

  • Ngăn chặn hình thành mạch máu mới, cắt đứt nguồn dinh dưỡng nuôi khối u, kìm hãm sự phát triển ung thư.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng.
  • Kích thích tế bào ung thư tự chết theo chu trình apoptosis.
  • Hạn chế tác dụng phụ của hoá xạ trị. 

Xem thêm: 4 lý do vì sao nên dùng Kibou Fucoidan trước, trong và sau điều trị ung thư

Sản phẩm Kibou Fucoidan
Sản phẩm Kibou Fucoidan

Hi vọng những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề “ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì?” ở trên sẽ giúp bạn xây dựng được thực đơn ăn uống lành mạnh, phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, liên hệ ngay với Chuyên gia qua Hotline 18006527 để được tư vấn chi tiết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận