Chuyên gia giải đáp: Ung thư vú nên ăn gì và kiêng gì?

 203 lượt xem

Chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò rất quan trọng cả trong và sau quá trình điều trị ung thư vú. Vậy ung thư vú nên ăn gì và kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ hé lộ cho bạn những loại thực phẩm nên ăn và cần kiêng, đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích này nhé!

Bệnh nhân ung thư vú nên ăn gì, kiêng gì?
Bệnh nhân ung thư vú nên ăn gì, kiêng gì?

1. Bệnh nhân ung thư vú nên ăn gì?

Dưới đây là 6 loại thực phẩm nằm trong danh sách câu trả lời cho ăn gì tốt cho ung thư vú.

1.1. Rau họ cải

Hầu hết các loại rau đều rất tốt cho sức khỏe và nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Trong đó, một số loại có lợi ích đặc biệt trong giảm nguy cơ mắc ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng, cụ thể là các loại rau họ cải như cải bắp, cải xoăn, bông cải xanh,…

Những loại rau này thường chứa các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính chống ung thư, làm giảm sự phát triển của khối u. Vì vậy, người bệnh ung thư vú nên bổ sung các loại rau họ cải vào thực đơn hàng ngày.

Các loại rau họ cải giúp hạn chế sự phát triển của khối u
Các loại rau họ cải giúp hạn chế sự phát triển của khối u

1.2. Hoa quả

Bệnh nhân ung thư vú có nên ăn hoa quả không và nên ăn trái cây gì? Hầu hết các loại trái cây đều rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các loại quả mọng như Việt quất, quả mâm xôi,… Bởi chúng có chứa nhiều hàm lượng lớn Polyphenol – Một chất chống oxy hóa rất mạnh có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt.

Bên cạnh đó, các loại trái cây còn nổi tiếng là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp người bệnh có thể chống chọi với bệnh tốt hơn. 

Người bệnh ung thư vú nên thường xuyên ăn các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi,...
Người bệnh ung thư vú nên thường xuyên ăn các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi,…

1.3. Trứng

Trứng được biết tới là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, cung cấp lượng lớn protein, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người lại băn khoăn “Ung thư vú có nên ăn trứng không?”. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân ung thư vú hoàn toàn có thể ăn trứng một cách bình thường.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, thường xuyên ăn trứng gà có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cũng như kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư bởi protein có trong trứng gà có thể giúp xây dựng và sửa chữa các tế bào hư hỏng. Bên cạnh đó, hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất có trong trứng gà giúp tăng cường sức để kháng, bồi bổ cơ thể, giúp người bệnh nhanh hồi phục sau quá trình điều trị. 

Protein có trong trứng gà có thể giúp xây dựng và sửa chữa các tế bào hư hỏng
Protein có trong trứng gà có thể giúp xây dựng và sửa chữa các tế bào hư hỏng

1.4. Tỏi

Tỏi chính là đáp án tiếp theo cho câu hỏi “ung thư vú nên ăn gì?”. Các nghiên cứu đã chỉ ra, hợp chất Allyl sulfide có trong củ tỏi có tác dụng thúc đẩy các tế bào hoạt động bình thường. Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa hợp chất flavonoid có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do, từ đó giúp kiểm soát sự phát triển của khối u.

Để phát huy công dụng tốt nhất, các chuyên gia khuyên người bệnh nên ăn tỏi sống khi còn tươi bởi khi đó các chất chống oxy hóa có trong tỏi sẽ được giữ nguyên và mỗi ngày chỉ nên ăn từ 2-5g tỏi.

Trong tỏi chứa hợp chất flavonoid có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do, từ đó giúp kiểm soát sự phát triển của khối u
Trong tỏi chứa hợp chất flavonoid có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do, từ đó giúp kiểm soát sự phát triển của khối u

1.5. Trà xanh

Người bệnh ung thư vú nên ăn uống gì? Câu trả lời tiếp theo chính là trà xanh!

Đây là loại thức uống được các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên sử dụng thường xuyên. Lý do là bởi, trong thành phần của trà xanh có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa tự nhiên catechin (EGCG) có tác dụng giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, từ đó làm giảm tổn thương tế bào, giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, hàm lượng lớn chất kháng viêm trong trà xanh giúp ngăn ngừa hiệu quả chứng viêm do ung thư vú. 

Người bệnh ung thư vú nên thường xuyên uống nước trà xanh
Người bệnh ung thư vú nên thường xuyên uống nước trà xanh

1.6. Nấm

Các chuyên gia cho biết, trong nấm có chứa Lentinan được chứng minh có tác dụng ức chế enzyme gây ung thư, nhờ đó có thể ức chế sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, trong thành phần của nấm còn có chứa các hoạt chất có thuộc tính ngăn ngừa tăng estrogen, nhờ đó giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư vú. Chính vì vậy, việc bổ sung nấm vào thực đơn hàng ngày giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh ung thư vú tốt hơn. 

Các loại nấm đều tốt cho người bệnh ung thư vú
Các loại nấm đều tốt cho người bệnh ung thư vú

2. Bệnh nhân ung thư vú nên kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm mà người bị u vú nên ăn ở trên thì bệnh nhân cũng cần kiêng một số loại thực phẩm, cụ thể như sau:

2.1. Thức ăn đóng hộp

Ung thư vú nên kiêng ăn gì? Một trong các loại thực phẩm là người bệnh ung thư vú cần hạn chế chính là thức ăn đóng hộp. Chúng có thể rất thuận tiện trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là với những người bận rộn. Tuy nhiên chất bảo quản trong đồ ăn đóng hộp có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú cũng như ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Có thể bạn chưa biết, đằng sau một lát thịt xông khói có chứa 192mg sodium và 1g chất béo trans fatty acid. Hai hợp chất nitrit và nitrat được sử dụng nhằm tăng mùi vị và thời gian sử dụng cho thịt hun khói có thể tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, đái tháo đường và bệnh ung thư vú.

Chất bảo quản trong đồ ăn đóng hộp có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú cũng như ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
Chất bảo quản trong đồ ăn đóng hộp có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú cũng như ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh

2.2. Thịt đỏ

Thịt đỏ có chứa chất béo không bão hòa – nguyên nhân làm tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể, tạo điều kiện cho tế bào ung thư vú phát triển. Hơn nữa, việc chế biến thịt đỏ ở nhiệt độ cao có thể sinh ra một số chất gây ung thư như polycyclic aromatic hydrocarbon (PAHs), heterocyclic aromatic amines (HCAs).

Đại học Harvard đã từng nghiên cứu và chỉ ra, những phụ nữ có chế độ ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 22% so với người ăn ít thịt đỏ. Vì vậy, bạn cần hạn chế các loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt ngựa, thịt trâu,… với hàm lượng phù hợp (< 70g/ngày).

2.3. Thức ăn chưa nấu chín

Trong quá trình chiến đấu với ung thư vú, sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự tấn công của các vi khuẩn. Trong khi đó, các thực phẩm chưa được nấu chín có chứa rất nhiều vi khuẩn, người bệnh khi ăn rất dễ nhiễm khuẩn và làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Nhằm hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ung thư vú, bệnh nhân cần tránh tuyệt đối một số loại thực phẩm ăn sống như sushi, hàu,… Thay vào đó nên ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh. 

Bệnh nhân ung thư vú không nên ăn các loại thức ăn chưa được nấu chín
Bệnh nhân ung thư vú không nên ăn các loại thức ăn chưa được nấu chín

2.4. Thực phẩm chứa nhiều đường

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã chứng minh, tế bào ung thư sử dụng glucose nhiều gấp 200 lần tế bào bình thường. Vì vậy, có thể xem đường như một nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng tế bào ung thư. Tuy nhiên, người bệnh không cần kiêng đường hoàn toàn mà chỉ nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường.

Các chuyên gia khuyến cáo nam giới có thể tiêu thụ 37,5g đường và nữ giới là 25g đường mỗi ngày. Một số thực phẩm chứa nhiều đường bệnh nhân ung thư vú cần hạn chế như sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, bánh kẹo, socola, mứt, một số loại trái cây như dưa hấu, chuối,…

2.5. Rượu bia, đồ uống có cồn

Không chỉ với người bệnh mà ngay cả người khỏe mạnh khi sử dụng nhiều đồ uống có cồn cũng không tốt cho sức khỏe. Bởi chúng có thể gây tổn hại đến DNA của tế bào bình thường. Ở bệnh nhân ung thư vú, đồ uống có cồn làm tăng nồng độ estrogen, từ đó khiến tế bào ung thư phát triển, lây lan, tăng nguy cơ tái phát và tử vong.

Người bệnh cần tuyệt đối kiêng rượu bia
Người bệnh cần tuyệt đối kiêng rượu bia

3. Một số câu hỏi liên quan tới chế độ ăn uống của người ung thư vú

Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh ung thư vú. Mời bạn cùng theo dõi phần giải đáp của chuyên gia cho những câu hỏi này ở phần dưới đây nhé!

3.1. Bệnh nhân ung thư vú có ăn được sữa chua không?

Ung thư vú có ăn được sữa chua không? Câu trả lời là . Sữa chua có nhiều lợi khuẩn và các chất dinh dưỡng, do đó hỗ trợ và bảo vệ cơ thể chống lại tế bào ung thư vú. 

Tài liệu tổng hợp 27 nghiên cứu đã chứng minh về lợi ích tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, trong đó bao gồm cả các sản phẩm lên men như sữa chua giúp giảm nguy cơ ung thư vú.

3.2. Ung thư vú có được ăn hải sản không?

Hiện nay vẫn có rất nhiều tranh cãi về việc “Ung thư vú có được ăn hải sản không?”. Rất khó để trả lời cho câu hỏi này bởi nó còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh và loại hải sản.

Tuy nhiên, đa số các hải sản có chứa rất nhiều dinh dưỡng như protein, acid amin, khoáng chất, các loại vitamin và nguyên tố vi lượng, do đó rất tốt cho sức khỏe con người. Người bệnh ung thư có thể ăn các loại hải sản như: cá hồi, tôm, hàu, bào ngư,… Tuy nhiên, cần tránh những loại hải sản được nuôi gần nơi có các chất thải công nghiệp hay các loại trong có thể có chứa nhiều độc tố như ốc, sò, trai,… 

3.3. Ung thư vú có được ăn đậu nành không?

Có rất nhiều tranh cãi về việc liệu bệnh nhân ung thư vú có nên sử dụng đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành hay không. Bởi những loại thực phẩm này được biết tới là có chứa nguồn estrogen từ thực vật. 

Theo các chuyên gia, người bệnh ung thư vú có thể ăn các chế phẩm từ đậu nành nhưng chỉ nên giới hạn ở một lượng vừa phải như một hay 2 bữa ăn chế biến từ đậu nành mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh sử dụng những loại thực phẩm chức năng có chứa thành phần từ đậu nành. 

Xem thêm: Fucoidan có chữa được ung thư vú không? TÌM HIỂU NGAY

Người bệnh có thể ăn các chế phẩm từ đậu nành với lượng vừa phải
Người bệnh có thể ăn các chế phẩm từ đậu nành với lượng vừa phải

Hi vọng những thông tin hữu ích có trong bài viết trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Ung thư vú nên ăn gì và kiêng gì?” để từ đó có thể xây dựng được một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh ung thư vú, hãy liên hệ ngay với Chuyên gia qua Hotline 18006527 để được giải đáp ngay nhé! 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận