Những điều cần biết về chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp

 83 lượt xem

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục nhanh chóng và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách chăm sóc người bệnh, giúp bạn hỗ trợ người thân một cách tốt nhất!

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp gồm những gì?
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp gồm những gì?

1. Chăm sóc vết mổ 

Vết mổ tuyến giáp thường được khâu bằng chỉ tự tiêu, giúp bệnh nhân tránh khỏi việc cắt chỉ sau mổ. Thời gian tiêu của chỉ tự tiêu thông thường là 60 ngày. Trường hợp sử dụng chỉ không tiêu, bệnh nhân sẽ được cắt chỉ sau khoảng 7-8 ngày tại cơ sở y tế. 

Vết mổ thường dài khoảng 7cm và sẽ lành lại trong vài tuần. Chăm sóc đúng cách giúp vết thương mau lành, hạn chế hình thành sẹo xấu, mất thẩm mỹ. 

Chăm sóc vết mổ đúng cách giúp vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ người bệnh quay trở lại cuộc sống bình thường sớm nhất. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc vết mổ sau mổ tuyến giáp:

 Vệ sinh vết mổ:

  • Thay băng gạc và sát trùng vết thương bằng cồn y tế mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trong 7 ngày đầu sau phẫu thuật hoặc cho đến khi cắt chỉ, cần tránh để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với nước và khói bụi.
  • Khi tắm, sử dụng khăn mềm để che chắn vết mổ, tránh để nước trực tiếp tác động lên khu vực này.
  • Nếu cần sử dụng xà phòng để vệ sinh vùng da gần vết mổ, hãy chọn loại xà phòng dịu nhẹ, không mùi và rửa thật nhẹ nhàng.

Theo dõi vết thương:

Quan sát vết mổ hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng như: sưng đỏ, nóng, đau rát, chảy mủ,… Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Giảm đau:

Cảm giác đau nhẹ và bầm tím ở vùng cổ trong 1 tuần sau mổ là hoàn toàn bình thường. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần theo thời gian.

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng.

Bảo vệ vết mổ:

  • Hạn chế tối đa việc chạm tay vào vết thương. Vệ sinh tay thật sạch trước khi chạm vào vết mổ.
  • Tránh các hoạt động có thể gây ảnh hưởng tới vết mổ như mang vác vật nặng, chà xát mạnh lên vết mổ,…
  • Không để thú cưng liếm hoặc cào vào khu vực vết mổ.

Dưỡng da vùng cổ:

  • Trong thời gian chờ vết thương lành, không được tự ý bôi bất kỳ loại thuốc mỡ nào lên vết mổ nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Sau 5 tuần, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng da có chứa collagen, peptides và vitamin C để hỗ trợ quá trình liền sẹo. Nên chọn loại kem dưỡng da không có phẩm màu, hương liệu để tránh kích ứng.
Chăm sóc vết mổ đúng cách giúp vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
Chăm sóc vết mổ đúng cách giúp vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng

2. Chăm sóc về dinh dưỡng

Mặc dù sau mổ ung thư tuyến giáp người bệnh không cần áp dụng chế độ ăn kiêng đặc biệt, nhưng việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Dưới đây là những lưu ý quan trọng về chế độ dinh dưỡng sau mổ tuyến giáp:

Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt:

  • Trong thời gian đầu sau mổ người bệnh thường gặp phải tình trạng đau đớn khi nuốt. Vì vậy, nên ưu tiên các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, hầm,… để giảm cảm giác đau rát ở cổ.
  • Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt và chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Tránh thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, cứng hoặc khó nhai.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất:

  • Đảm bảo cung cấp đủ calo (25-40 kcal/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày) để cơ thể có năng lượng phục hồi.
  • Bổ sung protein (60-70g mỗi ngày) từ các nguồn như thịt nạc, cá, trứng, sữa,… giúp tăng cường sản sinh collagen, phục hồi mô và tế bào.
  • Cung cấp đủ chất xơ (25-38g mỗi ngày) từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,… để hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
  • Nạp đủ chất béo tốt (30-40g mỗi ngày) từ dầu thực vật, các loại hạt, quả bơ,… giúp chống viêm và giảm nguy cơ ung thư tái phát.
  • Uống đủ nước (1.5-2 lít mỗi ngày) để thanh lọc cơ thể, hỗ trợ trao đổi chất và rút ngắn thời gian hồi phục.

Ăn nhiều bữa nhỏ:

Thay vì ăn 3 bữa chính như bình thường, hãy chia nhỏ thành 5-6 bữa mỗi ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp bạn dễ tiêu hóa thức ăn hơn, đồng thời giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Theo dõi hàm lượng i-ốt:

Sau mổ tuyến giáp, việc cân bằng lượng i-ốt trong cơ thể là rất quan trọng. Ăn quá nhiều hoặc quá ít i-ốt đều có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ về hàm lượng i-ốt phù hợp với tình trạng cụ thể. 

Kiêng một số thực phẩm:

  • Tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chua, lên men hoặc để qua đêm.
  • Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Tránh ăn thịt sống, thịt tái, trứng lòng đào.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến và ăn uống.
  • Nấu chín kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, hải sản.
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh vi khuẩn sinh sôi.

Xem thêm:

Ung thư tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì? Bật mí từ chuyên gia

 

Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh sau mổ tuyến giáp
Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh sau mổ tuyến giáp

3. Chế độ sinh hoạt và vận động

Sau mổ tuyến giáp, việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và vận động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hồi phục, hạn chế biến chứng và giúp bạn nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:

Ngủ đủ giấc: 

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng. Người bệnh cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, đặc biệt là trong những tuần đầu sau phẫu thuật.

Chế độ vận động sau mổ:

  • Sau phẫu thuật, hãy bắt đầu bằng việc đi dạo nhẹ nhàng trong nhà để tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
  • Sau khi được tháo chỉ (khoảng 7 ngày sau phẫu thuật), người bệnh có thể tập các bài tập chuyển động cổ nhẹ nhàng như xoay cổ sang trái, phải, lên, xuống để giúp cơ thể làm quen với các cử động tại vùng cổ.
  • Khi cơ thể đã hồi phục hoàn toàn (ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật), người bệnh có thể tham gia các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, chạy bộ, thể dục nhịp điệu,… để cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Lưu ý, tránh tập luyện quá sức hoặc thực hiện các bài tập nâng tạ nặng, vận động mạnh để hạn chế tác động đến vết mổ.

Tập chuyển dộng cổ

Sau mổ, bạn nên giữ đầu cao và cằm hơi nâng nhẹ để giảm bớt cảm giác khó chịu và phù nề do có xu hướng cúi cổ. Việc này giúp giảm áp lực lên vết mổ và hỗ trợ quá trình hồi phục.

Hạn chế mang vác vật nặng:

Tránh mang vác vật nặng trong ít nhất 2 tuần đầu sau phẫu thuật để hạn chế nguy cơ làm căng vết mổ.

Sau khi cơ thể phục hổi, người bệnh có thể tham gia các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ
Sau khi cơ thể phục hổi, người bệnh có thể tham gia các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ

4. Theo dõi và tái khám định kỳ

Theo dõi và tái khám định kỳ sau mổ tuyến giáp giúp theo dõi quá trình hồi phục của cơ thể và phát hiện sớm những biến chứng có thể xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời.

Dưới đây là một số biến chứng sau mổ tuyến giáp có thể gặp phải:

  • Thay đổi giọng nói: Mổ tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản khiến giọng nói của người bệnh có thể bị khàn, yếu, thậm chí mất tiếng. Biến chứng này thường tạm thời (2-4 tuần) nhưng có thể kéo dài lâu hơn. Nếu tình trạng không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
  • Thiếu hụt hormone tuyến giáp: Khi toàn bộ tuyến giáp bị cắt bỏ, cơ thể không sản xuất đủ hormone T4 và T3, dẫn đến suy giáp với các triệu chứng: mệt mỏi, tăng cân, da khô, suy giảm trí nhớ và trầm cảm. Bệnh nhân cần tái khám định kỳ và sử dụng thuốc thay thế hormone theo chỉ định.
  • Hạ canxi máu: Tổn thương tuyến cận giáp trong phẫu thuật có thể khiến nồng độ canxi trong máu giảm thấp (tụt canxi huyết). Triệu chứng bao gồm: tê bì chân tay, chuột rút và co giật cơ bắp. Trường hợp nặng có thể rối loạn nhịp tim. Bệnh nhân cần bổ sung canxi và vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Phù bạch huyết: Đây là biến chứng hiếm gặp do tổn thương các tia bạch huyết xung quanh tuyến giáp dẫn đến sưng cổ, khó chịu, nuốt hoặc thở khó khăn. Nếu xuát tình tình trạng này, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra, điều trị.
  • Nhiễm trùng vết thương: Đây là biến chứng phổ biến sau phẫu thuật, biểu hiện là: đỏ rát, sưng đau, mưng mủ tại vết mổ, kèm theo sốt và mệt mỏi. Người bệnh có thể được điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý lịch theo dõi và tái khám sau mổ tuyến giáp như sau: 

Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp:

  • Trong 2 năm đầu tiên: tái khám định kỳ 3 tháng/lần.
  • Sau 2 năm: tái khám định kỳ 6 tháng/lần trong 5 năm tiếp theo.

Đối với trường hợp u lành tuyến giáp:

  • Tái khám định kỳ 6 tháng/lần trong 2 năm đầu tiên.
  • Sau 2 năm: tái khám định kỳ 1 năm/lần.
Theo dõi và tái khám định kỳ sau mổ giúp phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng có thể xảy ra
Theo dõi và tái khám định kỳ sau mổ giúp phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng có thể xảy ra

Hi vọng những thông tin hữu ích có trong bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, liên hệ ngay với Chuyên gia qua Hotline 18006527 để được tư vấn chi tiết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận