Cảnh báo: Người bị ung thư có nên ăn tôm không?
Hải sản, đặc biệt là tôm, được biết tới là loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại nằm trong danh sách hạn chế ăn của nhiều người bệnh. Vậy, người bị ung thư có nên ăn tôm không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!

1. Bệnh nhân ung thư có nên ăn tôm không?
Để biết được tôm có nằm trong danh sách đáp án của câu hỏi “ung thư nên ăn gì?” không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại hải sản này và những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.
1.1. Tìm hiểu về tôm
Tôm là một loại động vật giáp xác có mười chân, thuộc bộ Decapoda. Chúng có thân hình dài, thon với phần đầu và ngực được che phủ bởi một lớp vỏ cứng. Tôm có một cặp râu dài và một cặp râu ngắn giúp chúng cảm nhận môi trường xung quanh. Thức ăn của tôm bao gồm các loại tảo, động vật nhỏ và mảnh vụn hữu cơ.
Hiện nay, tôm được đánh bắt từ tự nhiên và được nuôi rất phổ biến. Có nhiều loại tôm khác nhau như: tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,.. cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Dưới đây là bảng phân tích giá trị dinh dưỡng của một khẩu phần (85g) tôm nấu chín:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng |
Chất đạm, protein | 18 gam |
Calo | 84 |
Chất béo | 1 gram |
Cholesterol | 167 miligam |
Selen | 48 microgam |
Vitamin B12 | 1,8 microgam |
Natri | 486 mg |
Sắt | 2,6 mg |
Vitamin D | 21 IU |
Omega3 và các chất chống oxy hóa khác như Astaxanthin, Carotenoid,… |
Với thành phần và hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, phong phú, tôm trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, tôm có tốt cho bệnh nhân ung thư không? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo.
1.2. Người bị ung thư có nên ăn tôm không?
Bệnh nhân ung thư có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cao hơn bình thường. Việc bổ sung tôm vào chế độ dinh dưỡng cho người ung thư giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng, nhờ đó người bệnh phục hồi nhanh hơn.
Không những vậy, hàm lượng cao các chất chống oxy hóa trong tôm giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra và giảm viêm rất tốt. Nghiên cứu của Wilson-Sanchez và cộng sự thực hiện vào năm 2010 đã chỉ ra, một số hợp chất trong phần lipid của cơ tôm có hoạt tính chống đột biến và chống tăng sinh tốt cho bệnh nhân ung thư. Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Sindhu và Sherief (2011) cũng cho thấy khả năng chống oxy hóa và chống viêm trong carotenoid và lipid thu được từ vỏ tôm.
Như vậy, đáp án cho câu hỏi “Người bị ung thư có nên ăn tôm không?” là CÓ. Không những giúp tăng cường sức khoẻ, đẩy nhanh quá trình hồi phục mà các dưỡng chất có trong tôm còn giúp hỗ trợ chống lại ung thư, có lợi cho quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý bởi nếu sử dụng tôm không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khoẻ.
Xem thêm:
Chuyên gia giải đáp: Ung thư có ăn được lạc không?
Chuyên gia giải đáp: Bị ung thư có nên ăn thịt bò không?
2. Lợi ích của tôm đối với bệnh nhân ung thư
Các dưỡng chất có trong tôm, đặc biệt là những hợp chất được tìm thấy trong lipid của tôm mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư. Tiêu biểu phải kể tới những công dụng sau đây:

Chống lại ung thư
Tôm cũng là nguồn cung cấp selen dồi dào, một loại khoáng chất có đặc tính chống oxy hóa. Selenium có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách giảm phản ứng stress oxy hóa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có hàm lượng selen trong máu cao hơn sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn.
Mặt khác, Astaxanthin, một loại Carotenoid cũng là một chất chống oxy hóa khác có trong tôm. Đó là một sắc tố màu đỏ làm cho tôm có màu hồng. Astaxanthin có tác dụng chống oxy hoá rất mạnh, giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Phương pháp điều trị ung thư như hoá trị, xạ trị ung thư có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ tim mạch. Do đó, tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu acid béo omega-3 như tôm giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, điều này có lợi cho bệnh nhân ung thư.
Giảm tác dụng phụ của hóa – xạ trị
Một số bệnh nhân ung thư có thể bị suy giảm nhận thức do hóa trị và xạ trị gây ra. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, omega-3 có thể cải thiện trí não, tăng cường chức năng nhận thức, giảm tác dụng phụ này cho người bệnh ung thư.
Hàm lượng kẽm dồi dào có trong tôm cũng là một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của da, móng, tóc, giúp giảm gãy rụng và thúc đẩy tóc mọc nhanh hơn sau quá trình hoá xạ trị.
Ít chất béo và calo
Tôm là một loại protein nạc, ít calo và chất béo, là thực phẩm lý tưởng cho những bệnh nhân ung thư cần kiểm soát cân nặng và duy trì mức năng lượng.
Tốt cho sức khỏe xương
Tôm là nguồn cung cấp protein, canxi, phospho, magie dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương.
Sự thiếu hụt protein và các khoáng chất trong khẩu phần ăn có thể dẫn đến giảm chất lượng xương, khối lượng xương, là những triệu chứng chính của chứng loãng xương. Do đó, bổ sung tôm vào chế độ ăn hàng ngày hoặc hàng tuần có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa xương, giúp xương chắc khoẻ.
Lợi ích của tôm đối với bệnh nhân ung thư
3. Nguy cơ khi sử dụng tôm cho người bệnh ung thư
Không thể phủ nhận những lợi ích mà tôm mang lại. Tuy nhiên, nếu bạn đang điều trị ung thư, việc tiêu thụ tôm có thể tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe:
- Dị ứng: Nếu bạn có tiền sử bị dị ứng động vật có vỏ nên tránh ăn tôm và các loại hải sản khác. Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ tới nặng như phát ban và ngứa cho tới sốc phản vệ.
- Nhiễm khuẩn: Giống như bất kỳ loại hải sản nào, tôm có thể chứa các vi khuẩn có hại như Vibrio parahaemolyticus, Listeria monocytogenes và Salmonella. Chúng có thể gây nhiễm khuẩn cho người có hệ miễn dịch kém như bệnh nhân ung thư.
- Nhiễm độc: Sử dụng tôm được đánh bắt ở những khu vực ô nhiễm có thể gây ngộ độc hoặc khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng bởii chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm kim loại nặng hoặc các chất độc từ môi trường như thuỷ ngân, biphenyl polyclorin hóa (PCB) và dioxin.
Nguy cơ khi sử dụng tôm cho người bệnh ung thư
4. Lưu ý khi sử dụng tôm cho bệnh nhân ung thư
Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ khi sử dụng tôm và tận dụng được tối đa lợi ích mà nó mang lại.
- Chọn tôm chất lượng: Nên chọn tôm tươi sống, có vỏ bóng, thịt chắc, không có mùi tanh. Nên mua tôm ở những cửa hàng uy tín.
- Chế biến: Nên chế biến tôm bằng cách hấp, luộc hoặc nướng để giữ lại tối đa dưỡng chất. Hạn chế ăn tôm chiên rán vì nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe.
- Kết hợp rau xanh: Tăng cường hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn bằng cách kết hợp tôm với các món tốt cho sức khỏe như rau củ giàu chất xơ hay trái cây. Các thực phẩm này cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Ăn với lượng vừa phải: Mặc dù là thực phẩm bổ dưỡng song các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh không nên lạm dụng, chỉ nên ăn khoảng 100-150g/ngày.
- Khi ăn tôm, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như dị ứng, buồn nôn, tiêu chảy,… người bệnh cần ngừng ăn và lập tức thông báo cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

5. Giải đáp một số thắc mắc
Xoay quanh chủ đề về sử dụng tôm cho người bệnh ung thư, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Dưới đây là phần giải đáp của chuyên gia về một số thắc mắc thường gặp của người bệnh.\
5.1. Ung thư gan có ăn được tôm không?
Đáp án cho câu hỏi “Ung thư gan có ăn được tôm không?” là CÓ. Bệnh nhân ung thư gan hoàn toàn có thể ăn được tôm. Là nguồn cung cấp dồi dào các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, bổ sung tôm vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, đối với người bệnh ung thư gan, chức năng gan thường bị suy giảm, do đó không nên ăn nhiều bởi tôm có hàm lượng đạm cao sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Mặt khác, cần lựa chọn tôm sạch, đảm bảo chất lượng để tránh nguy cơ nhiễm độc.
5.2. Ung thư phổi có ăn được tôm không?
Các chuyên gia cho biết, người bệnh ung thư phổi ăn tôm được nhưng cần hạn chế. Bởi, tôm có thể gây dị ứng hoặc kích ứng đường hô hấp khiến người bệnh tăng ho, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh cũng như quá trình điều trị bệnh.
- Giải đáp chi tiết: Ung thư có ăn được trứng gà không?
- Bị ung thư có nên ăn yến sào không?- Sự thật ít ai biết
- Bị ung thư có nên ăn thịt gà? - Những sự thật bạn nên biết
- Sữa cho bệnh nhân ung thư: Hiểu rõ để lựa chọn đúng!
- Bệnh nhân ung thư nên ăn hoa quả gì?
- Fucoidan là gì? Vì sao người ung thư nên dùng Fucoidan?