Chi tiết từ A-Z xây dựng thực đơn cho người ung thư trực tràng

 146 lượt xem

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trực tràng như thế nào để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết cách xây dựng thực đơn cho người ung thư trực tràng nhé!

Hướng dẫn chi tiết xây dựng thực đơn cho bệnh nhân ung thư trực tràng
Hướng dẫn chi tiết xây dựng thực đơn cho bệnh nhân ung thư trực tràng

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bệnh nhân ung thư trực tràng

Một thực đơn phù hợp cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng là chìa khóa giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ thường gặp trong quá trình điều trị. Đồng thời, hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, giúp bệnh nhân duy trì được cân nặng hợp lý, cải thiện sức khỏe, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

1.1. Nguyên tắc chung

Xây dựng thực đơn cho người bệnh ung thư trực tràng cần phù hợp với giai đoạn bệnh và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, cần đảm bảo những nguyên tắc chung như sau: 

  • Đảm bảo đầy đủ và cân bằng các nhóm chất: Thực đơn cho người bệnh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất chính, gồm protein, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Bên cạnh đó, cần sử dụng đa dạng các loại thực phẩm từ các nhóm khác nhau để tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa dưỡng chất.
  • Ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính thông thường.
  • Bổ sung nước đầy đủ: Người bệnh cần uống ít nhất 40ml nước/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung nước cho cơ thể thông qua nước trái cây, cháo, súp, sữa,… 
  • Chế biến món ăn theo khẩu vị của người bệnh, thường xuyên thay đổi các món ăn để kích thích vị giác của người bệnh. 
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm tươi mới, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi chế biến thức ăn, cần sơ chế nguyên liệu kỹ càng, đảm bảo vệ sinh. 
Thực đơn cho người bệnh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất.
Thực đơn cho người bệnh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất.

1.2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn trước và sau phẫu thuật

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trực tràng có chỉ định phẫu thuật cần lưu ý:

Trước phẫu thuật:

  • Nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế chất xơ để giảm thiểu nguy cơ buồn nôn, nôn mửa trong quá trình gây mê.
  • Nhịn ăn và uống ít nhất 4 tiếng trước khi phẫu thuật để đảm bảo dạ dày trống hoàn toàn, giúp giảm nguy cơ hít sặc trong khi phẫu thuật.

Sau phẫu thuật:

  • Bắt đầu cho bệnh nhân ăn sớm sau khi tỉnh mê, ngay khi có thể dung nạp được. Bắt đầu với các thức ăn dạng lỏng như nước cháo, nước hoa quả loãng để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trở lại.
  • Sau phẫu thuật 3 ngày trở lên, bệnh nhân có thể ăn chế độ ăn đặc dần lên, từ cháo đặc đến cơm nát, súp có miếng nhỏ.
  • Hạn chế tối đa chất xơ không hòa tan ít nhất hai tuần sau phẫu thuật để tránh gây khó tiêu, đầy bụng.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt lợn, trứng,… để cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ tái tạo hồng cầu sau mất máu do phẫu thuật.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, đu đủ,… để tăng cường hệ miễn dịch, giúp vết thương mau lành.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu kali và kẽm như chuối, cà rốt, bơ, hàu, cá, cua, tôm,… để hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Trước và sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hoá
Trước và sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hoá

1.3. Nguyên tắc xây dựng thực đơn giai đoạn hoá xạ trị

Hoá trị ung thư đại trực tràngxạ trị ung thư đại trực tràng thường gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, sốt,… 

Vì vậy, khi xây dựng thực đơn, cần dựa trên tình trạng sức khoẻ cụ thể của người bệnh.

Tình trạng người bệnh Lưu ý khi xây dựng thực đơn
Nôn, buồn nôn – Ăn thức ăn nguội, ít mùi, chế biến thức ăn thanh đạm theo cách hấp, luộc

– Không để tình trạng quá no hay quá đói

– Uống nước gừng hay ngậm 1 lát gừng tươi để giảm cảm giác buồn nôn trước khi ăn

– Ăn sau khi uống thuốc chống nôn 30 phút

Đầy bụng, ăn không tiêu – Sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hoá như nước cam, nước cháo, nước gừng,… 
Viêm loét miệng – Thêm gia vị có tính kháng khuẩn, tiêu viêm vào món ăn như tỏi, tía tô, diếp cá,…

– Chế biến thức ăn dạng mềm, dễ nuốt như súp, cháo, nước hoa quả

– Tăng cường uống nước để tránh khô miệng

– Bổ sung thêm sữa cao năng lượng dễ hấp thu 

Sốt cao – Tăng cường bổ sung nước, đặc biệt là nước ép hoa quả, nước ép rau củ quả. 

– Ưu tiên thức ăn dạng lỏng như sữa, cháo, súp,…

– Bổ sung thêm sữa chua

– Thêm gia vị có tính kháng khuẩn, tiêu viêm vào món ăn như tỏi, tía tô, diếp cá,…

Giảm bạch cầu – Ăn đủ khẩu phần, đủ chất dinh dưỡng

– Thêm gia vị có tính kháng khuẩn, tiêu viêm vào món ăn như tỏi, tía tô, diếp cá,…

Giảm hồng cầu – Tăng cường thực phẩm giàu sắt như thịt bò, rau bina, các loại đậu

Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?

Người bệnh nên uống nhiều nước ép trái cây sau khi hoá xạ trị
Người bệnh nên uống nhiều nước ép trái cây sau khi hoá xạ trị

2. Lựa chọn thực phẩm cho người bệnh ung thư trực tràng

Chế độ ăn uống của người bệnh ung thư trực tràng cần sử dụng đa dạng các loại thực phẩm để tránh thiếu hụt dinh dưỡng hoặc thừa chất. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng phù hợp cho người bệnh. Vậy, ung thư đại trực tràng nên ăn gì, kiêng gì?

Những thực phẩm mà người bệnh ung thư trực tràng nên ăn và nên kiêng
Những thực phẩm mà người bệnh ung thư trực tràng nên ăn và nên kiêng

Những thực phẩm nên ăn:

  • Thực phẩm giàu protein: sữa, thịt gia cầm, cá, tôm, các loại đậu,…
  • Rau củ và trái cây
  • Thực phẩm giàu acid folic: rau màu xanh đậm, cam, quýt,…
  • Thực phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm: gừng, tỏi, nghệ,… 
  • Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: sữa chua, rau cải xoăn, tôm, cua,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt, đậu, mè đen,… 
  • Sữa, sữa chua

Những thực phẩm cần hạn chế hoặc kiêng:

  • Thức ăn chứa nhiều muối 
  • Thực phẩm có hàm lượng đường cao bánh ngọt, kẹo,… 
  • Thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt đông lạnh,… 
  • Đồ ăn chiên rán, có chứa nhiều dầu mỡ
  • Rượu bia, đồ uống có cồn, nước có ga
  • Thực phẩm muối lên men như cà muối, dưa muối,… 
  • Thực phẩm cứng, rắn, khó nuốt, khó tiêu hoá
  • Đồ nướng

Xem thêm: 

Giải đáp: Ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì và nên kiêng gì?

Hóa trị ung thư đại tràng ăn gì & kiêng gì? Lời khuyên của chuyên gia

3. Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người bệnh ung thư trực tràng

Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn 7 ngày cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng:

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người bệnh ung thư trực tràng
Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người bệnh ung thư trực tràng
Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối Bữa phụ
Thứ 2 Cháo thịt bằm (70g gạo, 50g thịt lợn, 50g cà rốt) – 2 bát cơm gạo tẻ

– 1 quả trứng

– 40g thịt nạc

– 100g bí xanh luộc

– 2 bát cơm

– 80g cá hồi áp chảo

– 100g bông cải xào tỏi

1 hộp sữa chua không đường hoặc 160g trái cây
Thứ 3 Miến xào cua (60g miến khô, 50g thịt cua, 50g rau củ) – 1 bát cơm

– 60g thịt lợn luộc

– 150g bông cải xào cà rốt

– 1 quả chuối

– 1 bát cơm

– 50g cá quả hấp

– 100g su su luộc

Thứ 4 Cháo cá hồi (50g gạo, 50g cá hồi) – 2 bát cơm

– 130g đậu nhồi thịt sốt cà chua

– 100g rau cải xào nấm

– 2 bát cơm

– 60g cá nục kho

– 100g canh rau cải nấu thịt heo xay

Thứ 5 1 bát phở gà – 2 bát cơm

– 75g tôm rim mắm

– 100g bắp cải luộc

– 2 bát cơm

– 80g thịt gà không da kho gừng

– 100g rau muống luộc

Thứ 6 Nui xào tôm (50g tôm, 50g bông cải xanh, 120g nui) – 2 bát cơm

– 75g cá kho tộ

– 50g đậu phụ luộc

– 100g canh bầu nấu tép

– 2 bát cơm

– 70g sườn nướng

– 100g canh khoai tây cà rốt

Thứ 7 Bún bò (120g bún, 50g bắp bò) – 2 bát cơm

– 100g thịt heo viên sốt cà chua

– 100g rau củ thập cẩm

Cháo tôm hạt sen (50g gạo, 50g tôm, 50g hạt sen)
Chủ nhật Cháo trứng (50g gạo, 2 quả trứng) – 2 bát cơm

– 80g cá hồi áp chảo

– 100g canh sườn rau củ

– 2 bát cơm

– 100g thịt gà băm nhỏ xào ớt chuông

– 100g bông cải xanh xào

Khi xây dựng thực đơn, bạn có thể thay thế bằng các loại thực phẩm khác nhau trong cùng nhóm để chế biến đa dạng các món ăn cho bệnh nhân và vẫn đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng. Cụ thể:

  • Nhóm tinh bột: 100g gạo tẻ = 100g bột mì = 170g bánh mì = 100g bánh quy = 100g miến = 100g bún khô/phở khô = 250g bánh phở tươi = 300g bún tươi = 400g khoai các loại
  • Nhóm chất đạm: 100g thịt bò = 100g thịt lợn nạc = 100g thịt tôm tươi = 100g cá phi lê = 2 quả trứng vịt = 3 quả trứng gà = 200g đậu phụ = 8 quả trứng cút
  • Nhóm chất béo: 5ml dầu ăn = 8g đậu phộng = 8g hạt vừng
  • Muối: 1g muối = 5ml nước mắm = 7ml hạt nêm cô đặc

Bên cạnh việc chú trọng bổ sung dinh dưỡng, người bệnh cũng cần thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc còn lại trong liệu pháp 6T, bao gồm chế độ tập luyện, nghỉ ngơi, tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng sản phẩm bổ trợ phù hợp để giúp hỗ trợ quá trình điều trị đặt hiệu quả tốt nhất. 

Trong số các hoạt chất từ thiên nhiên có khả năng chống ung thư thì Fucoidan được ứng dụng nhiều nhất. Được tìm thấy lần đầu vào năm 1913, cho tới nay, đã có hơn 3000 nghiên cứu về tác dụng của hoạt chất tự nhiên này. Các kết quả đều cho thấy, Fucoidan có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư mạnh mẽ theo 3 cơ chế: 

  • Ngăn chặn hình thành mạch máu mới nuôi khối u, kìm hãm sự phát triển ung thư.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể tự chống lại ung thư
  • Kích thích tế bào ung thư tự chết theo chu trình apoptosis.

Đặc biệt, khi kết hợp Fucoidan với Nấm AgaricusNghệ đen trong sản phẩm Kibou Fucoidan tạo nên tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ, mang lại hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm: 4 lý do vì sao nên dùng Kibou Fucoidan trước, trong và sau điều trị ung thư

Sản phẩm Kibou Fucoidan
Sản phẩm Kibou Fucoidan

Hi vọng những thông tin hữu ích có trong bài viết trên giúp bạn biết cách xây dựng thực đơn cho người ung thư trực tràng để từ đó giúp hỗ trợ quá trình điều trị và đẩy nhanh quá trình hồi phục của người bệnh. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, liên hệ ngay với Chuyên gia qua Hotline 18006527 để được tư vấn chi tiết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận