Chuyên gia giải đáp: Ung thư có ăn được măng không?

 504 lượt xem

Măng được nhiều người ưa thích bởi loại thực phẩm này là nguyên liệu chính cho rất nhiều món ăn ngon miệng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, ăn măng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người đang phải điều trị bệnh như bệnh nhân ung thư. Điều này có đúng không? Bệnh nhân ung thư có ăn được măng không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng theo dõi!

Bệnh nhân ung thư có ăn được măng không?
Bệnh nhân ung thư có ăn được măng không?

1. Ung thư có ăn được măng không?

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về măng và thành phần dinh dưỡng của nó

1. 1. Tìm hiểu về măng

Măng tre, hay còn gọi là trúc duẫn, là phần chồi non hoặc thân non của cây tre. Đây cũng là sản phẩm duy nhất từ tre mà chúng ta có thể ăn được. 

Loại thực phẩm này được sử dụng phổ biến trong ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Tại Việt Nam, măng tre là thực phẩm quen thuộc trong các bữa cơm gia đình. Có rất nhiều loại măng khác nhau như măng tre, măng nứa, măng le, măng vầu, măng sặt, măng lồ ô, măng giang,… Mỗi loại măng lại mang hương vị đặc trưng riêng, tạo nên sự phong phú và hấp dẫn cho các món ăn.

Hình ảnh cây măng
Hình ảnh cây măng

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g măng tre tươi có chứa các thành phần sau đây (Theo số liệu của USDA:

Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng
Năng lượng 27kcal Đồng 0.19mg
Chất đạm  2.6g Mangan 0.262mg
Lipid 0.3g Selen 0.8mcg
Carbohydrate 5.2g Vitamin C 4mg
Chất xơ 2.2g Thiamin 0.15mg
Đường 3g Riboflavin 0.07mg
Canxi 13mg Niacin 0.6mg
Sắt 0.5mg Acid pantothenic 0.161mg
Magie 3mg Vitamin B6 0.24mg
Phospho 59mg Folate 7mcg
Kali 533mg Vitamin A 1mcg
Natri 4mg Beta caroten 12mcg
Kẽm 1.1mg Vitamin E 1mg

Bên cạnh những dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, trong măng tươi còn có chứa một số độc tố gây hại cho cơ thể như chất cyanide taxiphyllin hay chất goitrogens. Tuy nhiên, những độc tố này có thể được loại bỏ khi ngâm và luộc măng. Vì vậy, nếu được chế biến đúng cách thì ăn măng thường an toàn.  

Với những thành phần như trên, người bệnh ung thư có nên ăn măng không, hay nói cách khác, măng có phải là lựa chọn lý tưởng để bổ sung vào danh sách đáp án cho câu hỏi “ung thư nên ăn gì?” không? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo!

1.2. Người bị ung thư có ăn được măng không?

Câu trả lời là Có. Phần lớn bệnh nhân ung thư đều có thể ăn được măng nếu được chế biến đúng cách. Không chỉ vậy, loại thực phẩm này còn là nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình điều trị ung thư. 

Tuy nhiên, ăn măng không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh. 

Vì vậy, bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

2. Lợi ích của măng đối với người ung thư

Khi được chế biến đúng cách, măng mang tới nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tiêu biểu phải kể tới những công dụng sau đây:

Lợi ích của măng đối với người ung thư
Lợi ích của măng đối với người ung thư

Tốt cho tim mạch

Trong măng tre có chứa lượng chất xơ dồi dào có khả năng liên kết với cholesterol trong đường ruột và đào thải chúng ra ngoài cơ thể, từ đó giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa. Bên cạnh đó, măng còn chứa Kali và Selen giúp ổn định huyết áp, ổn định nhịp tim. 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của măng trong việc giảm cholesterol. Trong đó, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng khoảng 350g măng trong 6 ngày liên tục giúp giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần và LDL cholesterol, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. 

Chống viêm – chống oxy hoá

Sở dĩ có được công dụng này là bởi trong măng tre có chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa mạnh như catechin, acid caffeic, acid chlorogenic và acid p-coumaric, Vitamin E, Vitamin C. Những hợp chất này có tác dụng giảm viêm, chống stress oxy hóa, đồng thời ức chế sự hình thành và phát triển của các gốc tự do gây tổn thương cho tế bào, từ đó giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và hạn chế các tác dụng phụ do các phương pháp điều trị ung thư gây ra. 

Ngoài ra, nhờ khả năng chống viêm – chống oxy hóa mạnh mẽ, măng góp phần bảo vệ tim mạch khỏi nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Đồng thời, măng cũng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Tăng cường hệ tiêu hoá

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thường xuyên ăn măng giúp tăng cường sức khoẻ đường tiêu hoá. Lý do là bởi, măng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào giúp tăng cường nhu động ruột, tăng khối lượng phân và làm mềm phân. Nhờ đó, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn, hạn chế tình trạng táo bón. 

Bên cạnh đó, Chất xơ đóng vai trò như prebiotic, cung cấp thức ăn cho các lợi khuẩn trong đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh và tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong măng có chứa lượng lớn các vitamin và khoáng chất như Vitamin C, Vitamin A, Vitamin nhóm B, Vitamin E và các chất chống oxy hoá có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động một cách hiệu quả, giúp cơ thể có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và đẩy nhanh quá trình phục hồi sau điều trị của người bệnh. 

Xem thêm:

Chuyên gia giải đáp: Ung thư có ăn được thịt vịt không?

Bị ung thư có nên ăn thịt gà? – Những sự thật bạn nên biết

3. Lưu ý khi sử dụng măng cho người ung thư

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng măng cũng tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc nếu không được chế biến đúng cách. Vì vậy, người bệnh ung thư cần lưu ý những điều sau đây khi ăn măng để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như tình trạng bệnh của mình: 

Lượng sử dụng:

  • Chỉ nên ăn măng với lượng vừa phải, khoảng 1-2 lần mỗi tuần. Không nên ăn măng quá nhiều hoặc quá thường xuyên vì có thể gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Cách lựa chọn và chế biến măng tươi:

  • Nên chọn măng có màu vàng nhạt, không bóng mượt, giòn dai và có mùi thơm tự nhiên.
  • Tránh mua măng có màu trắng, bóng mượt, hoặc có mùi lạ vì đây có thể là măng đã bị tẩm hóa chất độc hại.
  • Ngâm măng trong nước muối pha loãng ít nhất 2 tiếng, sau đó rửa sạch và luộc măng kỹ nhiều lần (khoảng 3 lần) trước khi chế biến thành món ăn để loại bỏ các độc tố có trong măng. Nên cắt măng thành từng miếng nhỏ để dễ luộc chín và loại bỏ độc tố.
  • Không đậy vung khi luộc măng để các độc tố trong măng theo hơi bay ra ngoài. 
  • Không nên ăn măng xổi hay măng ngâm dấm bởi những cách chế biến này thường giữ lại các độc tố có trong măng gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt là khi ngâm dấm thì tính mức độ độc hại lại càng nghiêm trọng hơn. 

Những người không nên ăn măng

  • Người mắc bệnh thận: Do trong măng tre có chứa lượng lớn canxi nên không tốt cho sức khoẻ của những người mắc bệnh thận. 
  • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng, người có hệ tiêu hoá yếu không nên ăn măng bởi có thể gây đầy bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày,… và khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng
  • Người mắc bệnh gout: Do một số chất có trong măng có thể làm tăng lượng acid uric trong máu khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng. 
Luộc măng trước khi chế biến để loại bỏ độc tố
Luộc măng trước khi chế biến để loại bỏ độc tố

4. Gợi ý món ăn ngon từ măng cho bệnh nhân ung thư

Măng được sử dụng để làm thực phẩm ở dạng tươi hoặc phơi khô. Với nguyên liệu chính là măng, có thể chế biến được thành rất nhiều món ăn ngon miệng, giúp bổ sung dinh dưỡng và cải thiện vị giác cho bệnh nhân ung thư. Dưới đây là công thức chế biến một số món ngon từ măng mà bạn có thể tham khảo để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người ung thư

Canh vịt nấu măng

Vị ngọt thanh từ măng hòa quyện cùng vị béo ngậy của thịt vịt cùng mùi thơm của các loại rau gia vị, tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng của món canh vịt nấu măng. 

Canh vịt nấu măng
Canh vịt nấu măng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 con vịt 
  • 500 gram măng tươi
  • Hành lá, rau mùi, rau răm
  • Gừng, tỏi, ớt, hành khô
  • Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, đường, rượu trắng

Sơ chế nguyên liệu:

  • Măng tươi ngâm với nước muối loãng qua đêm để loại bỏ vị đắng và độc tố. Sau đó, rửa sạch rồi thái thành từng miếng vừa ăn. Luộc măng rồi rửa sạch bằng nước để loại bỏ hết độc tố còn sót lại trong măng. 
  • Vịt mua về rửa sạch với muối hạt và rượu trắng để khử mùi tanh. Chặt vịt thành miếng vừa ăn. Ướp thịt vịt với 1 thìa mắm, 1 thìa muối, 1 thìa bột nêm, 1 thìa đường và hành tỏi băm nhỏ trong 30 phút.
  • Hành khô, tỏi, ớt băm nhỏ. 
  • Gừng thái lát mỏng.
  • Rau mùi, hành lá và rau răm rửa sạch, thái nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Phi thơm hành khô và tỏi băm nhỏ trong chảo dầu nóng.
  • Cho măng tươi đã sơ chế vào chảo cùng 1 thìa muối và 1 thìa bột nêm, đảo đều đến khi măng chín thì tắt bếp.
  • Cho vịt đã ướp vào nồi lớn, phi thơm hành khô rồi xào vịt đến khi săn lại.
  • Đổ 500ml nước vào nồi, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ.
  • Thả gừng vào nồi, hầm vịt trong 30 phút.
  • Cho phần măng đã xào vào nồi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Thả hành lá, rau mùi và rau răm vào nồi, tắt bếp và múc canh ra tô.

Thịt bò xào măng

Thịt bò xào măng tươi là món ăn quen thuộc, thường xuất hiện trong mâm cơm của các gia đình Việt. Sự kết hợp hài hoà giữa vị ngọt đậm đà của thịt bò và vị giòn ngọt thanh mát của măng tươi chinh phục biết bao người. Không chỉ ngon miệng, món ăn này còn rất bổ dưỡng, giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Thịt bò xào măng
Thịt bò xào măng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thịt bò: 500gr
  • Măng tươi: 500gr
  • Hành lá, hành khô, tỏi, gừng, ớt
  • Gia vị: mắm, muối, đường, bột nêm

Sơ chế nguyên liệu:

  • Măng tươi gọt vỏ, thái thành miếng vừa ăn. Ngâm măng qua đêm với nước muối loãng để loại bỏ độc tố và vị đắng. Sau đó, luộc măng 2-3 lần cho đến khi măng mềm.
  • Thịt bò rửa sạch, thái mỏng theo chiều ngang để khi ăn không bị dai. Ướp thịt bò với 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa muối, 1 thìa đường, 1 thìa bột nêm, tỏi gừng băm nhỏ trong 20 phút.
  • Hành lá rửa sạch, cắt thành khúc.
  • Hành khô, tỏi, ớt băm nhỏ.

Cách chế biến:

  • Phi thơm hành khô và tỏi băm nhỏ trong chảo dầu nóng.
  • Cho thịt bò đã ướp vào chảo, đảo nhanh tay trên lửa to cho đến khi thịt bò săn lại và chín tới. Vớt thịt bò ra đĩa.
  • Cho măng tươi đã luộc vào chảo, đảo đều cùng với gia vị mắm, muối, bột nêm cho vừa miệng. Xào măng cho đến khi măng chín mềm.
  • Cho phần thịt bò đã xào vào chảo măng, đảo đều để hòa quyện gia vị.
  • Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, thêm hành lá, ớt băm vào rồi tắt bếp.

Cháo nấm măng chay

Cháo là lựa chọn tuyệt vời cho những bệnh nhân ung thư gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống. Nếu bạn cảm thấy chán với những món cháo thông dụng như cháo chim bồ câu, cháo sườn hay cháo tim cật,… thì hãy thử đổi sang món cháo nấm măng chay này nhé. Chắc chắn món ăn này sẽ khiến bạn “mê mẩn” đấy! 

Cháo nấm măng chay
Cháo nấm măng chay

Nguyên liệu:

  • 300g măng tươi
  • 100g gạo tẻ
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ su su
  • 1 củ củ cải trắng
  • 100g nấm đông cô
  • 100g nấm đùi gà
  • Bột nêm chay
  • Gia vị: muối, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, dầu ăn

Sơ chế nguyên liệu:

  • Cà rốt, su su, củ cải trắng rửa sạch, gọt vỏ, cắt khúc cho vào nồi ninh làm nước dùng.
  • Gạo tẻ vo sạch, để ráo, cho vào rang đến khi hạt gạo săn lại thì chế nước dùng vào nồi, ninh nhừ thành cháo.
  • Măng tươi tước mỏng, rửa sạch. Sau đó luộc với muối 2 lần cho thật sạch, rồi xả măng với nước lạnh, để ráo nước.
  • Nấm đông cô, nấm đùi gà làm sạch, ngâm nước muối nhạt khoảng 15 phút, rửa sạch rồi vớt ra, để ráo.

Cách thực hiện:

  • Đặt chảo lên bếp, cho nấm đông cô và nấm đùi gà thái nhỏ vào xào, nêm gia vị vừa ăn rồi trút ra bát.
  • Tiếp đó, cho măng vào xào và cũng nêm gia vị như nấm.
  • Cho nấm, măng vào nồi cháo, khuấy nhẹ tay, đun sôi thêm chừng 3 – 4 phút, nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát, thêm hạt tiêu và thưởng thức ngay khi cháo còn nóng sẽ ngon hơn.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Ung thư tuyến giáp có ăn được măng không?

Trong măng tươi có chứa goitrogens. Khi vào cơ thể, chất này gây ức chế hấp thu iod vào tuyến giảm, đồng thời tương tác với enzyme peroxidase – một loại enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Từ đó ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh và quá trình điều trị của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân đã mổ ung thư tuyến giáp và những người đang điều trị bằng liệu pháp i ốt phóng xạ

Tuy nhiên, khi được nấu chín thì lượng goitrogens sẽ giảm đi đáng kể. 

Vì vậy, đáp án cho câu hỏi “ung thư tuyến giáp có ăn được măng không?” là Có thể, nhưng người bệnh chỉ nên ăn một lượng nhỏ và phải được nấu chín để đảm đảo an toàn. 

Ung thư dạ dày có ăn được măng không?

Bệnh nhân ung thư dạ dày không nên ăn măng bởi việc tiêu hoá măng trong dạ dày có thể sinh ra acid xyanhydric – một loại độc tố gây hại cho dạ dày. 

Bên cạnh đó, măng là loại thực phẩm khó tiêu nên sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hoá của người bệnh và khiến cho các triệu chứng của bệnh càng thêm nghiêm trọng. 

Hi vọng những thông tin hữu ích có trong bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “ung thư có ăn được măng không?“. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, liên hệ ngay với Chuyên gia qua Hotline 18006527 để được tư vấn chi tiết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận