Ung thư di căn sống được bao lâu? Triệu chứng và cách điều trị

 79 lượt xem

Trong các giai đoạn ung thư, di căn là giai đoạn nghiêm trọng nhất bởi lúc này ung thư đã phát triển một cách mạnh mẽ và lây lan tới các bộ phận trong cơ thể. Vậy cơ chế di căn của ung thư là gì? Ung thư di căn được điều trị như thế nào? Làm sao để làm chậm sự lây lan của tế bào ung thư để kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Tìm hiểu về ung thư di căn
Tìm hiểu về ung thư di căn

1. Ung thư di căn là gì?

Ung thư di căn là tình trạng ung thư lây lan từ vị trí khởi phát ban đầu tới một hay nhiều bộ phận khác của cơ thể. 

Thuật ngữ ung thư di căn thường chỉ được sử dụng để mô tả các bệnh ung thư có khối u thể rắn như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư gan,… Không sử dụng với một số bệnh ung thư như ung thư máu, ung thư hạch, đa u tuỷ vì tế bào ung thư đã lây lan tới khắp cơ thể khi được phát hiện. 

Khi ung thư di căn tới một khu vực mới, nó vẫn được đặt tên theo bộ phận cơ thể nơi nó bắt đầu. Ví dụ như ung thư vú di căn tới phổi thì gọi là ung thư vú di căn phổi, chứ không phải là ung thư phổi bởi bản chất tế bào ung thư vẫn là tế bào vú. 

Tình trạng di căn có thể phát triển trong vài năm sau khi ung thư nguyên phát được chẩn đoán và điều trị lần đầu. Đôi khi ung thư đã di căn ngay từ thời điểm phát hiện mắc ung thư. 

2. Con đường di căn của ung thư

Có 3 cách mà ung thư có thể lây lan tới các vị trí khác trong cơ thể:

  • Xâm lấn trực tiếp: Các khối u phát triển mạnh về kích thước và xâm lấn các mô hoặc cấu trúc xung quanh nó. Ví dụ, ung thư tuyến tiền liệt có thể xâm lấn vào bàng quang
  • Đường máu: Các tế bào ung thư tách ra khỏi khối u nguyên phát ban đầu, xâm nhập vào máu để di chuyển tới vị trí mới trong cơ thể
  • Đường bạch huyết: Hệ thống bạch huyết của cơ thể là một nhóm các mô và cơ quan đảm nhận vai trò miễn dịch của cơ thể. Chúng bao gồm vô số các mạch bạch huyết giúp vận chuyển dịch đi khắp cơ thể. Vì vậy, tế bào ung thư sau khi tách khỏi khối u nguyên phát có thể xâm nhập vào hệ thống bạch mạch để di chuyển tới các cơ quan khác trong cơ thể. 

Để có thể di căn thành công, tế bào ung thư phải tránh được sự tấn công của hệ miễn dịch khi di chuyển qua đường máu hoặc hệ bạch huyết. Đồng thời để tồn tại và phát triển ở nơi mới, tế bào ung thư phải tự hình thành nguồn cung cấp máu cho mình. 

Tế bào ung thư xâm nhập vào đường máu để di căn tới các cơ quan trong cơ thể
Tế bào ung thư xâm nhập vào đường máu để di căn tới các cơ quan trong cơ thể

3. Ung thư di căn tới đâu?

Ung thư có thể lây lan tới bất cứ nơi nào trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng có xu hướng lây lan tới các vị trí thuận tiện, nơi mà chúng có thể tồn tại và phát triển được. Bởi nếu di căn tới các cơ quan khác mà không thể lưu trú và phát triển được tại đó thì chúng sẽ bị tiêu diệt. 

Các loại ung thư khác nhau sẽ có xu hướng di căn tới một số nhất định. Dưới đây là những vị trí di căn phổ biến của từng loại ung thư:

  • Ung thư bàng quang: thường di căn tới xương, gan, phổi
  • Ung thư đại trực tràng: thường di căn tới gan, phổi, phúc mạc
  • Ung thư vú: thường di căn tới xương, não, gan, phổi
  • Ung thư thận: thường di căn tới tuyến thượng thận, xương, não, gan, phổi
  • Ung thư phổi: thường di căn tới tuyến thượng thận, não, xương, gan
  • Ung thư buồng trứng: thường di căn tới gan, phổi, phúc mạc
  • Ung thư tuyến tụy: thường di căn tới gan, phổi, phúc mạc
  • Ung thư tuyến tiền liệt: thường di căn tới tuyến thượng thận, xương, gan, phổi
  • Ung thư tuyến giáp: thường di căn tới xương, gan, phổi
  • Ung thư cổ tử cung: thường di căn tới xương, gan, phổi, phúc mạc, âm đạo. 
Một số vị trí mà tế bào ung thư thường di căn tới
Một số vị trí mà tế bào ung thư thường di căn tới

4. Triệu chứng của ung thư di căn

Mệt mỏi, suy nhược, sụt cân đột ngột là những triệu chứng chung của ung thư di căn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác, tuỳ thuộc vào vị trí ung thư di căn tới:

  • Ung thư di căn xương: gây đau nhức xương, thậm chí là gãy xương,…
  • Ung thư di căn não: gây đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, liệt mặt, suy giảm trí nhớ, khó khăn khi nói,… 
  • Ung thư di căn phổi: gây ho, đau tức ngực, khó thở,…
  • Ung thư di căn gan: gây vàng da, vàng mắt, buồn nôn, chướng bụng, đau bụng, đau hạ sườn phải,… 
Mệt mỏi, suy nhược là những triệu chứng chung của ung thư di căn
Mệt mỏi, suy nhược là những triệu chứng chung của ung thư di căn

5. Chẩn đoán ung thư di căn

Chẩn đoán ung thư di căn được thực hiện tương tự như chẩn đoán ung thư nguyên phát đó. Các phương pháp chẩn đoán thường được chỉ định gồm: 

  • Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm có thể cho bác sĩ biết về chỉ số men gan có tăng cao không. Điều này có thể gợi ý ung thư di căn tới gan. 
  • Chất chỉ điểm khối u: Nếu nồng độ các chất chỉ điểm khối u tăng lên thì có nghĩa bệnh ung thư đang tiến triển. 
  • Chẩn đoán hình ảnh: Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-Quang, Chụp cắt lớp, chụp MRI, xạ hình xương,… có thể được chỉ định để giúp bác sĩ quan sát và xác định được vị trí, kích thước khối u trong cơ thể. 
  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một ít mẫu mô tại khối u nghi ngờ di căn đem đi giải phẫu bệnh để xác định xem đó có phải khối u ác tính di căn hay không. 
Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh

6. Điều trị ung thư di căn

Khi ung thư đã di căn thì việc điều trị là rất khó khăn. Trong hầu hết các trường hợp, mục tiêu điều trị là giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm sự phát triển của ung thư để cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. 

Có nhiều phương pháp điều trị có thể được sử dụng cho bệnh nhân ung thư di căn như phẫu thuật, xạ trị ung thư, hoá trị, điều trị đích trong ung thư, liệu pháp miễn dịch trong ung thư,… Việc chỉ định phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Loại ung thư nguyên phát
  • Vị trí ung thư di căn 
  • Tình trạng sức khoẻ tổng thể của người bệnh
  • Phương pháp điều trị đã sử dụng trước đó.
  • Nguyện vọng của người bệnh
Phương pháp hoá trị
Phương pháp hoá trị

7. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan tới chủ đề ung thư di căn được đông đảo bệnh nhân quan tâm. 

7.1. Ung thư di căn là giai đoạn mấy?

Ung thư di căn thuộc giai đoạn mấy phụ thuộc vào loại ung thư. Hầu hết các trường hợp, ung thư đã lan tới các cơ quan ở xa là ung thư giai đoạn IV. Nếu ung thư mới di căn tới các hạch bạch huyết lân cận hoặc các mô gần khác thì thường là giai đoạn III. 

7.2. Ung thư di căn có chữa được không?

Một số ít loại ung thư di căn có khả năng chữa khỏi như ung thư hắc tố da. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp còn lại thì không thể chữa khỏi được. Việc điều trị giúp làm chậm sự phát triển của ung thư và giảm nhẹ triệu chứng. 

7.3. Ung thư di căn sống được bao lâu?

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư di căn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Loại ung thư nguyên phát
  • Vị trí ung thư di căn
  • Tuổi tác và sức khoẻ tổng thể của người bệnh
  • Đáp ứng của cơ thể người bệnh với điều trị.

Dưới đây là thống kê về tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm đối với một số loại ung thư đã di căn khi được chẩn đoán (Số liệu thống kê từ những bệnh nhân ung thư di căn được chẩn đoán từ năm 2012 đến năm 2018):

  • Ung thư tuyến tiền liệt di căn: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 32.3%
  • Ung thư vú: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 30.0%
  • Ung thư phổi: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 7.0%
  • Ung thư đại trực tràng: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 15.1%
  • Ung thư tuỵ: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 3.1%

Số liệu thống kê ở trên chỉ mang tính tương đối. Thời gian sống của mỗi người bệnh có thể khác nhau. Nếu được kiểm soát tốt, người bệnh hoàn toàn có thể kéo dài được thời gian sống của mình. Tuân thủ đồng bộ theo liệu pháp 6T sẽ giúp làm chậm sự lây lan của ung thư. 

Xem thêm: Vì sao nên dùng Kibou Fucoidan ngăn ngừa di căn?

Hi vọng những thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ung thư di căn. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm, vui lòng gọi tới Hotline 1800 6527 để được dược sĩ tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận