Giải đáp: Ung thư vòm họng nên ăn gì, kiêng gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân ung thư vòm họng nói riêng. Vậy người bệnh ung thư vòm họng nên ăn gì và kiêng gì? Khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Người bệnh ung thư vòm họng nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao hiệu quả điều trị.
Nguyên tắc cơ bản là đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất thiết yếu: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng người.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn:
1.1. Rau xanh và trái cây
Nhắc đến thực phẩm tốt cho người ung thư vòm họng, không thể bỏ qua rau xanh và trái cây. Nổi tiếng với hàm lượng dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất, nhóm thực phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tốt hơn.
Đặc biệt, rau xanh và trái cây còn là nguồn cung cấp dồi dào chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa hình thành và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
Danh sách các loại rau xanh và trái cây nên bổ sung cho người ung thư vòm họng cũng vô cùng đa dạng: cà rốt, bắp cải, bông cải xanh, ớt chuông, các loại quả mọng, cam quýt, việt quất,…

1.2. Thực phẩm giàu protein
Bên cạnh vitamin, chất xơ và các khoáng chất, protein cũng là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư vòm họng. Chất đạm không chỉ duy trì sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ quá trình lành vết thương nhanh chóng, chống nhiễm trùng sau phẫu thuật hoặc xạ trị.
Nguồn cung cấp protein dồi dào đến từ các thực phẩm như cua, tôm, hải sản, trứng, thịt gà, cá,… Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể và khả năng nuốt của người bệnh mà có thể chế biến thành các món ăn phù hợp như súp, cháo, hầm nhuyễn để dễ dàng tiêu hóa.

1.3. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì nguyên cám, gạo lứt, kiều mạch, yến mạch, ngô,… là nguồn cung cấp carbohydrate dồi dào, giúp cơ thể sản sinh glucose – nguồn năng lượng thiết yếu cho mọi tế bào.
Ngũ cốc nguyên hạt còn rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Không chỉ vậy, hàm lượng vitamin B phong phú trong nhóm thực phẩm này góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh, đồng thời kích thích não bộ sản sinh serotonin – hormone mang lại cảm giác vui vẻ, giảm bớt lo âu và đau đớn cho bệnh nhân.
Đặc biệt, ngũ cốc nguyên hạt còn có ưu điểm là dễ tiêu hóa, dễ nuốt nên ít tác động tới những tổn thương ở vùng họng do ung thư gây ra.
Với những lý do trên, việc bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân ung thư vòm họng.

1.4. Uống nhiều nước
Có lẽ rất nhiều người bất ngờ khi trong danh sách “ung thư vòm họng nên ăn uống gì” lại có Nước.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc uống đủ nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, đồng thời giảm bớt các tác dụng phụ do quá trình điều trị gây ra như khô miệng, táo bón,… Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái hơn, nâng cao tinh thần và có đủ sức khỏe để chiến đấu với bệnh.
Theo khuyến cáo, người bệnh cần uống đủ từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày.
Bên cạnh việc uống nước lọc, bệnh nhân ung thư vòm họng có thể bổ sung thêm sữa, nước ép hoa quả, nước ép rau củ,… để tăng cường dinh dưỡng và đa dạng hóa thức uống. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn những loại nước ép nguyên chất, không đường và hạn chế sử dụng các loại nước có ga, đồ uống có cồn vì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

1.5. Thực phẩm giàu Omega 3
Omega 3 là chất béo lành mạnh có nhiều trong các loại thực phẩm như cá hồi, bơ thực vật, các loại hạt,… mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư vòm họng.
Theo đó, loại chất béo lành mạnh này là thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của các tổ chức như màng tế bào, mô thần kinh, tuỷ sống, não bộ cùng nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Omega 3 còn có khả năng kháng viêm, kìm hãm sự phân chia và nhân lên của tế bào ung thư. Nhờ đó, hỗ trợ làm chậm quá trình ung thư di căn, đặc biệt là khi kết hợp với Vitamin D cùng tuân thủ chặt chẽ theo liệu pháp 6T.
Xem thêm: Chế độ ăn thực dưỡng cho người ung thư: Nên hay không nên?

2. Người bệnh ung thư vòm họng nên kiêng gì?
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khoẻ mà người bệnh ung thư vòm họng nên ăn ở trên, cũng có những thực phẩm tác động tiêu cực tới sức khoẻ và quá trình điều trị mà bệnh nhân nên kiêng hoặc hạn chế. Vậy, ung thư vòm họng không nên ăn gì?
2.1. Rượu bia, đồ uống có ga
Bệnh nhân ung thư vòm họng cần tuyệt đối tránh xa rượu bia, nước ngọt có ga và các thức uống có chứa chất kích thích. Những loại đồ uống này không chỉ làm tổn thương niêm mạc họng mà còn cản trở hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Đặc biệt, trong quá trình xạ trị ung thư vòm họng, bệnh nhân thường gặp tình trạng đau nhức vùng miệng. Do đó, cần hạn chế sử dụng các loại nước ép trái cây có hàm lượng axit cao như nước chanh để tránh làm tình trạng thêm nặng hơn.
Thay vào đó, hãy bổ sung nước lọc, sữa, nước ép rau củ,… Đây là những lựa chọn an toàn và tốt cho sức khỏe, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch cho bệnh nhân.

2.2. Thực phẩm chua, cay, nóng
Đối với bệnh nhân ung thư vòm họng, những món ăn cay nóng sẽ gây kích ứng mạnh mẽ lên vùng cổ họng vốn đã nhạy cảm, khiến bệnh nhân càng đau đớn hơn.
Do đó, trong quá trình chế biến thức ăn, cần lưu ý hạn chế tối đa các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt,…
Thay vào đó, hãy ưu tiên sử dụng các nguyên liệu thanh mát, dễ nuốt như rau xanh, trái cây mềm, súp,… nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tổn thương thêm cho vùng miệng họng.

2.3. Thức ăn chứa nhiều muối
Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như cao huyết áp, bệnh mạch vành, loãng xương, suy giảm chức năng thận,…
Đối với người bệnh ung thư vòm họng, nếu có kèm theo các bệnh mãn tính này sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Vì vậy, người bệnh nên ưu tiên ăn nhạt, hạn chế thêm nhiều muối vào các món ăn.

2.4. Thực phẩm nhiều đường
Khi nạp quá nhiều đồ ngọt, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều insulin. Insulin đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucose thành năng lượng cho tế bào. Tuy nhiên, lượng insulin dư thừa có thể thúc đẩy sự phát triển và di căn của tế bào ung thư vòm họng nhanh chóng hơn.
Do đó, bệnh nhân ung thư vòm họng cần hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt đóng chai,…

2.5. Thịt đỏ
Đối với bệnh nhân ung thư vòm họng, việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ có thể khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn, đặc biệt là ở những người có dấu hiệu viêm nhiễm tại khối u vòm họng.
Tuy nhiên, người bệnh không cần kiêng tuyệt đối loại thịt này. Các chuyên gia khuyến cáo, không nên ăn quá 500g thịt đỏ mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe.

2.6. Thức ăn chiên rán
Thức ăn chiên rán được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư vòm họng.
Lý do là bởi, trong những loại thực ăn này có chứa lượng lớn chất béo bão hoà. Khi nạp vào cơ thể, chất béo không lành mạnh này sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL), từ đó dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ cao hơn.
Hơn nữa, quá trình chiên rán ở nhiệt độ cao còn tạo ra các chất acrylamide – hợp chất được xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư. Nguy cơ này càng cao đối với bệnh nhân ung thư vòm họng vốn đã có hệ miễn dịch suy yếu.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả, bệnh nhân ung thư vòm họng nên hạn chế tối đa thức ăn chiên rán ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày. Thay vào đó, hãy ưu tiên lựa chọn các phương pháp chế biến lành mạnh như hấp, luộc, nướng,…

2.7. Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói,… thường được ưa chuộng bởi sự tiện lợi và hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, trong những thực phẩm này lại sử dụng nhiều chất bảo quản và phụ gia độc hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa hàm lượng chất béo bão hoà và natri cao không tốt cho sức khỏe.
Do đó người bệnh nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm tươi sống, tự chế biến để bảo vệ sức khỏe cũng như hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.

2.8. Thức ăn tái, sống
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân ung thư vòm họng cần tránh xa các loại thức ăn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ.
Lý do là vì những thực phẩm này tiềm ẩn nguy cơ cao chứa nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi hệ miễn dịch của bệnh nhân đã bị suy yếu.

3. Lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng
Do ảnh hưởng của khối u nên người bệnh ung thư vòm họng thường gặp khó khăn trong việc ăn uống. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng cho nhóm bệnh nhân này cần có những lưu ý đặc biệt:
Đối với bệnh nhân có khả năng nuốt:
- Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: Nên lựa chọn các món ăn dạng cháo, súp, xay nhuyễn ngay từ khi mới phát hiện bệnh để tránh làm tổn thương khối u hoặc tổ chức xung quanh.
- Chia nhỏ bữa ăn: Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính như thông thường để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà không gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Ăn uống theo nhu cầu và sở thích: Lắng nghe cơ thể, ăn khi cảm thấy thèm và dừng lại khi no. Không ép buộc bản thân ăn uống khi không muốn.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Chọn thực phẩm tươi ngon, chế biến kỹ lưỡng, bảo quản đúng cách để tránh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Đối với bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nuốt:
Khi bệnh nhân không thể nuốt hoặc chỉ ăn dưới 60% nhu cầu dinh dưỡng, việc nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày là cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Nên thực hiện sớm nhất có thể để tránh tình trạng suy dinh dưỡng hoặc giảm cân mất kiểm soát.
Việc nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, việc sử dụng thêm thực phẩm bổ sung cho bệnh nhân ung thư vòm họng là cần thiết để nâng cao thể trạng và hỗ trợ quá trình điều trị.
Nổi bật trong đó phải kể tới Kibou Fucoidan. Với sự kết hợp độc đáo của bộ 3 thành phần quý là Fucoidan từ tảo nâu – Nấm Agaricus – Nghệ đen Okinawa, Kibou Fucoidan mang tới nhiều lợi ích thiết thực cho bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng:
- Nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, giúp người bệnh chống chọi với bệnh tốt hơn.
- Hỗ trợ làm giảm tác dụng phụ của hoá trị, xạ trị.
- Hỗ trợ tiêu diệt khối u và ngăn ngừa sự lây lan của tế bào ung thư.
- Hỗ trợ tiêu diệt khối u và ngăn ngừa sự lây lan của tế bào ung thư.
Kibou Fucoidan sản phẩm “hiếm hoi” nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia hàng đầu và sự tin tưởng của đông đảo bệnh nhân ung thư.
Xem thêm: 4 lý do vì sao nên dùng Kibou Fucoidan trước, trong và sau điều trị ung thư

- Hối hận vì không dùng đồ “bổ dưỡng” giai đoạn hóa xạ trị
- Giải đáp chi tiết: Bệnh nhân ung thư ăn gì để tăng hồng cầu?
- Chuyên gia giải đáp: Ung thư có ăn được lạc không?
- Cảnh báo: Người bị ung thư có nên ăn tôm không?
- Bệnh ung thư có ăn được trứng vịt lộn không?
- Chuyên gia giải đáp: Ung thư có ăn được măng không?